#strivingminds #strategythinker
Nỗi sợ lớn nhất của marketers...
Không đủ ngân sách chạy.
Sản phẩm không có điểm thuận lợi.
Đối thủ chạy media kinh khủng khiếp.
Nhân sự mỏng không đủ khả năng tổ chức và vận hành chiến dịch.
Đối tác gặp sự cố.
Có rất nhiều nỗi sợ hợp lý đến từ marketer nhà mình.
Tất cả nỗi sợ trên đều đúng. 
Nhưng không phải lớn nhất.
Nỗi sợ lớn nhất.
Ý tưởng của bạn không đủ sức lan toả.
Ý tưởng của bạn bị phớt lờ.
Ý tưởng của bạn không được chấp nhận. 
Marketing vận hành chủ yếu dựa trên ý tưởng.
Marketer là a change maker, người tạo ra sự thay đổi vì một thứ tốt hơn. 
Tạo ra một sự thay đổi đồng nghĩa bạn đang tạo ra
Một câu chuyện mới.
Một động cơ mới.
Một góc nhìn mới.
Một cơ hội mới.
Và khi một thứ gì đó mới, bạn chắc chắn sẽ 3 loại người sau: 
Anh nghi hoặc.
Ý tưởng này trước giờ chưa ai làm
Chị thách đố.
Cái này mà làm được thì đầy người giàu/làm lâu rồi
Chú nguồn lực.
Chúng ta không cần phải tốn quá nhiều công sức như thế, vả lại, không đủ nguồn lực để làm. 
Và tất nhiên, đây chính là ông chú lợi hại nhất của mọi hành động phản kháng. 
Đổi lại, nếu bạn nói nó một cách chân thành và thu hút nhất, bạn sẽ có được sự quan tâm. 
Vai trò của tiếp thị, quảng cáo được hiểu đơn giản nhất là hãy nói sự thật một cách thu hút nhất như lời Ogilvy đã nói. 
---
Khi ý tưởng phôi thai chạm mặt khán giả của bạn
Cách tiếp cận với tôi là sai lầm nhất, đó chính là tìm điều mới mẻ và đi hỏi ý kiến khảo sát và lựa chọn trên số đông. 
Tất nhiên nó đúng hầu hết với tất cả mọi thứ nếu bạn muốn giảm tải công việc cho não trái và tăng cảm giác an toàn khi đưa ra một ý tưởng sáng tạo của não phải.
Nhưng với ý tưởng tiếp thị thì không. 
Cầm bảng slogan đi khảo sát những người bạn đồng nghiệp trẻ trung năng động ngoài kia.
Tôi luôn thấy có một sự khác biệt nhất định về khán giả và marketer khi nhìn vào câu slogan. 
Khán giả sẽ chọn:
những câu tương đối dễ hiểu
an toàn trong vùng hiểu biết của họ.
những điều họ cảm thấy gần gũi nhất với họ.
những thứ mà họ cho rằng họ thích. 
Và nếu bạn tin vào những điều họ chọn, tức là bạn chọn điều mà số đông đã chấp nhận thì bạn không nhất thiết phải tốn hàng đống tiền để nói lại điều mà ai cũng nhất trí. 
Cái sai của marketer hay làm đó là mình nói một câu chuyện mà ai cũng đồng ý thì chẳng có gì để bàn cãi hay nói về nó. - Hùng Võ – CMO Biti’s
Nhưng nếu nói về một điều gì đó có người đồng ý có người không, cái tension (trúc trắc) đó, chính là điểm mà bạn sẽ khai thác để mọi người thể hiện rõ quan điểm hơn. 
Tôi cũng từng thấy, một vài marketers khi chia sẻ một ý tưởng cho người khác, họ không thực sự tự tin vào câu chuyện mà họ sẽ kể. 
Và đó cũng là lúc, họ tìm viện binh đến lực lượng người ảnh hưởng ngoài kia để nhằm tăng thêm phần tự tin rằng halo effect từ người kể chuyện sẽ góp phần khiến câu chuyện trở nên cuốn hút hơn. 
Nhưng có điều gì đó không đúng. 
Bạn xuất hiện trong câu chuyện, khung hình ấy không đồng nghĩa với việc bạn là một phần câu chuyện ấy. – Đặng Quốc Cường – former CMO OPPO. 
Bạn có thể nói rằng:
Bạn có một ý tưởng không hay, và rồi nhờ một người nào đó hay ho nói hay ho về ý tưởng không hay đó, thì nó sẽ hay ho?
Tại sao chúng ta không tìm cách đơn giản hơn. 
Ý tưởng chính phải thú vị.
Hoặc nếu không thú vị, thì phải tìm một ý tưởng thú vị. 
Đó là cách duy nhất mà một ý tưởng được lan toả hình thành. 
Và đôi khi, một ý tưởng tốt nhìn có vẻ khá điên khùng lúc ban đầu đấy. 
Bởi vì một ý tưởng đủ điên khùng nghĩ rằng nó có thể thay đổi thế giới thì chính nó mới thực sự có thể làm được điều đấy. 
Và thực ra, nỗi sợ lớn nhất của marketer, nỗi sợ mà bất kì ai cũng khao khát ngắm nghía rồi nắm tay nó đi khắp thế gian.
Đó chính là đối diện với một ý tưởng điên khùng. 
Thay đổi thế giới. 
Đọc thêm các bài khác: http://bit.ly/strivingminds_fb