Bất kể anh em chụp cái gì, mọi hình ảnh đều được hợp thành từ các điểm, đường nét, hình dáng ... tự thân chúng tác động vào con mắt người xem. Đường thẳng ngang chẳng hạn, ảnh hưởng đến toàn bộ tỷ lệ bức ảnh, đến cảm xúc, đến sự vững chắc của một bố cục. Một trong những lỗi phổ biến của các bạn mới học chụp là các đường thẳng nghiêng lệch. Hầu như ai cũng biết rất rõ về điều này, nhưng vì lý do nào đó mà họ dễ dàng không nhận ra những lỗi như thế trong các bức ảnh của họ. Một bức ảnh được cố ý chụp nghiêng để tạo bố cục phá cách là một chuyện, còn trường hợp người chụp ảnh không để ý đến các yếu tố chung quanh hay hậu cảnh vốn là một phần trong các khung ảnh của họ, thì đó là một chuyện hoàn toàn khác. Bài này, chúng ta bàn về các đường thẳng trong một bức ảnh.
Bài 4: Đường chân trời & Các đường thẳng trong khung ảnh
1 - Đường chân trời trong nhiếp ảnh là gì?
Ai cũng có khái niệm đường chân trời trong thiên nhiên. Theo định nghĩa phổ thông thì đường chân trời (Horizon) là một đường thẳng không thấy rõ ràng ở vô cực mà mọi điểm hay đường thẳng khác đều quy về nó. Trong các bức ảnh, thường nhận ra đường phân chia ranh giới giữa vùng trời và vùng đất khi chúng ta nhìn một khung cảnh nào đó. Trong chụp ảnh, mỗi bức ảnh có một đường thẳng ngang nào đó trong mặt phẳng hình học được xác định là đường thẳng giúp cho bức ảnh nhìn được cân đối, thông thường cũng được gọi là đường chân trời. Trong nhiều phối cảnh khác nhau, đường chân trời có khi bị ẩn khuất bởi cảnh vật, đường chân trời lúc đó có thể khó thấy, nhưng vẫn hiện hữu mà mọi điểm / đường khá quy về nó ở vô cực.
Ví dụ:
bocuc-4-000038b.jpg

Đường chân trời trong thiên nhiên, rất dễ nhận ra, không bị khuất bởi cảnh vật
bocuc-4-248c294cfbcd84.jpg

Đường chân trời trong cảnh thành phố, một phần bị cảnh vật che khuất, vẫn có thể nhận ra
bocuc-4-DSC_3431.jpg

Những đường ngang thềm nhà và đường thẳng đứng của vách ván ngay ngắn thẳng góc
2 - Các đường thẳng trong ảnh là gì?
Nhân nói đến đường chân trời nằm ngang, chúng ta nói sơ qua các đường thẳng đứng, hoặc đường chéo. Nếu đường ngang thường tạo ra bố cục ổn định vững chắc, thì đường thẳng đứng gây cảm giác đông hơn đường ngang, đường thẳng đứng tự thân hàm chứa một ý nghĩ về chuyển động đi lên; nhưng, đường chéo mới là đường động nhất trong tất cả các đường, tạo ấn tượng chuyển động và phương hướng rõ nhất. Anh em có thể dùng đường chéo để tạo vẻ linh hoạt cho một cảnh tĩnh với việc nghiêng máy ảnh thôi.
bocuc-4-11873432_411997342335685_5026650679085327645_n.jpg

bocuc-4-11873432_411997342335685_5026650679085327645_n copy-2.jpg

Đường chân trời trong ảnh đường phố, đường ngang và dọc dễ nhận diện
Khi gióng hàng cho đường nằm ngang và đường thẳng đứng, người ta thường hay so sánh chúng với 4 cạnh của bức ảnh và nếu các đường nằm ngang hay đứng không thẳng góc thì sự lệnh nghiêng lộ liễu này rất khó chịu. Sự nghiêng lệch này, với anh em mới chụp, có thể là một sự bất cẩn khi canh khung bấm máy, cho đến khi lão luyện thì có thể dùng chính sự nghiêng lệch đó như một thủ pháp để tạo hiệu quả đồ hoạ hay cảm xúc cho ảnh của mình. Từ việc tập chụp tránh nghiêng lệch chân trời đến dùng chính nó làm thủ pháp lão luyện là một khoảng cách xa, anh em cứ bình tĩnh học từ từ... 😃
Ví dụ:
a. Đường ngang ảnh hưởng đến tỷ lệ bố cục, ổn định vững chắc. Lấy đường ngang làm xương sống chính tạo bố cục, các đường phụ khác phụ trợ thôi.
bocuc-4-_MG_9420-2b.jpg

