Những gì mình viết trong này bao gồm ý kiến của mình, của mình cóp nhặt từ những người khác như Dan Hauer, thầy Tâm Ielts, etc, một số câu notes của thầy mình tặng mình. 
Bài viết sẽ gồm ba phần, dựa theo ý tưởng bài Rap của rapper ACY :.:
Bắt bệnh,
 Các mẹo hay thì các bạn đã có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng rồi, rất nhiều trang đã và đang làm về các chủ đề này. Một số trang cộm cán như Andy ở Canada ( trước là 5 minutes with Ielts), Dan Hauer, Kenny N và hằng hà sa số khác. Điểm tương đồng giữa các trang này là họ có trình độ chuyên môn, và cách truyền đạt rất dễ hiểu, dễ thực hành theo. 
Tuy nhiên, vấn đề không nằm ở chỗ là các bạn không thể tìm ra một nguồn uy tín để học theo, một trung tâm dạy tiếng Anh chất lượng, vân vân và mây mây. Khi mà những công cụ, điều kiện vật chất lẫn tinh thần đã có sẵn. Thế thì tại sao mà bạn lại học hoài không khá, hoặc học quá trời quá đất nhưng vẫn không cảm thấy lên trình. Thế thì, hãy tự hỏi có phải vấn đề nằm ở chính bạn không. Lý do ư? Thứ nhất, bạn không biết mình muốn gì. Thứ hai, bạn học không đúng cách. Thứ ba, bạn không dành đủ thời gian. 

Đọc thêm:

Chữa bệnh,
Đối với lý do thứ nhất: Hãy trả lời thành thật với bản thân mình ( vì nhiều người vẫn còn đang nói dối chính bản thân mình trong nhật ký lắm), bạn thực sự muốn gì và tại sao bạn muốn nó. Band 5.0, 5.5 hay là 6.0. Một cách rất rõ ràng, trong phần giới thiệu về các mức hạn IELTS band, người ta đã mô tả một cách khái quát và cách chấm điểm những kĩ năng này. Đầu tiên là bạn phải muốn đã, thì bạn sẽ tự biết bạn sẽ phải làm gì, như người ta vẫn hay nói “When there is a will, there's a way”. Ví dụ: Trở lại khoảng độ năm 2018, mình bắt đầu học tiếng Anh ở các lớp EAP (English for Acadamic Purpose). Lúc đó mình chỉ hơi thích thích tiếng Anh thôi, chứ cũng không mặn mà gì lắm đâu. Nhưng, mình biết nó tốt cho bản thân mình ở hiện tại và sau này, nên mình học. Trong quá trình học, mình mới biết tiếng Anh nó bá đạo như thế nào, khiến cho mình tiếp tục kiên trì.
Đối với lý do thứ hai: Nhiều bạn bỏ cả tấn thời gian, mà vẫn thấy mình chẳng tới đâu. Vậy xem cách bạn học tiếng Anh như thế nào đã. Bạn đang study hay learn ? Study là khi bạn đi tới trường học, bạn ngồi vào bàn, bạn lật sách ra đọc. Cơ mà, nhiêu đó cũng không có nghĩa là bạn learn. Learn là khi bạn hiểu ra, bạn nhận được thông tin, và bạn sử dụng được nó. Vậy nên nhiều khi, bạn study mà bạn không có learn. Hãy nhìn vào các bạn đi học đều đặn không bỏ buổi nào. Về nhà đại khái cũng gọi là ngồi vào bàn học, nhưng điều đó đâu đồng nghĩa với việc bạn tập trung nghe giảng, take note để thật sự nhận và vận dụng những kiến thức đó đâu. Bạn xem nhiều video, coi phim cũng vậy. Chúng chỉ có ý nghĩa khi bạn lấy giấy vở ra và ghi lại, suy ngẫm về những kiến thức có trong đó, chứ không phải coi hết video rồi tự trấn an mình rằng đây cũng là một hình thức học đấy. Sự thật là bạn chỉ đang lãng phí thời gian mà thôi.
Thêm vào đó, người xưa hay nói, "cần cù thì bù thông minh". Nhưng theo mình ý các cụ, là "cần cù khoa học thì bù thông minh". Đồng ý là mỗi người mỗi xuất phát điểm, và khả năng nhận thức khác nhau. Nhưng không có nghĩa là bạn học nhiều thì thông minh. Thông minh hơn cũng có thể là khi người ta tìm ra được cách học phù hợp với người ta, hơn cái cách mà bạn đang dùng với chính mình thôi. 
Đối với lý do thứ ba: Vậy bạn đã bỏ đủ thời gian chưa? Theo mình thấy, band IELTS rất công bằng. Hãy tưởng tượng nó như là cây thước đo trình độ tiếng Anh, cả thời gian và sự cố gắng của bạn vậy. Trình độ của bạn tới đâu thì nó đo tới đó, nỗ lực cũng vậy. Nghĩa là ai ai cũng phải cố gắng cả, tất cả những mẹo hay tuyệt chiêu chỉ đều là những bình thuốc tăng lực, hay những lời động viên khi bạn đi trên con đường IELTS mà thôi. Chỉ có một con đường duy nhất, khác nhau là có người đi nhanh và đi chậm, nhưng ai cũng phải đi cả.

Đọc thêm:

Bốc thuốc, 
Đối với lý do thứ nhất: Động lực mình viết bài này là do bài hát này của anh Andy Luong chia sẻ. Bạn dừng đọc, nghe thử nhé. 
 Trước khi biết tiếng Anh, thì nếu nghe bài này, mình chỉ có thể nó hay thôi. Còn giờ, mình còn có thể nói nó rất ý nghĩa, và sự thật là mình có thể nghe hiểu được 90-95% lời bài hát. Cảm giác này, mình có thể nói là rất đã (Hi vọng, bạn cũng sẽ như thế). Lần cuối cùng mình nhận được cảm giác này, chính là khi mình có thể dùng được từ điển Cambridge bằng tiếng Anh-Anh. Cả hai ví dụ này, đều chứng minh rằng, những công sức mình bỏ ra đều rất xứng đáng, và thậm chí có thể vượt qua kỳ vọng của mình nữa. Nhiều bạn bắt đầu học tiếng Anh cũng vì những lý do đơn giản như thế, vì mình muốn nghe hiểu lời bài hát mà mình yêu thích, đi du lịch vòng quanh thế giới, hay có thể nói chuyện với người nước ngoài. Những lý do này cực kỳ quan trọng, bởi lẽ nó chính là điểm tựa cuối cùng, để bạn có thể nói, “cố lên một chút nữa thôi” trước khi đầu hàng, cất tập đi ngủ. 
Đối với lý do thứ hai: Đừng lúc nào cũng dính liền với một cách học duy nhất. Ví dụ, bạn đang học từ vựng bằng cách chép ra giấy chẳng hạn. Hãy thay đổi nó bằng cách chuyển sang học bằng các app học từ vựng, ví dụ như Quizlet, … Ắt hẳn, sau khi dùng những app này rồi, bạn sẽ hối tiếc vì mình không biết chúng sớm hơn. Lời giải cho lý do tại sao cách chép từ vựng bằng giấy không phải là một phương án tối ưu?
 Lặp lại một hành động chính là cách mà chúng ta học một thứ gì đó. Khi chép từ sang từ, chữ này sang chữ nọ, não bộ sẽ cố gắng nhớ những từ này. Nhưng nếu nó được kèm theo hình ảnh, âm thanh, ngữ cảnh, chắc hẳn những từ này bạn sẽ nhớ lâu và dai hơn. Thế nhưng nhược điểm, là nó sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Việc bạn chọn hi sinh chất lượng hay số lượng sẽ là một cuộc đánh đổi. Đối với phần Listening thì mình nghĩ bạn nên chọn chất lượng, còn Reading thì số lượng. 
Tóm lại, hãy thay đổi nếu như bạn cảm thấy cần thiết, đừng ngần ngại. Nhưng bạn phải chắc chắn là có đúng là nó không phù hợp với mình không, kẻo lại mất thời gian mà chẳng thu lại được gì.
Đối với lý do thứ ba: Cố gắng tạo ra một thời gian biểu để tối ưu các hoạt động. Ghi lại những điều bạn muốn làm trong ngày hôm nay, để đến cuối ngày bạn xem mình đã làm được gì. Trong note này, bạn nên ghi những gì tốt cho mình, chứ đừng viết quá nhiều những điều bạn thích làm. Thứ khiến bạn tốt hơn thường là những thứ khiến bạn cảm thấy khó chịu, và mệt mỏi. Vì vậy, hãy tàn nhẫn với bản thân mình nha. Tất nhiên, bạn cũng có thể bỏ lỡ, hoặc không hoàn thành nhiều hạng mục. Nhưng đừng lo, ngày mai bạn sẽ có 24h nữa để thực hiện chúng. Thực tế, thì 7-8/10 lần mình đều không thực hiện được hết các mục tiêu mình đề ra. Nhưng ít ra là mình có làm.
Kết: Ngừng nói là do chỗ mình ồn không nghe được, môi trường học tập của mình không có người nước ngoài để giao tiếp, mình không có tài phú như bạn, bạn đã ở trong hoàn cảnh của mình chưa mà nói. Không, lý do là ở bạn đó, đừng có đổ lỗi cho môi trường, cho các yếu tố khách quan nữa. 
Thế, nếu không phải bây giờ, vậy thì khi nào ? 
Tất cả những nỗ lực mà chúng ta bỏ ra, suy cho cùng, chính là những điều mà mình cần phải làm.