Nguyễn Trường Tộ - sinh bất phùng thời
Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871) còn được gọi là Thầy Lân là một danh sĩ, kiến trúc sư, và là nhà cải cách xã hội Việt Nam ở thế kỷ 19....
1. Tiểu sử
Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871) còn được gọi là Thầy Lân là một danh sĩ, kiến trúc sư, và là nhà cải cách xã hội Việt Nam ở thế kỷ 19. Ông sinh trong một gia đình theo đạo Công giáo từ nhiều đời tại làng Bùi Chu, thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là Nguyễn Quốc Thư, một thầy thuốc Đông y, nhưng mất sớm.
Nguyễn Trường Tộ là người thông minh, học giỏi, nên được truyền tụng là "Trạng Tộ". Thế nhưng, ông không đỗ đạt gì, có thể vì ông là người Công giáo nên không được đi thi, hoặc là ông không muốn đi theo con đường khoa cử.
Sau khi thôi học, ông mở trường dạy chữ Hán tại nhà, rồi được mời dạy chữ Hán trong Nhà chung Xã Đoài (nay thuộc xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Tại đây, ông được Giám mục người Pháp tên là Gauthier (tên Việt là Ngô Gia Hậu, về Xã Đoài nhận nhiệm vụ từ năm 1846) dạy cho học tiếng Pháp và giúp cho có một số hiểu biết về các môn khoa học thường thức của phương Tây.
Đầu tháng 2 năm 1861, ông Tộ nhận làm "từ dịch" (phiên dịch các tài liệu chữ Hán) cho thực dân Pháp. Ngày 29 tháng 11 năm 1861, Đô đốc Louis-Adolphe Bonard lên thay Đô đốc Léonard Charner, và ông này liền xua quân mở rộng cuộc chiến. Thấy vậy, Nguyễn Trường Tộ không trông mong gì ở cuộc "nghị hòa" nên xin thôi việc.
Sau khi thôi việc, Nguyễn Trường Tộ đã dồn hết tâm trí vào việc thảo kế hoạch giúp nước. Nhờ sự hiểu biết sâu rộng về các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật...; đến đầu tháng 5 năm 1863, thì ông đã thảo xong 3 bản điều trần gửi lên Triều đình Huế là: "Tế cấp luận", "Giáo môn luận" và "Thiên hạ phân hợp đại thế luận". Ngoài ra, ông còn thảo thêm bài "Trần tình" gửi lên để giải bày tâm tư và hoàn cảnh của mình, vì sợ Triều đình nghi ngờ ông, người đã từng gần gũi với các giáo sĩ Pháp và làm việc cho quân Pháp.
Song tất cả đều không được phúc đáp. Đầu năm 1864, ông lại gửi cho đại thần Trần Tiễn Thành một bản điều trần nữa để thuyết phục Triều đình Huế nên tạm hòa với Pháp và mở rộng bang giao.
Tháng 10 (âm lịch) năm Tự Đức thứ 23 (1870), Nguyễn Trường Tộ gửi thư lên Triều đình đề nghị lập lãnh sự ở Sài Gòn và sứ quán ở Pháp để nắm tình hình. Đầu tháng 11 năm đó, ông lại xin được vào Nam tổ chức đánh úp quân Pháp để thu hồi 6 tỉnh Nam Kỳ, nhân lúc Pháp đang thua Phổ (Đức) và Cách mạng Pháp đang nổi dậy.
Đầu năm 1871, ông nhận được lệnh cấp tốc ra Huế với lý do "đưa học sinh đi Pháp", nhưng kỳ thực là để bàn bạc với vua Tự Đức về phương lược quân sự và ngoại giao mà ông đã trình bày trong các văn bản gởi cho Triều đình cuối năm 1870. Nhưng Triều đình Huế bàn đi tính lại mà không đi đến được một quyết định nào: Sứ bộ không được cử đi các nước, kế hoạch đánh úp Pháp để thu hồi 6 tỉnh ở Nam Kỳ cũng không được thực hiện...