bocuc-4-_MG_9420-2.jpg

b. Mình thử lấy truc đứng, thẳng đứng tạo cảm giác động, theo hướng chuyển động đi lên làm chính. Các đường nghiêng phụ trợ. Anh em nghĩ sao?
bocuc-4-_MG_9420-Edit2.jpg

bocuc-4-_MG_9420-Edit.jpg

c. Đường chéo tạo ấn tượng chuyển động định hướng rõ rệt hơn đường ngang và đứng. Tuỳ bối cảnh anh em có thể lấy đường chéo tạo bố cục cho khung ảnh của mình.
bocuc-4-DSC_3870.jpg

bocuc-4-IMG_9443-Edit-2.jpg

bocuc-4-IMG_9443-Edit-2a.jpg

bocuc-4-10409121_368520800016673_1854537756079992564_n-2.jpg

3 - Tại sao đường chân trời lại quan trọng trong chụp ảnh?
Bởi vì chúng ta là con người và thường là thích những đường thẳng phải được sắp xếp ngay ngắn hơn là những góc cạnh méo lệch. Hãy nghĩ thử xem. Khi treo một bức ảnh trong phòng khách nhà mình, tại sao bạn lại muốn đặt cho nó nằm thẳng hàng với trần nhà, sàn nhà hay các đồ dùng nội thất ? Tại sao chiếc TV hay màn hình máy tính của bạn luôn nằm trên một mặt phẳng hoặc được treo ngay ngắn lên tường ? Sao chúng ta lại có rất nhiều những vật dụng được xếp thẳng góc ? Đó là do chúng ta thích những gì ngay ngắn và khi nhìn thấy các vật dụng bị méo lệch, tiềm thức của chúng ta lập tức nhận ra sự mất cân đối. Chúng ta đòi hỏi sự cân đối khi nhìn những gì chúng ta sắp đặt.
Ví dụ:
Chẳng hạn xem bức ảnh dưới đây. Nhìn vào các đường ngang mình vẽ thêm màu đỏ, chúng ta có thể thấy rõ là bức ảnh bị mất cân đối và các đường thẳng chạy từ trái sang phải trong khung hình bị nghiêng.
bocuc-4-11902494_41418124211a7295_114841818591665771_n-2.jpg

bocuc-4-11902494_41418124211a7295_114841818591665771_n copy.jpg

Nếu để thế này trông đẹp hơn và mang lại một sự quân bình tốt hơn khi nhìn vào. Các đường thẳng trông đã ngay ngắn và thẳng góc với nhau, mang lại một sự cân đối tốt về các đường thẳng dọc và ngang.
bocuc-4-11902494_414181242117295_114841818591665771_n-2.jpg

bocuc-4-11902494_414181242117295_114841818591665771_n copy.jpg

Đấy là lý do tại sao nhìn một bức ảnh với những đường ngang bị nghiêng khiến cho cảm thấy nó bất thường. Chúng ta có một thước đo được đặt sẵn trong trí óc làm cho chúng ta muốn nghiêng đầu để cố điều chỉnh những đường thẳng ấy lại cho ngay ngắn.
bocuc-4-L1001015a.jpg

Có một số chủ đề ảnh không phải giữ luật đường chân trời, nhưng riêng trong ảnh phong cảnh, kiến trúc thành phố thì người ta đều giữ luật cơ bản này. Do đó, việc chú ý vào cảnh trí mình chụp, những thứ bao quanh và nằm đằng sau chủ thể là cần thiết, chứ không chỉ có chủ thể là duy nhất.
bocuc-4-2649181_32.tinhte.vn copy-2.jpg

Và điều này không chỉ được áp dụng trong chụp ảnh phong cảnh hoặc kiến trúc. Nhiều người còn áp dụng nó vào việc chụp ảnh chân dung, ảnh đường phố và cả đồ vật nếu người chụp thấy nên như thế thì tuỳ ý.
bocuc-4-11238970_390736061128480_2134199161071042519_n-2.jpg

4 - Một số trường hợp khó xác định hoặc không có đường chân trời
Có những tình huống có thể đòi hỏi phải khéo léo mới xác định được các đường ngang và đường thẳng để qua đó điều chỉnh/ sắp xếp lại cảnh chụp cho ngay ngắn. Đôi khi không có đường thẳng nào trực quan, anh em sẽ làm gì trong các tình huống đó ? Nếu bức ảnh đạt được sự cân đối khi nhìn, mà chẳng có đường thẳng nào cả, thì kệ nó, anh em chẳng cần phải lo lắng gì. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, có đường thẳng/ngang, nhưng chúng khó tìm ra để xác định, thì phải cân nhắc để bố cục cho vừa ý. Chúng ta hãy lượt qua một số thí dụ mà trong đó những đường thẳng không xuất hiện hiển nhiên như những tấm ảnh ở trên.
Ví dụ 1:
Rõ ràng là có nhiều đường ngang cắt khung cảnh ra nhiều phần. Có thể chọn một đường ngang nào đó chăng? Những đường bờ ruộng chỉ là đường phụ trong toàn bộ phong cảnh được giữ cân đối bởi đường ngang sát chân núi.
bocuc-4-DSC_3811-2.jpg

bocuc-4-DSC_3811-2a.jpg

Ví dụ 2:
Khi xem bức ảnh dưới đây, bản thân mình rất thích. Hiệu ứng tốc độ màn trập chậm tạo vết dễ gây ấn tượng ngay.

bocuc-4-s77s7s720160322_212300-2.jpg

Nhưng khi lên khung tái bố cục, các ngôi nhà phía hậu cảnh và cây cột đèn để điều chỉnh bức ảnh cho ngay ngắn. Dĩ nhiên là tuỳ ý các bạn, nhưng để cân đường thẳng ngang/đứng cho ngay thì mình làm như sau:
bocuc-4-s77s7s720160322_212300-3.jpg

bocuc-4-s77s7s720160322_212300-3a.jpg

Ví dụ 3:
Đây là ví dụ khó hơn, vì có rất nhiều đường thẳng trong cảnh chụp chồng chéo nhau và có độ nghiêng lớn:
Mình dùng hai yếu tố để chỉnh khung hình: chọn chiều đứng của những rặng cây gần nhất, nếu để lệch xéo dễ tạo cảm giác nghiêng lệch làm toàn cảnh sẽ mất cân đối, và đường ngang ở rặng chân núi xa giúp cho các đường khác trong ảnh được cân đối.
bocuc-4-12241495_437323233136429_371824148456322930_n-4.jpg

Ví dụ 1:
Ví dụ này là con đường ngang, chúng ta sẽ lấy con đường hay đường chân trời?
bocuc-4-c7-3.jpg

Tất nhiên là đường chân trời. Luôn giữ đường chân trời làm đường trục cho bố cục khung ảnh, mọi thứ khác là một phần trong toàn cảnh. Do góc đặt máy và dùng chiều thẳng đứng của các bụi cây để gióng hàng cho các đường.
bocuc-4-c7an.jpg

Ví dụ 1:
Trong ảnh chân dung có hậu cảnh, tuy mờ nhoè, có rất nhiều bức ảnh hậu cảnh nghiêng lệch có chủ ý của người chụp, nhưng thông thường thì mình vẫn cố gắng gióng các đường thẳng ngang và đứng được cân đối dễ nhìn:
bocuc-4-SAM_0789 copy-Edit-2.jpg

bocuc-4-SAM_0789 copy-Edit-2b.jpg

Yếu tố chính rõ ràng là cô gái, nhưng như vậy không có nghĩa là mọi thứ còn lại ở hậu nền bị bỏ qua. Ở đây, mình dùng khung cửa phía sau và bậc tam cấp để gióng khung hình cho phù hợp.
5. Trải nghiệm và phá vỡ quy tắc
Hãy luôn nhớ rằng những gì được viết ở trên - dành cho người bắt đầu học chụp - đều là những gợi ý để cải thiện việc sắp xếp bố cục bức ảnh – chúng không phải là những quy tắc chặt chẽ mà lúc nào bạn cũng tuân thủ. Hãy trải nghiệm với các góc cạnh và đường thẳng và xem cái gì hiệu quả với từng bức ảnh. Đôi khi đường chân trời và đường thẳng nghiêng trong những bức ảnh bạn chụp lại đem đến những kết quả ấn tượng, nhưng đôi khi chúng lại làm chúng ta nô dịch chúng.
Để kết thúc việc bàn về đường chân trời và đường thẳng trong khung ảnh, chúng ta có thể nói thẳng với nhau rằng: Nếu xem hình ảnh như là hình ảnh, và nhiếp ảnh không phải là phương tiện tái hiện thực tế một cách máy móc thì đường chân trời có thể chao đảo theo bất kỳ hướng nào, và thậm chí có thể cong vòng qua con mắt ống kính "fish-eye"!
bocuc-4-58.jpg

Tấm trên chụp bằng fisheye 16mm rồi lật ảnh, tấm dưới thì chụp góc thấp hất lên:
bocuc-4-1 2.jpg

bocuc-4-249d0ce893bb88-2.jpg

Đọc thêm: