Ngành công nghiệp R&B đang thay đổi với tốc độ chóng mặt. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng Game hóa để thu hút khách hàng, thúc đẩy lòng trung thành,.. dẫn đến kết quả kinh doanh vượt trội. Đồng thời, Game hóa còn có khả năng xây dựng động lực, tăng năng suất lao động và giữ chân nhân viên thông qua việc xây dựng những liên kết bền chặt nơi công sở.
Trong Phần một của loạt bài "Những ví dụ phi thường về Game hóa trong ngành Thực phẩm và Đồ uống", chúng ta đã khám phá các ví dụ về cách Domino's Pizza, Chipotle và 4 Food đạt được lợi thế cạnh tranh nhờ Game hóa và Thiết kế tập trung vào con người. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ điểm qua những cái tên khác đã để lại dấu ấn trong ngành.

Silver Grill Café

Silver Grill Café là một nhà hàng có trụ sở tại Fort Collins, Colorado, Hoa Kỳ. Năm 2010, ban quản lý nhà hàng đề xuất tăng doanh thu một số món trong thực đơn như bánh quế và nước cam. Với sự giúp đỡ của nhà cung cấp địa phương, họ đã quyết định triển khai một chương trình khuyến mãi Game hóa.
Cụ thể, mỗi khi nhân viên nhà hàng bán được một cốc nước cam vắt tươi hoặc một gói bánh quế, họ sẽ được thưởng một mã thông báo. Mã này có thể được sử dụng để chơi trò chơi điện tử hoặc chuyển thành tiền thật để chi tiêu.
Trong thời gian này, người ta ước tính Silver Grill Café đã đạt được ROI là 66,2%. Điều này có nghĩa là cứ 1 đô la họ đầu tư vào chương trình khuyến mãi, họ nhận được thêm 1,66 đô doanh thu do doanh số bán các món trong thực đơn được nhắm mục tiêu tăng lên.
Khi xem xét chương trình khuyến mãi của Silver Grill Café qua lăng kính của Mô hình Octalysis, chúng tôi thấy rằng chương trình này đã dựa vào một số Động lực cốt lõi để thúc đẩy nhân viên bán nhiều nước cam và bánh quế hơn:
- Việc kiếm được Mã thông báo và tích lũy Điểm có thể chuyển đổi thành tiền thật là sự kết hợp giữa Động lực cốt lõi số 2: Phát triển và Thành tựu và Động lực cốt lõi số 4: Chủ quyền và Sở hữu. Từ Mô hình Octalysis, chúng tôi biết rằng khi người dùng cảm nhận được Quyền sở hữu, họ sẽ muốn làm cho những gì họ sở hữu trở nên tốt hơn để sở hữu nhiều hơn. Điều này khá hiệu quả trong việc thúc đẩy động lực ngắn hạn của người dùng, khuyến khích họ tham gia chương trình.
- Ngoài ra, khi chương trình triển khai, tất cả những người tham gia đều được cấp thẻ ghi nợ cá nhân và mang nhãn hiệu Silver Grill. Điều này đã bổ sung thêm Quyền sở hữu (Động lực cốt lõi số 4: Chủ quyền và Sở hữu) vào trải nghiệm. Như thế, những người tham gia sẽ muốn tích lũy nhiều điểm hơn và chuyển đổi chúng thành tiền thật để chi tiêu.
Trong khi Động lực cốt lõi số 2: Phát triển và Thành tựu và Động lực cốt lõi số 4: Chủ quyền và Sở hữu tạo ra động lực bên ngoài dẫn đến sự gắn kết ngắn hạn, chương trình khuyến mãi của Silver Grill Café còn sử dụng động lực bên trong nhằm dẫn đến sự gắn kết và tận hưởng lâu dài:
- Tất cả số tiền thật trong thẻ ghi nợ được cá nhân hóa kia mang lại cho người dùng rất nhiều sự linh hoạt trong chi tiêu. Họ có thể lập chiến lược về cách tiêu tiền, tiết kiệm tiền, điều này đã thêm Động lực cốt lõi số 3: Khuyến khích sáng tạo và Phản hồi vào thiết kế của chương trình khuyến mãi. Nhân viên của nhà hàng sẽ cảm thấy mạnh mẽ và kiểm soát được các lựa chọn của chính họ.
- Với mã thông báo, nhân viên nhà hàng có thể chơi bất kỳ trò chơi nào trong số các trò chơi kiếm điểm ngẫu nhiên. Điều này bổ sung Động lực cốt lõi số 7: Tính khó lường & Cảm giác tò mò vì mọi người không biết chính xác họ sẽ kiếm được bao nhiêu điểm.
Chúng tôi không biết chương trình khuyến mãi của Silver Grill Café đã hoạt động thế nào sau vài năm ra mắt, nhưng đây là một trong những viên ngọc quý của Game hóa trong ngành thực phẩm.

Pizza Hut

Vào năm 2014, Pizza Hut đã đặt những chiếc bàn tương tác có màn hình cảm ứng tại một số nhà hàng của họ. Khách hàng có thể dùng bảng này để tạo và đặt các loại pizza ảo, đồng thời chơi trò chơi và thanh toán trực tuyến.
Trong trường hợp của Pizza Hut, chúng tôi không thấy ví dụ về Game hóa điển hình như điểm, huy hiệu hay bảng xếp hạng. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng đây là một ví dụ điển hình về tư duy Thiết kế tập trung vào con người, nơi công ty cố gắng tạo ra trải nghiệm được tối ưu hóa cho cảm xúc, động lực và sự tham gia của người dùng, biến chúng thành nền tảng cơ bản cho thiết kế hệ thống tổng thể.
Pizza Hut sử dụng Động lực cốt lõi số 3: Khuyến khích sáng tạo và Phản hồi bằng cách cho phép khách hàng tạo và đặt các loại pizza ngẫu hứng. Điều này làm cho mọi người có cảm giác kiểm soát được các lựa chọn đồng thời tạo ra sự thích thú và vui vẻ. Họ cũng sử dụng Động lực cốt lõi số 5: Ảnh hưởng xã hội và Khả năng liên hệ, khuyến khích người dùng giao tiếp xã hội khi chơi trò chơi hoặc sử dụng các khả năng khác của bảng tương tác.

My Starbucks Reward

Chương trình khách hàng thân thiết của Starbucks có tên “My Starbucks Reward” có lẽ là một trong những ví dụ Game hóa thành công nhất trong không gian nhà hàng (mặc dù thiết kế khá đơn giản). Trong năm 2012, tổng số người dùng của chương trình là 4,5 triệu và chỉ riêng thanh toán bằng thẻ đã chiếm 3 tỷ đô la doanh thu.
Về cơ bản, người dùng có thể thu thập Sao và kiếm phần thưởng khi họ ghé thăm Starbucks. Mỗi khi ai đó sử dụng thẻ khách hàng thân thiết hoặc ứng dụng Starbucks để mua thứ gì đó, họ sẽ kiếm được Sao. Những ngôi sao này sau đó có thể được sử dụng để nhận các phần thưởng độc quyền của Starbucks, chẳng hạn như đồ uống miễn phí, quyền truy cập sớm độc quyền vào các sản phẩm mới, v.v.
Trong Mô hình Octalysis, nguồn động lực chính trong My Starbucks Reward là Động lực cốt lõi số 2: Phát triển và Thành tựu (thu thập Sao, tăng cấp độ) và Động lực cốt lõi số 4: Chủ quyền và Sở hữu (khả năng nhận được hàng hóa ảo).
Động lực của chương trình chủ yếu là động lực bên ngoài, thúc đẩy trải nghiệm trong ngắn hạn. Starbucks cần suy nghĩ nhiều hơn về cách kết hợp động lực nội tại trong chương trình khách hàng thân thiết của họ.

Coca-Cola Shake It

Ví dụ về Game hóa cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ là chiến dịch Shake It của Coca-Cola. Đây được coi là chiến dịch tiếp thị tốt nhất ở Hồng Kông trong 35 năm qua.
Chiến dịch bao gồm một quảng cáo truyền hình cho phép mọi người lắc điện thoại của họ trên màn hình để nhận các phần thưởng khác nhau như trò chơi di động, mã giảm giá và phiếu rút thăm trúng thưởng. Qua ứng dụng Coca-Cola Chok, người dùng sẽ lắc điện thoại của họ trong suốt quảng cáo của Coca-Cola. Video cũng được phát trong rạp chiếu phim, không gian ngoài trời và trên YouTube, về cơ bản cho phép mọi người Chok bao nhiêu tùy thích.
Động lực cốt lõi chính được chiến dịch sử dụng là Động lực cốt lõi số 7: Tính khó lường & Cảm giác tò mò. Sự tò mò về món quà mà họ sẽ nhận được đã tạo ra cảm giác gây nghiện. Chiến dịch còn sử dụng Động lực cốt lõi số 4: Chủ quyền và Sở hữu với khả năng thu thập các vật phẩm khác nhau. Khi mọi người giành được một thứ gì đó, họ muốn chơi nhiều hơn nữa để giành được những món đồ khác.
Trên đây là 7 ví dụ Game hóa phi thường mà theo chúng tôi đã thay đổi ngành R&B từ trước tới nay.
Bạn có muốn thiết kế các chiến dịch hấp dẫn tương tự cho tổ chức của mình để tăng doanh số bán hàng, thu hút khách hàng và cải thiện lợi nhuận của bạn không? Hãy liên hệ với Ludo Lab ngay hôm nay nhé!
Bài viết gốc được đăng tải trên Blog Game hóa: