Nhận biết ngụy khoa học và thế nào là khoa học?
Bài viết được dựa vào văn bản "Science and Pseudo-Science" thuộc trang web Stanford Encyclopedia of Philosophy - đây là một trang web...
Bài viết được dựa vào văn bản "Science and Pseudo-Science" thuộc trang web Stanford Encyclopedia of Philosophy - đây là một trang web mở về triết học với nội dung được peer - reviewed và trích dẫn từ các tài liệu gốc và được duy trì bởi đại học Stanford.
Case 1: Bạn bị bố mẹ phản đối việc kết hôn với người yêu vì "không hợp tuổi", khi bạn cãi lại thì bố mẹ bạn nói rằng việc xem tuổi là khoa học, được tiến hành từ ngàn đời nay, không tuân theo sẽ nhận những hậu quả xấu.
Case 2: Bạn có niềm tin rằng chiêm tinh học là khoa học vì nó nghiên cứu sự liên quan giữa chuyển động của các hành tinh và vận mệnh con người. Bạn luôn lựa chọn công việc, sếp hay người yêu dựa theo việc hợp với cung mệnh của bạn.
Case 3: Bạn đang theo một chương trình ăn uống thực dưỡng do một facebooker rao giảng và tin rằng việc ăn những thứ tự nhiên đúng liều lượng sẽ giúp bạn tránh khỏi bách bệnh vì "mọi bệnh đều đến từ miệng". Facebooker cũng nói rằng đã có X người khỏi bệnh ung thư do ăn theo chế độ mà người này đề xuất. Bạn tin rằng chế độ ăn uống của bạn là rất khoa học.
Ngày nay bạn có thể dễ dàng gặp rất nhiều nội dung trên mạng xã hội, báo chí và truyền miệng khẳng định rằng những phương pháp và lý thuyết kể trên là khoa học. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi những lý thuyết (hay mệnh đề/ bộ môn) nào là khoa học và không phải khoa học chưa?
Cuộc tranh luận những gì được coi là khoa học đã kéo dài rất lâu và được rất nhiều những triết gia và khoa học gia phản biện, phần lớn những cuộc tranh luận đều tiến tới việc đưa ra ranh giới giữa những gì là khoa học, những gì không phải là khoa học và những gì là ngụy khoa học.
I. Ngụy khoa học (Pseudo - Science) là gì?
Trước khi đến với những định nghĩa về khoa học được trình bày ở phần dưới của bài viết, chúng ta hãy tiến tới việc nhận biết những gì là ngụy khoa học. Theo tác giả, quan điểm tốt nhất có thể được chấp nhận ở thời điểm này đến từ Sven Ove Hansson, triết gia người Thụy Điển, chủ tịch khoa triết và lịch sử công nghệ thuộc Học Viện Hoàng Gia Kỹ Thuật Thụy Điển, ông cho rằng ngụy khoa học có 2 dấu hiệu nhận biết sau:
1. Lý thuyết/ mệnh đề được đưa ra không phải khoa học
2. Những người ủng hộ lý thuyết/ mệnh đề cố tạo ra ấn tượng/ chứng minh rằng lý thuyết/ mệnh đề là khoa học.
2. Những người ủng hộ lý thuyết/ mệnh đề cố tạo ra ấn tượng/ chứng minh rằng lý thuyết/ mệnh đề là khoa học.
Chúng ta nên chú ý rằng, có rất nhiều thứ không phải khoa học, nhưng không phải tất cả chúng đều là ngụy khoa học. Ví dụ, một người nói rằng: "Tôi tin Chúa tồn tại", mệnh đề này không phải khoa học và người nói cũng không cố thuyết phục rằng đó là khoa học, nên mệnh đề này không phải ngụy khoa học.
Vậy, như thế nào là khoa học?
Đọc thêm:
II. Đến với góc nhìn về "Thế nào là khoa học?" của Karl Popper - Khoa học phải có thể sai
Sir Karl Raimund Popper có lẽ không còn xa lạ gì với những bạn học tranh biện (vì luật Karl Popper là một luật tranh biện rất phổ biến), ông là một triết gia và nhà logic học vĩ đại người Áo.
Quan điểm về những lý thuyết/ mệnh đề là khoa học của Karl Popper là chúng phải mang tính "có thể sai" - Falsifiable, đây có thể coi là quan điểm được chấp nhận phổ biến nhất.
Ông cho rằng: "Những mệnh đề hoặc hệ thống mệnh đề, để được coi là khoa học, phải có khả năng mâu thuẫn với những quan sát có khả năng xảy ra hoặc có khả năng hiểu được."
Ông cho rằng: "Những mệnh đề hoặc hệ thống mệnh đề, để được coi là khoa học, phải có khả năng mâu thuẫn với những quan sát có khả năng xảy ra hoặc có khả năng hiểu được."
Nghe thì có vẻ khó hiểu, nhưng có thể hiểu đơn giản rằng những gì coi là khoa học phải có tính chứng minh được bằng các hiện tượng thực tế hoặc các suy luận logic. Hãy lấy ví dụ về thuyết tương đối tổng quát của Einstein, thuyết này tiên đoán về sự tồn tại của sóng hấp dẫn đến từ một hệ thống lý thuyết phức tạp, và tới tận năm 2017 thì các nhà vật lý học mới quan sát và chứng minh được sự tồn tại của sóng hấp dẫn. Do đó, theo Karl Popper, lý thuyết tương đối tổng quát là khoa học vì nó mang tính kiểm chứng được.
Những lý thuyết khoa học có thể mang tính đúng và sai, hãy lấy thêm một ví dụ đơn giản nữa về một lý thuyết sai nhưng vẫn là khoa học: "Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ" được Aristotle đưa ra và đã được Galilei chứng minh là sai, tuy nhiên nó vẫn mang tính kiểm chứng được do đó nó vẫn là khoa học.
Quan điểm của Karl Popper đã tấn công vào một loạt những hệ thống lý thuyết có ảnh hưởng lớn bao gồm thuyết tiến hóa của Darwin, thuyết phân tâm học của Sigmund Freud, chiêm tinh học và vi lượng đồng căn.
Hãy thử lấy chiêm tinh học làm ví dụ xem tại sao Karl Popper lại không cho rằng nó là khoa học.
1) Chiêm tinh học không mang tính chứng minh được do những người thực hành chiêm tinh học luôn có cách để bao biện về những phán đoán sai của mình về số phận của người được mình xem. Có thể đổ do năng lượng vũ trụ không ổn định, sự di chuyển của một thiên thạch, vân vân để nói rằng lý thuyết của mình đúng nhưng do số phận của bạn là ngoại lệ. Ngoài ra, những nhà chiêm tinh không hề cập nhật những con số và thống kê những phán đoán của họ đúng hay sai và cập nhật lại lý thuyết.
2) Những người thực hành chiêm tinh học thường có xu hướng thuyết phục mọi người rằng đó là khoa học, được đúc kết hàng nghìn năm, được nghiên cứu sâu sắc, thậm chí đưa ra những bằng chứng sai.
1) Chiêm tinh học không mang tính chứng minh được do những người thực hành chiêm tinh học luôn có cách để bao biện về những phán đoán sai của mình về số phận của người được mình xem. Có thể đổ do năng lượng vũ trụ không ổn định, sự di chuyển của một thiên thạch, vân vân để nói rằng lý thuyết của mình đúng nhưng do số phận của bạn là ngoại lệ. Ngoài ra, những nhà chiêm tinh không hề cập nhật những con số và thống kê những phán đoán của họ đúng hay sai và cập nhật lại lý thuyết.
2) Những người thực hành chiêm tinh học thường có xu hướng thuyết phục mọi người rằng đó là khoa học, được đúc kết hàng nghìn năm, được nghiên cứu sâu sắc, thậm chí đưa ra những bằng chứng sai.
Đọc thêm:
III. Đến với góc nhìn "Thế nào là khoa học?" của Thomas Kuhn - Khoa học là giải đố
Thomas Samuel Kuhn là một nhà vật lý học, nhà triết học khoa học người Mỹ. Ông là tác giả của công trình trứ danh được xuất bản vào năm 1962, Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học, được từ điển triết học của Đại học Stanford đánh giá là "một trong số các triết gia khoa học nhiều ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20. Tác phẩm Cấu trúc của các cuộc Cách mạng khoa học là một trong số các đầu sách được trích dẫn nhiều nhất trong mọi thời đại."
Thomas Kuhn đã phản biện Karl Popper rằng Popper đã đánh đồng cả một nền khoa học vào chỉ những phần mang tính cách mạng, Popper đã tập trung vào tính có thể sai của một lý thuyết dẫn đến sự tập trung vào khoảnh khắc chứng minh tính đúng sai của lý thuyết đó.
Theo Kuhn, những hoạt động khoa học chủ yếu tập trung vào việc giải quyết những vấn đề, hay câu đố (puzzle - solving) nhiều hơn là chứng minh tính đúng sai của một lý thuyết. Trong việc giải đố, một lý thuyết sẽ được chấp nhận tạm thời, và những bài toán khoa học được định nghĩa bên trong lý thuyết đó.
Quan điểm về khoa học của Kuhn được giải thích trong việc ông phân tách giữa chiêm tinh học và thiên văn học. Theo Kuhn, từ cổ xưa, thiên văn học là hoạt động giải các bài toán và do đó là một môn khoa học. Nếu dự đoán của một nhà thiên văn học là sai, thì đó là một bài toán mà nhà thiên văn hy vọng sẽ giải được với những phương pháp đo lường mới hoặc chỉnh sửa lý thuyết thiên văn hiện tại. Ngược lại, những nhà chiêm tinh không giải đố vì "những trường hợp chiêm tinh sai không dẫn đến việc nghiên cứu các bài toán chiêm tinh, không ai, kể cả những nhà chiêm tinh tài giỏi, có thể sử dụng những trường hợp sai này vào việc thay đổi lý thuyết chiêm tinh". Do đó, theo Kuhn, chiêm tinh học không phải là một môn khoa học.
IV. Tóm tắt và quan điểm của người viết về những trường hợp ngụy khoa học ở Việt Nam:
Tóm tắt lại, trong thời đại hỗn loạn thông tin ngày nay, chúng ta nên tham khảo quan điểm về khoa học để biết được những gì phải và không phải là khoa học, đồng thời nhận biết những người/ lý thuyết ngụy khoa học cố gắng thuyết phục chúng ta tin những thứ không phải khoa học là khoa học.
Qua những trải nghiệm cá nhân của mình, mình từng gặp rất nhiều người thuyết phục mình tin vào nhiều thứ ngụy khoa học là khoa học và chúng ta có thể thấy được những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra do tin vào ngụy khoa học, ví dụ như anti vaccine, ăn thực dưỡng để chữa ung thư, những người từ chối tin vào biến đổi môi trường, vân vân.
Ở Việt Nam, có thể dễ dàng nhận ra nhiều hình thức bói toán, xem tử vi, xem tuổi, xem ngày được rao giảng là khoa học tâm linh, nếu chúng được những người thực hành gán mác khoa học thì đó chính là ngụy khoa học. Chúng ta có thể tin hoặc không tin những hình thức đó, nhưng cần phải có suy tưởng để xếp chúng vào khoa học hay là không.
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất