Nội tôi !!!
Sinh ra và lớn lên trong những năm 1944 ở Vùng núi Quế Sơn, trong giai đoạn chiến sự của đất nước cụ thể là năm 1958 nội tôi lạc mất...
Sinh ra và lớn lên trong những năm 1944 ở Vùng núi Quế Sơn, trong giai đoạn chiến sự của đất nước cụ thể là năm 1958 nội tôi lạc mất gia đình của bà, len lỏi theo dòng người trên toa xe lửa, lần đầu tiên bà đặt chân xuống SG đó là năm 14 tuổi. Bà kể tôi lúc bà tới nơi là một cảm giác choáng ngợp của đèn điện xe hơi của Sài Gòn hoa lệ bấy giờ sau đó là cảm giác trống rỗng khi biết mình không còn nơi nào để đi !!!
Sài gòn dù thời nào cũng vậy đất chật người đông, sự tất bật là một cái đặc sản vốn có của Sài Gòn nhưng không vì thế mà thiếu những con người tử tế, bà được một anh chị họ hàng bên ngoại cưu mang và cuộc sống của bà đổi sang một trang mới. Là một người con miền núi nên cuộc sống có phần hiện đại hơn cũng là một thử thách với bà tôi, từ việc nấu cơm, đun nước tới ủi quần áo mọi thứ đều phải học, thời gian trôi đi những nối trầm liên tục ập tới với tới bắt đầu với những lời xỉa xói của chị tôi vì vốn dĩ những công việc này trước giờ tôi chưa từng làm và đỉnh điểm là sự kiện vào ngày hôm đó có lẻ bà tôi không bao giờ có thể quên được trong lúc làm việc nhà tôi đã vô tình thấy một người đàn ông lạ mặt ở trong nhà với chị tôi môt đứa trẻ chưa biết gì tôi chạy nói với cô Điệp hàng xóm cô dùng điện đàm trước tiếp cho anh rể kể từ ngày hôm đó cuộc sống của bà tôi không một ngày yên ổn, liên tiếp là những chuỗi ngày đánh đập với một đứa trẻ lúc bấy giờ thực sự là địa ngục. Nhưng tình thương có lẻ vẫn ở đâu đó trong cuộc sống của chúng ta cô Điệp hàng xóm đã giúp đỡ bà tôi trong nhiều lần bị đánh đến sốt giật bắn người, cô dạy cho bà tôi cách để mua bán bắt đầu với một gánh trái cây, cách để giao tiếp lễ phép, cách để có để “sinh tồn”.
Trong quá trình buôn bán gánh trái cây rong rui khắp Sài Gòn nội tôi vô tình lọt vào mắt xanh của vợ chồng tiệm phở Xuân Trường nổi tiếng bấy giờ, chắc do bảng tính siêng năng cộng với lăn xả ngoài xả hội ít lâu nội tôi deal được mức lương gấp 2 người bình thường khi ấy và tất nhiên bà cũng làm gấp hai lần người khác. Nói sơ qua về vợ chồng tiệm phở Xuân Trường, bà là người thành phố còn ông là bác sĩ trưởng của bệnh viện Chợ Rẫy bấy giờ. Với gia đình mới của mình bà tôi dần quen với cuộc sống cho tới ngày hôm đó, khi mang bữa tới cho ông Mười ánh mắt của bà đã va vào chàng sinh viên trong nhóm sinh viên đang thực tập ở bệnh viện và như nhận được tính hiệu anh cũng nhận kết nối từ bà, kể từ ngày hôm đó trước quán phở Xuân Trường có một “cây si”. Sau một thời gian tìm hiểu mới biết ông là anh cả một gia đình đông anh em mẹ mất sớm, ông học cực giỏi với đủ thứ bằng cấp và lọt vào top bác sĩ đầu ra hiếm hoi của bệnh viện, mối tình chóm nở không lâu thì gặp phải sóng gió tới từ ngay gia đình đã cưu mang bà tôi, nguyên do là hiện bà đang giữ vị trí bếp chính của quán phở xử lí khối lượng công việc khó ai có thể thay thế được thế nên khi nghe tin bà quen ông tôi ông mười ra sức ngang cản từ cứng tới mềm đỉnh điểm ông đã thẳng mặt sĩ vả ông tôi và tất nhiên bà vẫn theo ông chàng sinh viên giỏi giang vì một phần cũng đồng cảm với tuổi thơ bà phải trải qua
Ông được chuyển công tác xuống tận Cà Mau và ở đây ông được bệnh viện tổ chức cho một đám cưới nhỏ với một căn phòng tại bệnh viện, nội tôi kể lại: đám cưới đơn sơ nhưng bà nhớ mãi cái cảm giác ấm cúng đó và được sống đúng với bản thân mình. Đó cũng là giai đoạn kháng chiến ác liệt của đất nước rất nhiều máu của đồng bào đổ xuống, thời điểm đó nội tôi được đào tạo như một y tá thời vụ và ông tôi là bác sĩ của bệnh viện Cà Mau, lúc ấy thương binh và người dân được chuyển tới trong suốt nhiều tháng liền, ở đó bà tôi tiếp nhận một ca rất đặc biệt in sâu và tâm trí của bà tới lúc này, một bé gái tầm 10 tháng tuổi với một chân bị đứt lìa bố mẹ của bé cũng cũng được chuyển tới ngay sau đó nhưng không qua khỏi. Đứa bé được bà tôi chuyển thẳng lên Cần Thơ vì lúc bấy giờ bệnh viện Cà Mau không đủ thiết bị để thực hiện phẫu thuật cứu bé. Bằng một cách thần kỳ bé gái qua khỏi và hồi phục rất nhanh, việc đó đã khiến đôi vợ chồng trẻ lúc bây giờ rất hạnh phúc khi đã cứu được một mầm xanh trong khói lửa
Cuộc tổng động viên năm 1955 được thực hiện trên mọi giai cấp và ông tôi một y bác sĩ như bao người khác lên đường nhập ngũ. Trong cùng thời gia đó bà tôi có đứa con đầu tiên nhưng vẫn quyết định theo chồng, khu tập tân binh lúc ở quận Gò Vấp của Sài Gòn bấy giờ. Khoảng thời gian đó vô cùng khó khăn nhưng ông bà may mắn vượt qua, sau khi hoà bình được lập lại ông bà quyết định về quê ông tức tỉnh Đồng Tháp bấy giờ để lập nghiệp, ông được nhận vài một bệnh viện ở Sa Đéc bà tôi nay đã 4 đứa con loay hoay cuộc sống mưu sinh cho gia đình. Bà lấy nghề phở học được thời còn làm quán phở ông bà Xuân Trường để sinh nhai, ban đầu chỉ là gánh phở nhỏ bên một bến đò ở bờ sông, do buôn bán mưu sinh từ nhỏ và cũng hợp khẩu vị của người địa phương nên gánh phờ của bàn khá lên rất nhanh cuộc sống dần đi vào ổn định. Đất nước trong thời điểm đó đang trong quá trình hồi phục vẫn còn khá nhiều điều bất cập trong luật về sở hữu đất đai làm các thương vụ đầu tư của ông và bà thất bại, ông lâm trọng bệnh và qua đời ở tuổi 42 để lại một người vợ cùng đàn con thơ. Cánh cửa hi vọng tưởng như đóng sầm lại, thế nhưng bằng nghị lực của bản thân một tay bà tự mở ra một tương lai mới cho những đứa con của mình, ba tôi và các anh chị em như hiểu được điều đó nên hết mực yêu thương bà. Hi vọng dần được mở ra khi Báo Tuổi Trẻ bấy giờ lần lượt gọi tên từng người con của bà trong đó có ba tôi lần lượt đậu ĐH với số điểm rất cao. Ngồi ở quầy phở chan bát nước lèo bà tự hào về những đứa con của mình nhưng sự lo lắng về cơm áo gạo tiền không lúc nào ngui đi. Cuộc sống cứ tiếp diễn bà vẫn ở đấy miệt mài lao động nhìn từng đứa con ra trường, có cho mình công việc đầu tiên rồi lập gia đình và đã có thể tự đứng trên chính đôi chân của mình
Bà kể hành trình gắn bó với nghề Phở của bà như một cuộc phiêu lưu vậy phải qua nhiều ải có những ải tưởng như chỉ muốn buông xuôi để mặc dòng đời đưa đẩy. Khó khăn là thế bà vẫn cố gắng và hôm nay chính tôi nhìn hành trình của bà từ đôi bàn tay trắng đã có những thành công nhất định để anh em tôi hiện tại có một cuộc sống tốt hơn
Ở tuổi 78 hằng ngày vẫn là bà mỗi sớm với chiếc nón tai bèo màu nâu bạc tỉa tót chăm bẩm cho khu vườn nhỏ của mình, chiều chiều quải cái túi vải trắng đi chùa, tối tối hôm thì nghe cải lương hôm xem truyền lâu lâu thì gọi hỏi thăm họ hàng con cháu hàng giờ liền. Nhìn lại đây là mới chính khoảng thời gian hiếm hoi bà thực sự tận hưởng sau bao năm tuổi trẻ cố gắng. Không mong gì hơn chúc bà thật nhiều sức khoẻ sống với cháu con.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất