Người Việt sính ngoại - tại sao vậy?
Tôi mới tình cờ đọc được bài viết này khá hay về vấn đề sính ngoại của người Việt. Mời mọi người đọc trước rồi tôi sẽ đưa ý kiến cuối...
Tôi mới tình cờ đọc được bài viết này khá hay về vấn đề sính ngoại của người Việt. Mời mọi người đọc trước rồi tôi sẽ đưa ý kiến cuối bài
-------------------------------------------
Sính ngoại, du học sinh, chảy máu chất xám, lòng yêu nước?
Mình là 1 du học sinh, hiện đang học năm cuối ngành fashion merchandising
Cách đây vài tuần giáo viên mình đã nêu về việc Mỹ từ 30 năm về trước đã cấm việc sản xuất giày dép trong nước, bởi các nguyên vật liệu dán giày rất độc hại, liên quan trực tiêp đến các vấn đề về hô hấp và ung thư. Trong cùng buổi học đó cô cũng nhắc đế việc Việt Nam là môt trong những nước tranh với TQ trong thị trường giày dép ở Mỹ, hiện chiếm khoảng hơn 20%.
Vài ngày sau, cùng thời điểm người ta đang nhao nhao vì Zara và H&M, mình đã đọc được bài báo về công nhân Vn phải làm 166 đôi giày Nike mới đủ tiền sở hữu 1 đôi giày rẻ nhất của Nike....Hài 1 chỗ, người Vn ko bao h chịu mua 1 đôi giày da ở Vn vì chê mắc (1 đôi giày da Đông Hải tầm 700k -1 triệu), mà lại hí hửng rước đôi Nike $50-$100 về. Họ không hề biết rằng đôi giày da made in Vietnam tầm 1 triệu đó mà bán ở Mỹ, nó có giá ít nhất $250, giá bán cao hơn hẳn 1 đôi Nike trung bình nhiều.
Ngồi trong buổi học đó mà mình chẳng biết nói gì, cảm giác như tất cả mọi người đều biết người Vn ngu (nói nhẹ hơn thì là những con cừu), chỉ có mỗi người Vn ko biết người Vn ngu, khi quay lưng với các mặt hàng quần áo, vải vóc, thời trang trong nước, trong khi tổng sản lượng xuất khẩu vải vóc & quần áo ở Vn trên toàn thế giới chỉ đứng sau TQ và Bangladesh.....
Trong 1 lớp khác, mình đã quyết định viết 1 bài research nói về hiện tượng sính ngoại ở các nước đang phát triển. Và vì đây là bài research về các nước đang phát triển, vấn đề đó chẳng liên quan gì đến 1 nước phát triển như Mỹ cả, tuy nhiên giáo viên của mình đã rất hứng thú khi đọc topic của mình và gọi riêng mình ra để chắc chắn mình đủ khả năng viết về nó. "Tôi nghĩ chủ đề này thực sự là dành cho em." Mình thì miên man nghĩ vấn đề mình viết thì để cho 1 giáo sư người Mỹ (1 đất nước ko liên quan) đọc, còn đối tượng cần đọc thực sự có lẽ sẽ chẳng bao h đọc, mà nhiều khi họ cũng chẳng bao h có hứng thú đọc.
............................
Có 1 chủ đề không liên quan mà mình muốn nỏi thêm, đó là ngày xưa, lúc nào nói chuyện với bố mình, mình đều nhận được câu hỏi "con được học những gì?" của bố mình, và cuối cùng bố mình đều kết luận với hàm ý: "con học môn đó thì có ích gì, bố thấy mấy cái đó chẳng có ích gì cả." Bố mình có lẽ đã bị ám bởi môi trường ĐH Vn với cái đống "tư tưởng, chủ nghĩa Mac-Lenin" nên cũng sợ đưa mình ra nước ngoài tốn tiền mà môn học của mình lại chẳng áp dụng dc cho công việc sau này. Mình lúc đó chẳng biết giải thích sao, nhưng h học tới mùa cuối rồi thì mình công nhận mình mà học ở Vn, chờ đến Tết Công Gô mình mới nhận thức được những vấn đề "cừu non" của Vn, nói gì đến việc "áp dụng" kiến thức cho sau này và tìm cách "đổi mới" ?
Mình biết 1 anh, hơn 30 tuổi, là con trai của 1 Việt kiều, hiện đang là tiến sĩ ngành môi trường. Anh ấy chưa 1 lần đến Vn, nhưng ảnh đang lead 1 nhóm nghiên cứu tìm ra hệ thống lọc nước dành cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Anh ấy sử dụng tài nguyên của Mỹ, cơ sở hạ tầng của Mỹ để phục vụ cho ước mơ hướng đến Việt Nam.
Và mình dạo quanh facebook, nhìn thấy nhan nhản những cô gái tầm tuổi mình đang sinh sống ở Vn, cố nhập những mặt hàng bình dân của US về bán online, cộng với 1 đống người khác sẵn sàng bỏ ra 500k để mua 1 cái áo giẻ rách của Forever 21 với tâm trạng vui tươi hí hửng.
Đôi khi bạn sống và làm việc ở Mỹ ko phải là đang làm chảy máu chất xám của Vn, và bạn sống ở Vn không có nghĩa là bạn yêu nước và đang làm giàu cho đất nước!
Nguồn: Yen Pham
----------------------------
Tôi thấy thực trạng bạn Yến (hay Yên) đưa ra có vẻ khá chuẩn, lý do thì có thể tạm kể:
- Xã hội Việt Nam quá nhiều lọc lừa, phần lớn sẵn sàng lừa dối, đầu độc lẫn nhau để đạt lợi ích cao nhất về mặt kinh tế => Niềm tin đã mất, giọt nước mắt cuốn kí ức anh chìm sâu, tình về nơi đâu v.v. => những thứ nước ngoài trở thành cứu cánh cho niềm tin đã mất này
- Tâm lý dùng đồ để thể hiện đẳng cấp nhiều hơn là vì giá trị thực sự nó mang lại. Mà đẳng cấp ở Việt Nam thì gắn liền với "Tây", dễ thấy rất nhiều Tây ba lô thực chất nhiều khi chỉ thuộc tầng lớp thất nghiệp, chơi bời ở nước ngoài nhưng khi sang VN lại được "nâng tầm" khá kệch cỡm
- Người Việt có vẻ thiếu tự tôn dân tộc và thích tự chỉ trích & dìm lẫn nhau, nhưng không phải để tiến bộ hơn mà để hả hê trên thất bại của những người đồng hương => hàng Việt luôn chịu thiệt thòi nhất định. Có thể kể tới anh Nguyễn Hà Đông cùng Flappy Bird như một minh chứng cho hiện tượng này...
Còn gì nữa không nhỉ? Ai có ý kiến khác hay muốn bổ sung thêm thì comment nhé.
/quan-diem-tranh-luan
- Hot nhất
- Mới nhất