Nỗi Oan Alfred Dreyfus – Bài Học Về Những Đánh giá Sai Lầm Của Con Người
Bạn hãy thử tưởng tượng mình là một người lính đang trong trận chiến. Bạn có thể là một đấu sĩ la mã, một xạ thủ thời trung cổ hay...
Bạn hãy thử tưởng tượng mình là một người lính đang trong trận chiến. Bạn có thể là một đấu sĩ la mã, một xạ thủ thời trung cổ hay một chiến binh Zulu. Dù là ở thời nào, ở đâu, có những thứ không hề thay đổi. Khi nồng độ adrenaline của bạn tăng lên, những phản xạ học được sẽ dẫn đến hành động của bạn, chúng nói rằng bạn phải bảo vệ bản thân và đồng đội và đánh bại kẻ thù.
Còn bây giờ bạn hãy hình dung mình đang đóng vai một nhà do thám. Một người do thám không có nhiệm vụ tấn công hay phòng thủ, họ cần phải thông đạt sự việc. Họ sẽ là người ra ngoài vẽ lại địa hình định vị những chặng đường hiểm trở. Còn nữa, một nhà do thám sẽ nắm được có một cây cầu bắc qua sông ở một địa thế thuận lợi. Nhưng trên hết họ muốn biết chắc ở đó có gì, càng chính xác càng tốt.
Trong một đội quân thực thụ, cả người lính và người do thám đều quan trọng. Mỗi vai trò có một lối tư duy khác nhau, đó là hình ảnh ẩn dụ cho cách ta xử lý thông tin và ý tưởng trong đời sống hàng ngày. Cái tôi muốn nói ở đây hôm nay chính là: khả năng đánh giá đúng, dự đoán chính xác, quyết định hợp lý hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào cách bạn tư duy.
Để minh họa cho những hoạt động tư duy, tôi sẽ đưa các bạn quay về nước Pháp thế kỷ 19, nơi mà mảnh giấy tưởng chừng như vô hại này lại gây ra một trong những vụ bê bối chính trị lớn nhất lịch sử.
Năm 1984, chính các sĩ quan Pháp đã đưa chuyện này ra ánh sáng. Ban đầu tờ giấy bị xé và ném vào sọt rác nhưng khi họ ghép chúng lại với nhau họ đã phát hiện ra có ai đó trong doanh ngũ đang bán bí mật quân sự cho Đức. Họ đã tiến hành một cuộc điều tra lớn và nghi ngờ của họ nhanh chóng tập trung vào người này Alfred Dreyfus.
Ông có lí lịch trong sạch, chưa từng có hành vi sai phạm, không hề có động cơ nào được tìm thấy. Nhưng, Dreyfus là người Do Thái duy nhất được giữ chức sĩ quan, và không may cho ông lúc đó, quân đội Pháp vô cùng kỳ thị bộ tộc Semitic. Họ so nét chữ của Dreyfus với nét chữ trên mẩu giấy đó và kết luận chúng trùng khớp nhau. Dù tới những chuyên gia phân tích nét chữ cũng không dám chắc chúng tương đồng. Sau đó họ lục soát căn hộ của Dreyfus để truy tìm dấu vết tình báo. Họ lục tung đống tài liệu của ông và không tìm được gì. Điều này càng khiến họ tin rằng Dreyfus không chỉ có tội, mà còn ranh ma nữa, vì rõ ràng ông đã giấu hết chứng cứ trước khi họ đến nhà lục soát. Tiếp theo họ điều tra lai lịch của ông xem liệu có bất cứ chi tiết buộc tội nào không. Họ nói chuyện với giáo viên của ông và biết được hồi còn đi học, ông đã học nhiều ngoại ngữ, càng làm rõ ông có tham vọng cấu kết với chính phủ nước ngoài. Thời gian sau này, giáo viên của ông cũng nói rằng Dreyfus mệnh danh là người có trí nhớ tốt, điều này cũng rất đáng nghi, đúng không? (Bạn biết đó, một điệp viên phải ghi nhớ rất nhiều thứ).
Cuối cùng, vụ việc được đưa ra tòa và Dreyfus bị kết tội. Sau đó họ đưa ông ra quảng trường công và tiến hành tước bỏ huy hiệu trên đồng phục của ông và bẻ đôi thanh gươm của ông. Đây được gọi là buổi giáng chức Dreyfus. Ông phải chịu án tù chung thân tại một nơi có tên: Đảo Quỷ (là một vùng khô cằn sỏi đá ngoài khơi bờ biển Nam Mĩ). Trong suốt những ngày đơn độc, ông đã viết thư cho chính phủ Pháp hết lá này đến lá khác cầu xin họ điều tra lại vụ việc để thấy được ông vô tội. Nhưng nước Pháp hầu như đã coi đó là kết quả cuối cùng.
Tôi thấy có một chỗ khá thú vị trong vụ án Dreyfus, tại sao các sĩ quan ấy lại cực kì quả quyết rằng Dreyfus có tội? Có khi nào bạn cho rằng họ dựng chuyện để gài ông ấy? Nhưng các nhà sử học không hề nghĩ đến điều này. Chúng ta chỉ có thể nói, các sĩ quan đã một mực tin rằng Dreyfus có tội là chính xác. Đó chính là điều khiến ta tự hỏi: chuyện này phản ánh gì về tư duy con người? Khi ta xem những chứng cứ vụn vặt là đủ thuyết phục để luận tội một người?
Đây là ví dụ cho cái mà khoa học gọi là “motivated reasoning” (lý giải có động cơ). Đây là hiện tượng mà những động cơ hình thành vô thức, chính là những khát khao và nỗi sợ của chúng ta, quy định cách ta lý giải thông tin. Một số thông tin, ý tưởng nghe qua thì có vẻ chúng rất hợp lý, chúng hợp ý ta, ta muốn chúng thắng và bênh vực chúng. Còn những thông tin, ý tưởng khác đều là kẻ thù và chúng ta muốn bắn hạ chúng. Nên đây là lý do tôi gọi lý giải có động cơ là “tư duy người lính”.
Chắc hầu hết các bạn chưa từng lấn lướt một sĩ quan Pháp gốc Do Thái nào vì tội phản quốc. Nhưng khi xem thể thao hay chính trị, chắc bạn thấy được, mỗi khi trọng tài tuyên bố rằng đội mà bạn thích phạm lỗi thì bạn ngay lập tức tìm cho ra bằng được tại sao anh ta sai. Nhưng khi anh ta tuyên bố đội đối thủ phạm lỗi: thật hết sẩy! Chúng ta hoàn toàn đồng ý với anh ta, ngay lập tức.
Hay một ví dụ khác, chắc bạn từng đọc một bài báo hay bài nghiên cứu bàn về chính sách gây tranh cãi nào đó, án tử hình chẳng hạn. Thì các nhà nghiên cứu chứng minh, giả sử bạn ủng hộ án tử hình, hoặc họ đưa ra được bằng chứng cho thấy nó không hiệu quả, bạn sẽ tìm bằng được mọi lý do chứng minh bài nghiên cứu này là tồi tệ. Ngược lại, nó chứng tỏ án tử hình hiệu quả, đó sẽ là bài nghiên cứu hay.
Đánh giá của chúng ta bị chi phối rất nhiều trong vô thức, tùy vào phe mà chúng ta chọn. Nó quy định cách chúng ta nghĩ về sức khỏe và các mối quan hệ, cách chúng ta bầu cử cũng như quan điểm của ta về công bằng hay đạo đức.
Điều tôi sợ nhất về lý giải có động cơ (còn gọi là tư duy người lính) là độ vô thức kinh khủng của nó. Chúng ta vẫn có thể tin là mình khách quan và công bằng rồi cuối cùng hủy hoại cuộc đời của một người vô tội.
Tuy nhiên, may cho Dreyfus, chuyện vẫn chưa kết thúc. Đây là thượng ta Picquart, là một sĩ quan cao cấp khác của quân đội Pháp, giống hầu hết mọi người, ông cho rằng Dreyfus có tội. Cũng giống nhiều người trong quân đội, ông cũng có lúc chống lại tộc Semitic. Nhưng tại một thời điểm nào đó, Picquart bắt đầu nghi ngờ: lỡ chúng ta hiểu nhầm Dreyfus thì sao? Ông phát hiện bằng chứng chứng tỏ công việc tình báo cho Đức vẫn diễn ra ngay cả khi Dreyfus ở trong nhà giam. Ông còn phát hiện ra một sĩ quan khác có nét chữ hoàn toàn khớp với bản ghi chép, thậm chí còn khớp hơn bản viết tay của Dreyfus. Anh đã đem những phát hiện này đưa cho cấp trên. Nhưng thất vọng thay, họ không thèm quan tâm hay nghiêm túc lý giải những gì ông phát hiện. Họ nghĩ những thứ này chỉ cho thấy còn một gián điệp khác nữa ngoài Dreyfus, hắn biết nhái theo kiểu chữ của Dreyfus, hắn tiếp quản hoạt động của Dreyfus.
Nhưng cuối cùng Picquart mất đến 10 năm thì cũng giải oan cho Dreyfus thành công. Trong khoảng thời gian đó ông cũng vào tù mấy năm vì tội bất trung với quân đội. Nhiều người cho rằng Picquart không đáng là người hùng trong câu chuyện này vì ông cũng là người từng kì thị người Do Thái. Tuy nhiên chính điều đó làm tôi càng cảm thấy khâm phục ông hơn, bởi ông đã vứt bỏ được định kiến đó. Đối với tôi Picquart là một ví dụ điển hình cho người sở hữu “tư duy do thám”
“Trying to get an accurate picture of reality, even when that’s unpleasant or inconvenient”
Có một câu nói tôi rất tâm đắc của Saint Exupéry, tác giả cuốn Hoàng tử bé: “Nếu bạn muốn đóng một con tàu, đừng thúc dục thuyền viên của mình đi khai thác gỗ, ra lệnh và chỉ định nhiệm vụ cho họ. Thay vào đó hãy dạy họ cách khao khát về vùng đại dương mênh mông vô tận”
Nguồn: TED Talks
/khoa-hoc-cong-nghe
- Hot nhất
- Mới nhất