Xin chào các bạn lâu lâu mình lại nổi lên đây, hôm nay mình xin phép được giúp các bạn đặc biệt là các bạn đang nợ nần còn gọi là "đỗ nghèo khỉ"
Phương pháp mình dùng hiện tại là kết hợp giữa phương pháp trả nợ 70:30 và snowball mình tạm gọi là : (7/3) nha.

Những nguyên tắc vàng cần nắm vững trước khi trả nợ

Hiện nay việc nợ nần rất là phổ biến đôi khi vừa sinh ra đã mang một khoản nợ to đùng 🤣.Nhưng không sao bạn chỉ cần nhớ các nguyên tắc sau đây.

Biết phân biệt khoản nợ tốt và khoản nợ xấu

Việc vay nợ là mục đích cá nhân của từng người . Do có nhiều nhu cầu cần dùng đến túi tiền cá nhân đôi khi chúng ta phải vay nợ thêm mới đủ tiền.
Dưới đây là bảng sắp xếp mức độ của chi tiêu:
Nợ tốt (good debt) là những khoản nợ để chi tiêu vào những thứ gia tăng giá trị của bản thân như sức khỏe, tri thức và/hoặc đầu tư vào những thứ giúp bạn tăng giá trị tài sản. Khoản nợ tốt có thể giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính sớm hơn, thúc đẩy sự giàu có hoặc để giải quyết những vấn đề cấp thiết trong cuộc sống.
Nợ xấu không giúp bạn tăng giá trị tài sản và/hoặc dùng để mua sắm những món hàng hóa và dịch vụ không có giá trị lâu dài, thậm chí giá trị giảm trong tương lai (tiêu sản) thì được coi là khoản nợ xấu (bad debt).
Người giàu thường thành công nhờ các khoản vay tốt. Những ai vẫn còn vay tiền để mua sắm tiêu sản thì sẽ khó có thể đạt được tự do tài chính.

Trả cho bản thân trước khi trả nợ

Đa số mọi người đều muốn trả dứt nợ càng sớm càng tốt, vì vậy mọi người dành hết số tiền kiếm được hàng tháng để trả nợ và chấp nhận cuộc sống dưới mức tối thiểu. Nhưng thử nghĩ lại xem việc đó có nghĩa là một tháng bạn sẽ không có một đồng nào cả, nếu mấy tháng liền đều như vậy, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi,số tiền kiếm được lập tức được dùng để trả nợ, lúc đó chắc chắn bạn sẽ đặt câu hỏi ‘mình sống vì điều gì’, từ đó dần dần mất đi hứng thú trong công việc hàng ngày, nếu lúc đó đột nhiên nảy sinh vấn đề mà bạn đã từng đề cập đến, ví dụ trong nhà có người cần phải phẫu thuật và cần một khoản tiền lớn, nếu vậy đành phải lựa chọn cách vay tiền qua thẻ tín dụng hoặc vay tiền người khác, đến lúc đó, tất cả những nỗ lực trước kia của bạn đều đổ xuống sống xuống biển.”
Hãy luôn trả lương cho bản thân mình trước khi trả nợ cho người khác. Lương ở đây được hiểu là số tiền được dành ra từ thu nhập để trả cho công sức của bạn như chăm sóc sức khỏe, học thêm kiến thức mới và đừng quên bạn cần một khoản nhỏ tiết kiệm dành cho giải trí, đề phòng rủi ro và xa hơn nữa là đầu tư.
Làm vậy đồng nghĩa với việc cuộc sống của bạn sẽ có sự tăng trưởng về chất lượng và giúp bạn có thể tăng thêm thu nhập trong tương lai.
Tất nhiên, thời gian trả nợ của bạn có thể sẽ kéo dài hơn.

Chấp nhận nợ để thúc đẩy bản thân

Đối với mình, chấp nhận nợ giúp cho bản thân mình có thêm áp lực hay động lực để tiếp tục kiếm tiền.
Tất nhiên, các khoản nợ đó phải trong khả năng thanh toán của bạn.
Để trả được nợ, bạn sẽ bắt bản thân phải vận động, tìm cách kiếm thêm thu nhập thông qua nỗ lực trong công việc chính và thậm chí là tìm thêm công việc bán thời gian. Khi đó, số tiền tiết kiệm của bạn sẽ phát huy tác dụng.

