Nomophobia: Nỗi sợ hãi khi không có điện thoại, là một trong những căn bệnh tâm lý đang ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.
Nomophobia,Cell Phone Addiction,Phone Addiction
 21st century, Smartphone zombies
"Anh không thể sống thiếu em/ Em không thể sống thiếu anh". Con người thường nói với nhau những lời yêu thương này 10 năm về trước. Nhưng hiện tại, con người nói những lời đó với chiếc điện thoại của mình còn nhiều hơn với những người bạn đời của mình. Ngay trong khoảnh khắc họ bị tách rời khỏi thiết bị của mình, sự lo lắng ập đến như một cơn cuồng phong. Nghiên cứu gần đây nhất cho biết những người mắc chứng Nomophobia cảm thấy cô độc khi không có điện thoại bên mình, họ có một sự gắn kết không lành mạnh với chiếc điện thoại. Và ngày càng nhiều người tự cô lập mình khỏi cộng đồng ngoài đời thực, và thu mình vào cộng đồng ảo trên mạng xã hội.
Chúng tôi đã có buổi nói chuyện với giáo sư Gorav Guptam, nhà trị liệu tâm lý và Samhitha Srishaila, nhà tâm lý học, nhằm giải thích về những triệu chứng của Nomophobia, những tác hại của nó và cách chữa trị.
Khi nào bạn biết mình là một Nomophobic ?
"Xerses stole my phone!", Leonidas
1/ Nếu bạn thức dậy vào giữa đêm, mỗi 2 giờ đồng hồ chỉ để check điện thoại.
2/ Bạn check điện thoại ngay cả khi đang dùng bữa trưa và tối.
3/ Bạn bắt đầu hoảng sợ khi điện thoại sắp cạn pin, và bạn không thể bình tâm cho đến khi điện thoại được cắm sạc.
4/ Bạn cảm thấy bị ngắt kết nối khỏi cuộc sống, khi điện thoại không có tín hiệu, không có internet.
5/ Bạn có thôi thúc phải trả lời điện thoại cho dù bạn có bận rộn đến mức nào đi nữa.
6/ Bạn mang điện thoại vào phòng tắm.
7/ Bạn kiểm tra điện thoại hơn 2 lần trong lúc đang đọc bài viết này.
When you forgot your phone somewhere on this planet Earth.
Nomophobia thực sự có hại bởi vì :
1/ Gây ra lo lắng: Những người mắc chứng Monophobia thường trải qua tình trạng lo lắng khi bị tách rời khỏi điện thoại. Điều này gây ra cao huyết áp. Nó cũng gây ra sự mất tập trung với đối tượng, và đồng thời huỷ hoại mức năng suất trong công việc.
2/ Phí thời gian: Những nghiên cứu gần đây cho biết đa nhiệm sẽ không hiệu quả. Chúng ta không thể ghi nhớ và xử lý thông tin khi đa nhiệm. Khi mà lúc nào bạn cũng kè kè điện thoại bên mình, bạn sẽ phí phạm thời gian.
3/ Giấc ngủ thất thường: Ánh sáng xanh từ màn hình là tín hiệu gửi đến bộ não rằng đã đến lúc thức dậy, và ức chế melatonin, hormone chịu trách nhiệm trong việc đưa bạn vào giấc ngủ.
4/ Vấn đề về da: Người mắc chứng Nomophobia cũng thường mắc vấn đề về da. Sự cọ sát bề mặt thường xuyên giữa da và màn hình sẽ gây ra mụn, dị ứng và vùng da thâm. 
5/ Mối quan hệ với những người xung quanh: Nomophobia gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn với gia đình và bạn bè. Quả thật bất lịch sự khi vừa check điện thoại vừa nói chuyện với người đối diện. Hành vi này cũng có thể gây ảnh hưởng tại nơi làm việc khi tạo ra ấn tượng rằng bạn đang bị xao nhãng.
Làm cách nào để chữa chứng Nomophobia?

1/ Tắt điện thoại trước khi đi ngủ và cố gắng ngủ liền một mạch mà không bị đánh thức.
2/ Điều chỉnh Notifications trong điện thoại, nhiều noti không cần thiết trong hàng tá ứng dụng gây mất tập trung cho bạn rất nhiều.
3/ Xoá hết những ứng dụng không cần thiết.
4/ Dùng đồng hồ đeo tay để xem giờ, thay vì dùng smartphone, vừa thời trang vừa tiện, khỏi phải thò tay vào túi tìm điện thoại.
5/Thiết lập một khu vực không có điện thoại để làm việc, và chỉ dùng khi vào thời gian giải lao.
6/ Dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và bạn bè, và hạn chế dùng điện thoại khi trò chuyện với họ.
"Một trong những bệnh nhân của tôi là một học sinh, và đã trải qua chứng nghiện điện thoại trong kỳ thi của em ấy. Bệnh nhân thường đánh nhau với phụ huynh của mình bất cứ khi  nào họ cố lấy chiếc điện thoại đi. Cuối cùng, bệnh nhân ngừng nói chuyện với phụ huynh của mình. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân đã trải qua các triệu chứng lo lắng và trầm cảm. Nomophobia thật sự là một căn bệnh đáng lo ngại và đang trên đà gia tăng." Dr.Gorav Gupta, psychiatrist.
"Nomophobia đã trở thành chứng bệnh phổ biến ở người trẻ. Tôi từng chứng kiến nhiều trường hợp, trẻ em mắc chứng nomophobia gặp khó khăn trong việc tạo dựng mối quan hệ với gia đình và bạn bè. Kỹ năng xã hội kém, chúng thường giao tiếp với nhau qua điện thoại và không biết làm cách nào để bắt đầu một cuộc hội thoại mặt đối mặt thông thường." Samhitha Srishaila, psychologist.
Bài này mình dịch sai rất nhiều chỗ và thêm thắt câu từ khá nhiều nên đọc có thể thấy hơi sai sai chút, ai khá tiếng Anh thì đọc lại bài gốc nhé. Thân.