**Lo âu và căng thẳng (Anxiety và Stress) là 2 thứ khác nhau, dù biểu hiện có vài điểm tương đồng. Mọi người có thể google thêm để phân biệt nha.
Sơ qua những biểu hiện mình gặp khi bị lo âu tấn công: Tim đập mạnh và nhịp tim luôn ở mức cao, khó ăn khó nuốt, rất khó ngủ, ngủ chập chờn, thường bị lôi đi bởi các suy nghĩ tiêu cực. Có những lúc mình khóc không ngừng được.
Stress thì ko hiếm, burnout cũng có, nhưng chưa bao giờ mình rơi vào tình trạng kiệt quệ chỉ trong thời gian ngắn như vừa rồi. Chưa đầy 1 tuần. May mắn là chuyện mình gặp đã có sự thay đổi tích cực hơn nên mình đã khá lên nhiều phần.
🌱 Mình quyết định viết lại và chia sẻ để ít nhất là có thể biến trải nghiệm tiêu cực thành một điều có ích. Thứ tự từng mục cũng là thứ tự mình giải quyết câu chuyện của mình. Nếu có rơi vào tình trạng tương tự, thì anh chị/bạn/em hãy thử những cách sau nhé:

1. Thiền (có âm thanh hướng dẫn)

Người ta vẫn nói là khi mất bình tĩnh thì hãy tập trung vào hơi thở, và mình cũng làm. Nhưng khi lo âu quá lớn, nhịp tim tăng cao, thậm chí khó thở, tập trung kiểm soát hơi thở ko còn dễ như vậy nữa. Nên mình đã dùng thêm sự trợ giúp.
Tai nghe và một bài thiền có giọng nói hướng dẫn.
Âm thanh có tác động đáng kể đến hệ thống thần kinh và não bộ con người. Nên việc nghe những âm thanh xoa dịu, cộng với giọng nói đưa vào từng hành động cụ thể (vd: tập trung cảm nhận nhiệt độ trên đầu mũi, những vùng cơ đang căng lên, …) giúp mình dễ làm theo, điều hòa lại nhịp thở và bình tĩnh hơn. Mình nghe chủ yếu vào lúc trước khi ngủ.
(. ❛ ᴗ ❛.) Mình dùng app để tìm bài, do youtube với mình hơi ‘hỗn loạn’.
Ai cần và có thể nghe được tiếng Anh thì inb mình chỉ app nha. Mình hem quảng cáo ạ.

2. Tìm kiếm hỗ trợ

Bất kể điều gì bạn cần hỗ trợ. Please! Ask.for.help!
Đối với mình lúc ấy, mình cần người lắng nghe, đồng cảm, và phần nào an ủi để giúp mình gỡ rối. Nhưng cũng hết sức thận trọng, vì không phải ai mình cũng kể những chuyện tiêu cực, và không phải ai cũng có thể thông cảm được.
Nhân đây cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bạn iu Tôm, Dương, Khuê đã lắng nghe và động viên t lúc t mệt mỏi. That really helped a lot, much appreciated.

3. Quan sát và tôn trọng cảm xúc

Mình đang lo lắng điều gì?
Mình có tức giận, hay buồn bã điều gì khác không?
Đâu là vấn đề chính cần tập trung lúc này?
Đây là lúc mình đã bình tâm hơn để suy nghĩ.
Đừng cho rằng “điều này không đáng” hay “cái này chả là gì” mà bỏ qua nó. Tất nhiên nếu bỏ qua được thì đấy là trường hợp lý tưởng nhất. Nhưng nếu nó quay lại 2, 3 lần, hoặc nhiều hơn trong đầu, không sao cả, cảm xúc đó đang cần bạn để tâm thêm một chút thôi.
Nếu được, hãy tiếp tục chia sẻ với người mà bạn tin tưởng. Còn nếu không, hãy đọc điều số 4.

4. Viết

Viết ra những gì mình đang nghĩ giống như một lần nữa nhận thức/công nhận, tôn trọng cảm xúc của mình, nhìn nó được đọng lại cụ thể, rõ ràng bằng từng con chữ, thay vì để nó chạy vòng vòng trong đầu.
✍ Nhiều khi viết ra xong, mình tự “nhảy số” được tiếp theo mình nên làm gì luôn.
Mình thích viết tay, và sau đó sẽ lưu trữ điện tử.
Viết là một phần không thể thiếu trong hành trình self-growth và self-healing của mình. Một lúc nào đó mình sẽ chia sẻ thêm về phần này.

5. Đảm bảo sức khỏe thể chất

CỰC KÌ QUAN TRỌNG.
Sức khỏe tinh thần có ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và ngược lại.
Dinh dưỡng và tập luyện là 2 yếu tố cơ bản nhất để duy trì sức khỏe thể chất. Mình biết, khi có quá nhiều nỗi lo và tinh thần đi xuống thì không ai có tâm trạng đi tập hay chơi thể thao cả, vậy nên ăn uống đang có trọng trách "gánh team" ở đây.
Những ngày đầu tiên, mình thậm chí còn không ăn nổi. Nhưng mình hiểu mình phải nuốt nhiều nhất có thể, vì những phen đau ốm gần đây đã cho biết sức khỏe của mình đã thay đổi như thế nào.
Mình uống trà sen để dễ ngủ hơn. (Thêm một chút ngọt để điều hòa tâm trạng. Cacao nóng pha sữa chắc cũng là 1 lựa chọn không tệ).
Giờ mình vẫn đang cố gắng duy trì việc uống trà thảo mộc hàng ngày, hạn chế ăn ngoài, tự nấu cơm để đảm bảo dinh dưỡng.

*Bonus:

Phương pháp 3-3-3: một phương pháp đơn giản và rất phổ biến giúp giảm bớt lo âu, căng thẳng. Đó là: quan sát 3 vật thể xung quanh, lắng nghe 3 âm thanh, cảm nhận 3 bộ phận cơ thể. (google hộ mình nếu muốn tìm hiểu thêm nhe;)
------
Đó là 5 cách mình đã làm để cải thiện lo âu. Mình có nghĩ đến thuốc an thần để dễ ngủ hơn, nhưng mình đã không uống, và may mắn là giai đoạn khó khăn nhất đã qua, lo âu không kéo dài đến mức độ phải uống. ✿
Cảm ơn mọi người đã dành thời gian đọc chia sẻ của mình. Mình sẽ rất vui nếu được biết thêm ý kiến, chia sẻ từ những trải nghiệm khác nữa. Đừng ngại để lại bất kì lời nhắn gì nha.
Hy vọng chúng ta sẽ có thật nhiều ngày vô lo 🌷
Lequynh.