Thay đổi lối sống sẽ giúp bạn trả nợ nhanh hơn

Nghe có vẻ hơi không liên quan
Một cốc cafe ngoài tiệm có giá thấp nhất là 25.000 đồng, trong khi đó bạn có thể mua một hộp cafe gói với giá 25.000/1 hộp uống cả tháng.
Một suất cơm trưa mua ngoài có giá 40.000 đồng, nhưng nếu bạn tự nấu cơm và mang đi, bạn sẽ tiết kiệm được 2/3 số tiền.
Có thể bạn cho rằng việc này sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống, rằng chúng ta làm vậy là tằn tiện, nhưng không phải vậy đâu.
Khi bạn tự nấu ăn, tư pha chế đồ uống là bạn đang chủ động kiểm soát chất lượng thực phẩm vào cơ thể bạn, tức là bạn vừa đồng thời thực hiện được 2 việc tốt: tiết kiệm và nâng cao sức khỏe.
Thay đổi lối sống để tăng tiết kiệm, nhờ đó bạn sẽ dư dả tiền để trả nợ.

Hướng dẫn trả nợ thông mình bằng phương pháp 7/3

Đầu tiên 70:30 không phải là chỉ toàn bộ thu nhập, mà là chỉ số tiền còn dư ra của mỗi tháng.
Ví dụ, thu nhập của một người nào đó là 4.000.000, thông qua việc lập dự toán phát hiện ra rằng không thể tiết kiệm được, khoản chi hàng tháng nhất định phải là con số 3.000.000 , như vậy số tiền còn lại sẽ là 1.000.000 , tiếp theo lại đem số tiền 1.000.000 đó chia theo tỉ lệ 70:30, 700.000 dành cho việc trả nợ, 300.000 còn lại để tiết kiệm.”
“Số tiền này chính là tiền gốc, số tiền gốc tăng lên theo thời gian, niềm tin của bạn cũng sẽ dần hồi phục, niềm tin này sẽ giúp bạn có đủ năng lực chèo lái con thuyền tài chính của mình và sẽ càng mạnh lên,70% dùng cho việc trả nợ sẽ khiến cho khoản nợ ngày càng ít đi, 30% dùng cho việc tiết kiệm sẽ làm cho số tiền gốc ngày càng tăng lên, cứ như vậy, vòng tuần hoàn xấu gây ra bởi nợ nần sẽ bị chặt đứt, tình hình tài chính sẽ dần đi vào quỹ đạo.”

Hướng dẫn từng bước trả nợ theo phương pháp Snowball

Giả sử bạn có 4 khoản cần thanh toán, gồm: trả nợ thẻ tín dụng, trả góp mua laptop, trả góp mua điện thoại, vay mua nhà. Bạn có thể sử dụng Debt-Snowball theo các bước:
Bước 1: Liệt kê nợ từ nhỏ nhất đến lớn dựa theo tổng tiền (không tính lãi suất), ghi chú số tiền tối thiểu phải trả hàng tháng
Bước 2: Ưu tiên trả khoản nợ nhỏ nhất nhiều hơn, đồng thời trả mức tối thiểu các khoản còn lại
Bước 3: Mỗi khi trả dứt một món nợ, bạn cộng dồn số tiền đã trả cho mục đó vào mục nhỏ nhất tiếp theo
Bước 4: Lần lượt làm như vậy cho đến khi thanh toán tất cả nợ
Bạn cần phải làm tốt ngay từ bước 1 vì  việc liệt kê từng món nợ cụ thể sẽ hạn chế sự bối rối khi có nhiều nợ. Cần lưu ý rằng trong thời gian thực hiện phương pháp Snowball, bạn nên hạn chế đến mức tuyệt đối không vay thêm nợ.
Hoạch định ngân sách thực tế, bao gồm việc trả nợ và tránh bội chi tín dụng chính là chìa khóa thành công của Debt-Snowball.
Không có hướng dẫn hay phương pháp trả nợ nào là hoàn hảo.
Phương pháp 7/3 có điểm yếu là thời gian trả các khoản nợ lớn bị kéo dài, khiến bạn có nguy cơ mất thêm tiền lãi. Nếu bạn muốn trả nợ nhanh, phương pháp sắp xếp nợ theo lãi suất sẽ phù hợp hơn.
Cho dù bạn áp dụng bất kì nguyên tắc hay phương pháp hướng dẫn trả nợ nào, chính sự quyết tâm và kiên trì sẽ đưa bạn về đích!