Khi chúng ta lo lắng, sự cám dỗ của trí thông minh trong tiềm năng con người là hướng quyết tâm của bản thân vào việc cố gắng lường trước những điều có thể xảy đến trong tương lai. Chúng ta cố gắng loại bỏ những điều gây ra sự hoảng hốt và trạng thái ngạc nhiên của nó. Một điều khá dễ hiểu đó là chúng ta liên tục tìm kiếm những cách để kiểm soát tương lai.
Tuy vậy, sau khi cân nhắc tất cả các tiên đoán về sự ngẫu nhiên có thể hình thành và thực hiện từng bước loại bỏ chúng ra khỏi cuộc đời mình, thì đó chính là thời điểm chúng ta phải đối mặt với tình trạng khó chịu bởi thực tế thường diễn ra theo chiều hướng ngược lại so với dự tính một cách rõ rệt nhất. Nếu chúng ta có thể tiếp cận suy đoán về tương lai từ góc độ phù hợp hơn, hãy giải tỏa những áp lực trong suy nghĩ rằng: Ta sẽ không bao giờ nói chính xác được điều gì đang tìm đến và ta cũng không bao giờ nên thử dự đoán để né tránh những điều đó. 

Phần lớn ý nghĩa cuộc sống chúng ta nằm trong trạng thái mơ hồ của “những điều chưa biết”

Trong hiện tại của thời gian và trong vẻ đẹp của số phận. Tâm trí con người dù ấn tượng đến đâu, cũng không thể nhìn vào tương lai một cách rõ ràng để cố gắng vượt qua nghịch cảnh từ điểm xuất phát, bởi nó quá mơ hồ và không thể dự đoán. Cuộc đời bao gồm vô vàn những biến số. Ta phải học cách chấp nhận đặt lưng xuống giường với sự nghi ngờ nhất định về ngày mai, lăng kính tâm thức của chúng ta chỉ cho phép bản thân nhìn thấy được những gì đã và đang xảy đến cho tới thời điểm ngay bây giờ. 
Để giúp bản thân nuôi dưỡng những thái độ hoài nghi đúng đắn, chúng ta nên trang bị một sự tin tưởng và bao dung chân thành cho trình độ hạn hẹp và thiếu hiểu biết của chính mình. Một trong những bài học tiêu biểu nhất có thể tìm thấy từ văn hóa Tây phương, trong chương sáu của Phúc Âm Matthew, nơi Chúa Jesus với Bài giảng trên núi, khuyên chúng ta rằng hãy dập tắt nỗi lo lắng về việc bữa ăn tiếp theo của mình sẽ đến chính xác từ đâu bằng cách nghiên cứu hành vi của các loài chim: Hãy nhìn lên các loài chim trời, không gieo, không gặt, không tích trữ vào kho. Nhưng Cha của các con trên trời vẫn nuôi chúng. Các con lại chẳng quý trọng hơn loài chim đó sao? 
Thực tế thì con người không cần phải tin tưởng tuyệt đối vào một đấng sáng tạo thần thánh nào hay thực sự từ bỏ mọi nỗ lực trong việc lập kế hoạch ở bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống, điển hình như tập thể dục và ăn kiêng. Tâm trí của chúng ta có một sức mạnh đáng kinh ngạc khi phải đối mặt với sự không chắc chắn đến từ tương lai. Vì thế, ta không nên tự tra tấn bản thân bằng những lời đồn đại của xã hội, đừng phí công vô ích vào thông tin đại chúng để gia tăng nỗi lo lắng và bất an. Không một ai có thể khẳng định chắc chắn về những gì chưa bao giờ được biết đến.
Tôn giáo phương Tây có những giải thích rất đáng để chúng ta học hỏi và cảm nhận được nguồn gốc của sự tin tưởng như thế: Cha mẹ của thời thơ ấu đã truyền cho ta niềm tin để định hướng một tương lai chưa từng được khám phá. Những người có niềm tin rằng ta sẽ luôn có quý nhân phù trợ trên đường, đừng bao giờ lo lắng về bữa ăn tiếp theo sẽ đến từ đâu trong cuộc hành trình đó, ngay cả khi ta chưa biết được nó sẽ xuất hiện như thế nào. 

Không bao giờ là quá muộn để điền vào sự thiếu vắng của những bài học như vậy

Chúng ta có thể thay thế Chúa bằng các thuật ngữ như Tự nhiên, Số phận hoặc Vũ trụ. Chúng ta không thể nói chính xác điều gì sẽ xảy ra vào năm sau, kết quả của bài kiểm tra tiếp theo sẽ như thế nào, chúng ta rồi sẽ yêu và cưới ai, sự nghiệp của chúng ta sẽ phát triển như thế nào hoặc khi nào chúng ta sẽ rời khỏi cõi đời này. Vậy nên, đừng cố gắng kiểm soát và lo lắng về tương lai còn chưa đến. Hạnh phúc thực sự nằm trong thời khắc chúng ta đang tồn tại ngay bây giờ.
Những gì con người có thể tin tưởng được chỉ đơn giản là: mọi thứ xảy ra như lẽ tự nhiên vốn có của chúng. Và chúng ta – nói chung – sẽ ổn. Ngay cả cái chết cũng có thể chịu đựng được. Một trong những tình yêu khác thường hơn của Friedrich Nietzsche là những con bò, loài vật mà ông coi là triết học nhất trong tất cả các loài động vật.
Trong một phần của Zarathustra từng nói như thế, ông đã viết: ‘Trừ khi chúng ta thay đổi (hoặc được chuyển đổi) và trở thành những con bò, chúng ta sẽ không vào vương quốc thiên đường.’ Lo lắng quá mức về tương lai của chính nó; nó biết cách ngồi yên lặng trên một cánh đồng, thỉnh thoảng xua đuổi một con ruồi với thái độ khá quyết liệt, nhai những cọng cỏ và tận hưởng từng phút giây hiện tại.
Đối với tất cả những hạn chế về tinh thần của con bò, nó đã đạt được một thứ mà tâm trí mà con người thường cho rằng cực kỳ tồi tệ: Cam chịu trước những giới hạn của những gì có thể biết một cách chính đáng và để phần còn lại sang một bên. Theo quan điểm này, các biểu tượng thực sự của đời sống tư duy không nên là một tập của Montaigne hay Plato, mà là hình ảnh một con bò được định vị và tôn kính một cách thích hợp nhất.