Sau mấy tháng ở Huế, có thể là vì không có việc gì để làm, hoặc có thể vì bệnh cũ tái phát, Nguyễn Trường Tộ đã xin phép trở về Xã Đoài (Nghệ An). Giữa năm ấy, ông về lại Xã Đoài, và đến ngày 22 tháng 11 năm 1871 thì đột ngột từ trần. Lúc ấy, ông chỉ mới khoảng 41 tuổi.
Sau khi thôi học, ông mở trường dạy chữ Hán tại nhà, rồi được mời dạy chữ Hán trong Nhà chung Xã Đoài (nay thuộc xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Tại đây, ông được Giám mục người Pháp tên là Gauthier (tên Việt là Ngô Gia Hậu, về Xã Đoài nhận nhiệm vụ từ năm 1846) dạy cho học tiếng Pháp và giúp cho có một số hiểu biết về các môn khoa học thường thức của phương Tây.
Đầu tháng 2 năm 1861, ông Tộ nhận làm "từ dịch" (phiên dịch các tài liệu chữ Hán) cho thực dân Pháp. Ngày 29 tháng 11 năm 1861, Đô đốc Louis-Adolphe Bonard lên thay Đô đốc Léonard Charner, và ông này liền xua quân mở rộng cuộc chiến. Thấy vậy, Nguyễn Trường Tộ không trông mong gì ở cuộc "nghị hòa" nên xin thôi việc.
Sau khi thôi việc, Nguyễn Trường Tộ đã dồn hết tâm trí vào việc thảo kế hoạch giúp nước. Nhờ sự hiểu biết sâu rộng về các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật...; đến đầu tháng 5 năm 1863, thì ông đã thảo xong 3 bản điều trần gửi lên Triều đình Huế là: "Tế cấp luận", "Giáo môn luận" và "Thiên hạ phân hợp đại thế luận". Ngoài ra, ông còn thảo thêm bài "Trần tình" gửi lên để giải bày tâm tư và hoàn cảnh của mình, vì sợ Triều đình nghi ngờ ông, người đã từng gần gũi với các giáo sĩ Pháp và làm việc cho quân Pháp.
Song tất cả đều không được phúc đáp. Đầu năm 1864, ông lại gửi cho đại thần Trần Tiễn Thành một bản điều trần nữa để thuyết phục Triều đình Huế nên tạm hòa với Pháp và mở rộng bang giao.
Tháng 10 (âm lịch) năm Tự Đức thứ 23 (1870), Nguyễn Trường Tộ gửi thư lên Triều đình đề nghị lập lãnh sự ở Sài Gòn và sứ quán ở Pháp để nắm tình hình. Đầu tháng 11 năm đó, ông lại xin được vào Nam tổ chức đánh úp quân Pháp để thu hồi 6 tỉnh Nam Kỳ, nhân lúc Pháp đang thua Phổ (Đức) và Cách mạng Pháp đang nổi dậy.
Đầu năm 1871, ông nhận được lệnh cấp tốc ra Huế với lý do "đưa học sinh đi Pháp", nhưng kỳ thực là để bàn bạc với vua Tự Đức về phương lược quân sự và ngoại giao mà ông đã trình bày trong các văn bản gởi cho Triều đình cuối năm 1870. Nhưng Triều đình Huế bàn đi tính lại mà không đi đến được một quyết định nào: Sứ bộ không được cử đi các nước, kế hoạch đánh úp Pháp để thu hồi 6 tỉnh ở Nam Kỳ cũng không được thực hiện...
Sau mấy tháng ở Huế, có thể là vì không có việc gì để làm, hoặc có thể vì bệnh cũ tái phát, Nguyễn Trường Tộ đã xin phép trở về Xã Đoài (Nghệ An). Giữa năm ấy, ông về lại Xã Đoài, và đến ngày 22 tháng 11 năm 1871 thì đột ngột từ trần. Lúc ấy, ông chỉ mới khoảng 41 tuổi.
2. Nguyễn Trường Tộ và điều trần cách tân đất nước
2.1 Hiền Tài không được trọng dụng
Là một tín hữu Kitô giáo, trưởng thành trong giai đoạn lịch sử bị thực dân Pháp chiếm các nước Ðông Dương và Việt Nam. Nguyễn Trường Tộ không vì thế mà quên mình là một người con của An Nam, sau khi thôi việc "từ dịch" (phiên dịch các tài liệu chữ Hán) cho thực dân pháp do không trông mong được gì ở cuộc "nghị hoà" của Đô đốc Louis-Adolphe Bonard, Ông đã dốc hết tâm trí vào việc thảo kế hoạch giúp nước. Nhờ sự hiểu biết sâu rộng về các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật... nên đến đầu tháng 5 năm 1863 thì ông đã thảo xong ba bản điều trần gửi lên Triều đình Huế là "Tế cấp luận", "Giáo môn luận" và "Thiên hạ phân hợp đại thế luận".
Nhận thức được bối cảnh và khuynh hướng vận động chung của thế giới thời bấy giờ, Nguyễn Trường Tộ có những nhận định:
Ngày nay các nước phương Tây đã bao chiếm suốt từ Tây Nam cho đến Đông Bắc, toàn lãnh thổ châu Phi cho tới Thiên Phương, Thiên Trúc, Miến Điện, Xiêm La, Tô Môn Đáp Lạp, Trảo Oa, Lữ Tống, Cao Ly, Nhật Bản, Trung Quốc và các đảo ở ngoài biển, kể cả Tây châu, không đâu là không bị chẹn họng bám lưng. Nước Nga thì từ Tây Bắc đến Đông Nam gồm tất cả các nước Đại Uyển, Cốt Lợi Cán, Mông Cổ và các xứ ở Bắc Mãn Châu, không đâu là không chiếm đất và nô dịch dân những nơi đó. Ở trên lục địa, tất cả những chỗ nào có xe thuyền đi đến, con người đi qua, mặt trời, mặt trăng soi chiếu, sương mù thấm đọng thì người Âu đều đặt chân đến, như tằm ăn cá nuốt, ở đâu thuận với họ thì phúc, chỗ nào trái với họ thì họa; ai hòa với họ thì được yên, ai cự lại thì dùng binh lực giao tranh; trong thiên hạ không ai dám kháng cự lại họ.
Ba bản điều trần chứa đựng tầm nhìn của Nguyễn Trường Tộ trong việc cách tân đất nước về toàn diện. Nhưng đáng tiếc thay tất cả đã không được phúc đáp. Phần do ông không được tin tưởng vì ông là người Công Giáo , một con chiên của Chúa. Ta hãy nhớ rằng triều đình vua quan Việt Nam không thích Công Giáo mặc dù có một số giáo sĩ Tây Phương giúp vua Gia Long trong thời gian khôi phục lại sơn hà, đóng góp vào sinh hoạt Văn Hóa Việt Nam. Ðào tạo lớp người mới Paulus Hùynh Tịnh Của, Petrus Trương Vĩnh Ký để lại hơn 100 tác phẩm văn học biên khảo, có công mang hột giống, cây, hoa qủa lạ như: sầu riêng, măng cụt, mãng cầu, lôm chôm từ Pinang Malaisia về trồng tại miền Nam.
Lịch sử đổi thay qua nhiều triều đại, từ đời vua Minh Mạng (1820-1840) Tự Ðức (1847-1883), Thiệu Trị (1840-1847) đều nghi ngờ các giáo sĩ thân Pháp đến truyền giáo tại Việt Nam. Thiên Chúa bị gọi là „tả đạo“ lúc bấy giờ không phải chỉ riêng vua mà quan lại, sĩ phu ít người hiểu về phúc âm của Thiên Chúa, chỉ thấy việc truyền đạo nhiều điều trái với Nho giáo và phong tục tập quán của nước ta.
Lý do khác là các bản điều trần của ông đã mang tầm nhìn vượt thời đại phù hợp với một nhà nước dân chủ hơn là một nhà nước thời bấy giờ- nhà nước Phong Kiến. Tự Đức tuy thông minh nhưng lại như nhược, quan lại trong các triều đại Việt Nam không mù, nhưng họ không sáng suốt mở mắt nhìn xa trong việc giúp vua trị nước, để đưa Dân Tộc Việt Nam khỏi cơn nô lệ . Nguyễn Trường Tộ viết trong bản di thảo số 27:
“ Phàm kẻ trong thiên hạ là người không phải không có lầm lạc ban đầu, mà là người biết thay đổi hành động, biết sửa điều sai thành đúng đắn, không xấu hổ vì phải sửa đổi cái cũ, mà xấu hổ vì không làm được điều gì mới, không nhìn lui dĩ vãng mà chuyên mưu việc tương lai, không nghĩ đến bảo toàn tên tuổi riêng mình mà lo lợi ích chung cho đất nước, thế mới gọi là trí ..“
Nguyễn Trường Tộ có lòng với đạo và dân tộc là công dân Việt Nam tài ba lỗi lạc, nhưng không được triều đình trọng dụng. Khó có cơ hội thăng tiến trong cử nghiệp, có thể lý do ông không tham dự khoa thi năm 1848 (canh tý)
2.2 Điều trần cách tân đất nước
Trong sách “Lịch sử Việt Nam”, ông Đào Duy Anh đã để một chương để nói về các đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ. Ông cho Nguyễn Trường Tộ là một trong “ Những nhà chí sĩ thức thời, hiểu rõ sự cần thiết đổi mới, là một nhà nho học, nhờ một người giáo sĩ đạo Thiên chúa dạy cho chữ Pháp và đem du lịch ở Âu châu trong ít năm, nên lại có thêm được cái học thiết thực của một nhà tân học. Từ năm 1861 đến năm 1871, thấy việc nước một ngày một khó, thế nước một ngày một suy, nghỉ trù nghĩ những phương sách làm cho dân giàu nước mạnh, và dùng hết lời lẽ thống thiết để đưa lên triều đình mấy chục xấp điều trần…”.
Bàn về Nguyễn Trường Tộ chúng ta cũng vẫn có khuynh hướng đề cao các đề nghị cải cách của ông mà ta vẫn gọi là bản điều trần. Vai trò Nguyễn Trường Tộ trong lịch sử thực sự ra sao ? Các đề nghị cải cách của ông, nếu được thi hành, có khả năng làm cho nước Việt Nam trở nên giàu mạnh như Nhật Bản hay các nước Tây phương hay không ?
Sách Đại Nam thực lục do Quốc Sử Quán soạn chép về ông dưới thời vua Tự Đức (1847-1883) như sau:
“Bính Dần 1866, tháng 5 mùa hạ : Sai Lang trung là Hồ Văn Long, cùng với dân đi đạo là Nguyễn Trường Tộ đi từ Quảng Bình ra Bắc, đến địa phận núi Hải Dương để tìm kiếm than mỏ .”(sđd T7, tr. 997).
Tháng 7 mùa thu : Sai Giám mục nước Phú Lãng Sa là Hậu cùng với đồ đệ là Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Điều sang nước Tây thuê thợ và mua máy móc” (sđd tr. 1012).
Canh Ngọ 1870 mùa thu tháng 9: Dân theo đạo ở Nghệ An là Nguyễn Trường Tộ mật tâu 2 cách về việc đối với nước Tây:
– Xin sai người đi đến Gia Định dò thám, dâng kế khiến cho tướng Pháp trả lại ta sáu tỉnh, mang cả quân về nước, để dẹp nạn trong nước, rồi lại sang buôn bán như người Anh ở Hạ Châu (tức Mã Lai).
– Cần chơi thân với người Anh, nước ấy thấy ta cần đến người ANh, mới dễ nguôi lòng về bàn định hòa ước. Lại phái người sang thủ đô nước Anh thăm dò, tùy tiện bày kế.
– Trần Tiễn Thành nhân xin sai Nguyễn Hoằng (người bên đạo sang sai phái) đi sang nước Pháp bảo là cho người đi học, rồi nhân tiện cho Nguyễn Trường Tộ theo sang để trình bày lợi hại với viên cố đạo tây và xem sự thể tình hình các nước Anh, Nga, Úc, Phổ. Và nước Pháp vẫn trông cậy ở 2 Công hầu và Thứ dân, nên ngầm thương thảo với 2 viện đó, có cơ hội gì lần lượt tâu về.
Vua nghĩ Trường Tộ tâu về việc quốc quân hệ trọng, cho triệu về Kinh để hỏi (Trường Tộ trước đã sang Tây du học lâu ngày).”(sđd, tr.1248).
Qua đó ta thấy dưới triều đại nhà Nguyễn, mà cụ thể là thời Tự Đức, NTT được ghi nhận 3 trường hơp:
– Ông đã được cử đi tìm mỏ than (1866).
– Được cử sang Pháp thuê thợ và mua máy móc (1887).
– Dâng kế lên vua Tự Đức để lấy lại 6 tỉnh đã mất (1870).
Những điều đó ít nhiều cho ta thấy vua Tự Đức không phải không biết gì. Triều đình đã giao nhiệm vụ cho ông trong một số công việc. Đến năm 1870, sử ghi chép cụ thể những điều ông đề đạt, và chính đích thân nhà vua đã mời ông đến để hội với đình thần.
Thế nhưng, trong cuốn “Nguyễn Trường Tộ con người và di thảo” (2002), tác giả Trương Bá Cần đã cho công bố 58 bản di thảo của ông qua bản dịch chữ quốc ngữ. Tác giả cho biết là dựa vào những bản chữ Hán được sao chép lại do bản gốc đã bị thất lạc. Bản thứ nhất ghi thời gian là tháng 3-4 năm 1863; bản 55 vào tháng 10-11 năm 1871; ba bản cuối không thấy đề thời điểm viết ra.
Các bản thảo được tóm tắt lại như sau:
Về chính trị:
Ông trình bày những chiến lược cơ bản, về những thế lớn phân và hợp trong thiên hạ ("Thiên hạ phân hợp đại thế luận", 1863) và đề xuất "Kế ly gián giữa Anh và Pháp" (1866). Không hề ảo tưởng về dã tâm của thực dân Pháp, nhưng ông rất sáng suốt chủ trương tạm hòa hoãn với Pháp, gợi ý với nhà vua về lợi ích lớn của việc "Mở rộng quan hệ với Pháp và các nước khác" (1871)...
Về nội chính
Ông đề nghị triều đình tinh giản bộ máy chính quyền để đỡ hao tốn công quỹ, xác định rõ chức năng công việc của từng loại quan lại để khỏi phải có rất nhiều người ăn lương mà không biết làm gì. Mặt khác, nên có chính sách đối với những nho sinh để họ không thể dựa vào chút chữ nghĩa, trốn tránh nghĩa vụ đối với nước nhà. Ngoài ra, muốn cho đội ngũ viên chức giữ được thanh liêm thì phải tạo điều kiện cho họ làm giàu chính đáng...
Về tài chính:
Ông đề nghị sắp đặt lại hệ thống thuế khóa cho thật công bằng hợp lý. Muốn thế phải đo đạc lại ruộng đất, kê khai nhân khẩu, tăng thuế người giàu và hàng xa xỉ ngoại nhập, đánh thuế thật nặng vào những tệ nạn như cờ bạc, rượu chè,... Ngoài ra, còn phải khuyến khích nhà giàu bỏ tiền ra cho vay, và vay tiền của nước ngoài.
Về kinh tế
Ông đề nghị chấn hưng "nông, công, thương nghiệp" để làm cho dân giàu nước thịnh, bằng những hành động cụ thể như: tổ chức khai hoang, bảo vệ rừng, thành lập các đoàn tàu đem hàng nông sản đi bán, cử người thăm dò tài nguyên, khai thác mỏ, thành lập các cơ sở sản xuất công nghệ và đào tạo thợ kỹ thuật…Và để nền kinh tế cả nước có thể giao thông dễ dàng, thì phải chú ý đến việc làm mới và tu bổ đường bộ và đường thủy...
Về học thuật:
Ông đề nghị cải cách "việc học, việc thi" để chọn được nhân tài hữu ích. Không nên tiếp tục lối học "máy móc, tín điều" kiểu Trung Hoa. Đáng chú ý là việc ông đề nghị đem các môn khoa học vào trong chương trình học, nhất quyết phải dùng quốc văn (chữ Nôm) để dạy học và soạn sách, kể cả trong các giấy tờ hành chính...
Về ngoại giao:
Ông chủ trương quan hệ mềm mỏng với Pháp, và không chỉ có Pháp mà còn phải đặt ngoại giao với nhiều nước khác như Anh, Tây Ban Nha... Phải biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước này để có lợi cho mình. Phải đào tạo được các thông dịch viên giỏi công việc và tiếng nước ngoài...
Về võ bị:
Ông đề nghị cải tu võ bị nhằm tăng chất lượng của quân đội, như tổ chức lại đội ngũ, cho quân lính được học tập các binh pháp mới, mua sắm tàu thuyền và vũ khí, xây dựng phòng tuyến cả ở thành thị lẫn nông thôn, đề phòng quân Pháp xâm lược lan ra cả nước...
Bên cạnh đó, ông còn đề nghị cải cách về các mặt khác như văn hóa, tôn giáo, bảo tồn di tích lịch sử, v.v...
Bây giờ chúng ta hãy đào sâu hơn vào các điều trần của ông để rõ hơn tại sao Tự Đực lại không nghe theo Trường Tộ. Chúng ta hãy xem nhận định về 58 bản điều trần của tác giả Bùi Kha trong cuốn Nguyễn Trường Tộ và vấn đề canh tân xuất bản năm 2011 do NXB Văn Học phát hành:
“Điều quan trọng là qua 58 bản điều trần xếp theo thứ tự thời gian, chúng ta thấy tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ không được bố cục một cách nhất quán, mà viết theo biến chuyển của tình hình quân sự và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam, cũng như viết theo bối cảnh lịch sử thời bấy giờ để xoáy vào chủ điểm chính: Tại sao nên hợp tác với Pháp. Với giọng văn điêu luyện, sắc sảo, chúng ta thấy Nguyễn Trường Tộ đã sử dụng hai luận điểm chính để thuyết phục dân Đại Nam nhất là triều đình Tự Đức. Hai luận điểm có tính chiến lươc và chiến thuật có thể đặt tên là “củ cà rốt” và “cục xương ”.
Chiếc thuật “củ cà rốt” là đưa ra một miếng mồi béo bổ như khai thác hầm mỏ, sử dụng tài nguyên thiên nhiên…để làm cho dân giàu nước mạnh. Muốn đạt được mục đích đó thì phải làm gì ? Trả lời: Phải hợp tác với Pháp, phải cầu khẩn Giáo hoàng La Mã giúp sức như trong di thảo số 5.
Chiến thuật “cục xương” là đưa ra một số đề nghị không thể thực hiện được như chỉnh trang võ bị, đào kênh từ Hải Dương đến Huế …(di thảo số 27) để qua đó muốn triều đình nhà Nguyễn mất thì giờ gặm nhấm “cục xương” để không làm gì khác hơn…” (sđd, tr. 37-38).
Các điều trần của Nguyễn Trường Tộ thường được ca ngợi nếu được áp dụng vào thi Việt Nam sẽ trở thành cường quốc, hay cá nhân tôi khi đọc một vào comment trên mạng xã hội thì đa phần chê trách triều đình nhà Nguyễn , chê Tự Đức ngu dốt không có mắt nên mới để cảnh đất nước nghèo đói, nhưng thực thì Tự Đức không hề ngu dốt chút nào.
Như chúng ta đã biết, từ năm 1862, Pháp đã cưỡng chiếm 6 tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Vì thế, nhiệm vụ cấp bách của triều đình lúc đó là làm sao để tập hợp mọi lực lượng để giữ nước, không để bị mất đất nhiều hơn. Ngoài nhiệm vụ này không có nhiệm vụ nào khác. Âm mưu của thực dân Pháp đã được vua Tự Đức chỉ rõ : “chúng như một bầy hổ đói…”, vì thế , đòi hỏi từ bỏ nhiệm vụ hàng đầu để hòa mà lo việc cải cách là một điều không có nhà lãnh đạo nào có thể thực thi. Hơn nữa, khi đưa ra những đề nghị cải cách đó, Nguyễn Trường Tộ cũng đã nhận rằng, nhân dân Việt Nam phải làm ăn chung đụng mười năm với người Âu thì tài nghệ người Việt mới bằng người Âu. Do đó, những cải cách của ông chỉ có thể thi hành được khi Việt Nam có một khoảng thời gian rảnh tay chừng trên dưới 10 năm (theo Nguyễn Trường Tộ). Thực tế lúc đó, thực dân Pháp đã không để yên cho Việt Nam, không để triều đình nghỉ ngơi bàn nghị để thi hành cải cách. Chúng áp dụng chính sách “tàm thực”, đánh chiếm nơi nọ xong là đánh chiếm nơi kia, như vậy các đề nghi cải cách của Nguyễn Trường Tộ nếu được chấp nhận cũng không có thời gian để thực hiện.
Nếu các điều trần có được thi hành đi chăng nữa kết quả cũng rất khó làm cho nước Việt trở thành giàu mạnh, có khi tạo điều kiện cho thực dân dễ dàng chiếm trọn nhanh chóng cả Bắc Kỳ và Trung Kỳ hơn ! Với hiện trạng đất nước đã mất 6 tỉnh Nam Kỳ, nếu muốn thi hành cải cách theo ý của Nguyễn Trường Tộ, triều đình Huế không thể không trông vào sự “giúp đỡ” của thực dân Pháp. Chính Nguyễn Trường cũng nhận thấy rằng sự giúp đỡ của thực dân Pháp là một tất yếu trong công cuộc cải cách, nhằm đưa đất nước vào con đường tư bản chủ nghĩa. Nguyễn Trường Tộ đã từng khuyên triều đình Huế nhờ các Hội Kinh doanh ngoại quốc của tư bản Pháp làm các công việc như tìm mỏ, khai mỏ, xây dựng cửa bể, dựng nhà máy…Các Hội Kinh doanh ngoại quóc mà ông muốn nhờ cậy đó là ai, nếu không phải là các tổ chức thực dân chuyên chỉ huy và phát động các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa ? Nếu chúng ta biết rằng trong chính sách xâm lược hồi đầu thế kỷ XVII, công ty thương nghiệp Đông Ấn Độ đã đóng một vai trò rất quan trọng, thì chúng ta thấy rằng nếu giao các công việc tìm mỏ, khai mỏ, xây dựng cửa bể, nhà máy…cho các Hội Kinh doanh ngoại quốc nói trên khác nào giao vận mệnh Tổ quốc cho bọn trùm kẻ cướp ?. Ông có thể thấy được ích lợi khi bắt tay với phương Tây nhưng không thấy được dã tâm thôn tính của họ, về phần này đây là một thiếu sót của ông khiến cho các điếu trần của ông không được chấp thuận.
3. Kết
Tuy là một hiền tài hiếm , một người luôn cống hiến vào công cuộc cải cách đất nước ngày ngày phát triển, để nhân dân thoát khỏi nghèo đói . Đến cuối đời Nguyễn Trường Tộ vẫn làm việc, kiên trì gửi các điều trần cho triều đình mặc dù không được phúc đáp đi chăng nữa. Nhưng tiếc thay trong suốt cuộc đời của ông những việc ông làm đều dang dở, ước mơ của thì không thành hiện thực. Tiếc thay cho một nhân tài
Một kiếp sa chân, muôn kiếp hận
Ngoảnh đầu cơ nghiệp ấy trăm năm
source :
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất