Mình viết bài với mục đích chỉ là nói chung về 2 con người chứ không hề có ý xấu gì cả.
1. Hai con đường cách mạng
*Nguyễn Ái Quốc:
- Về cơ bản Nguyễn Ái Quốc chủ trương đấu tranh bạo động, kêu gọi các thành phần dân tộc đang chịu áp bức nhất từ chế độ thực dân và một số tư bản địa chủ yêu nước đứng lên giành chính quyền. Nguyễn Ái Quốc nhìn nhận rằng Pháp thắng Việt Nam vì Việt Nam yếu, Pháp mạnh, Triều đình Huế nhu nhược, thực dân mưu mô xảo quyệt. Do đó, ông đả kích mạnh mẽ những người Pháp tại Đông Dương và "Hoàng Đế" Khải Định đồng thời gây dựng hệ tư tượng cộng sản ở Việt Nam.
- Hồ Chủ Tịch từng nói " không có gì quý hơn độc lập tự do". Do vậy cả cuộc đời ông tìm mọi cách để loại bỏ sự hiện hữu về quân sự của mọi thế lực ngoại bang lên Việt Nam để giành lấy nền độc lập dân tộc.
*Phan Chu Trinh:
- Đối với Phan Chu Trinh thì ông theo đuổi con đường đấu tranh ôn hòa, dùng sức ép trong nhân dân yêu cầu Pháp phải cải cách nhưng mà giới sử gia trong nước ngày nay lại tố cáo là hành động "Ỷ Pháp cầu thân".
-Khác với Nguyễn Ái Quốc, Phan Chu Trinh cho rằng nguyên nhân mất nước không phải người Việt không có tinh thần yêu nước mà là do dân trí người Việt tụt hậu, do hạn chế trong tư duy và thói xấu đã cố hữu trong mỗi người Việt. Lê Nin cũng cho rằng "Tri thức giải phóng con người"
==> Con đường của Phan Chu Trinh là khai sáng dân trí nước nhà, thức tỉnh người yêu nước từ đó tạo ra cách mạng. Còn Nguyễn Ái Quốc lại dựa vào những thành phần "cần được cách mạng" lãnh đạo cách mạng.
2. 1 người thành công 1 người thất bại.
-Phan Chu Trinh ảnh hưởng của tư bản Âu Châu còn Nguyễn Ái Quốc thấm nhuần các luận cương chính trị của Mác- Lê nin. Nguyễn Ái Quốc bị thuyết phục bởi từng câu chữ trong trong bản luận cương của Lê nin và ông cho rằng lý tưởng cộng sản sẽ là con đường giải phóng dân tộc. Còn với Phan Chu Trinh thì có lẽ ông đã nghiên cứu kỹ hơn các vấn đề như thượng viện, hạ viện,... các điểm khác nhau giữa dân chủ với phong kiến, ông đã tìm hiểu kỹ những điểm tiến bộ của văn hoá Âu Châu cũng như những tư tưởng lạc hậu lỗi thời của Khổng Giáo và ông cho rằng đây mới là con đường giải phóng dân tộc.
3. Điểm giống nhau của 2 người.
- Cả 2 người về cơ bản đều là những nhà cải cách lừng lẫy trong lịch sử Việt Nam và họ cũng đều muốn đưa Việt Nam thoát khỏi ách áp bức nô lệ. Hồ Chí Minh với học thuyết Mác Lê làm nòng cốt còn Phan Chu Trinh với 3 cơ sở nền tảng "Khai dân trí- Chấn dân khí- Hậu dân sinh"
- Cả 2 người đều chỉ trích vào nhà cầm quyền Pháp và 1 bộ phận tri thức của Việt Nam thời đấy cực kỳ thờ ơ với dân tộc.
4. Điểm khác nhau của 2 người.
- Nguyễn Ái Quốc muốn gắn kết mọi người bằng chủ nghĩa cộng sản vì ông tin rằng đó là chủ nghĩa duy nhất có thể xóa bỏ ranh giới giữa các tầng lớp xã hội. Ở đó, con người hi sinh hết mình xây dựng lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Nên ông đã chọn con đường đấu tranh bằng bạo lực.
- Phan Chu Trinh thì đề cao lợi ích của công đoàn, khuyên con người phải biết gắn kết lại, cùng nhau đòi quyền lợi. Ông cho rằng công đoàn cần được hình thành nên từ lợi ích của mọi người. Khi quyền lợi một người bị xâm phạm thì mọi người phải chung sức giúp đỡ vì hôm nay có thể là người đó nhưng ngày mai là chính mình. Đoàn thể trong quan niệm của cụ Phan khác với Nguyễn Ái Quốc là nó được hình thành trên cơ sở tự nguyện, vì lợi ích của chung mọi người nhưng vẫn đề cao tính cá nhân.
==> Phan Chu Trinh và Nguyễn Ái Quốc tuy ban đầu cùng một mục đích chung song lý tưởng lại khác nhau. Phan Chu Trinh đã thất bại còn Nguyễn Ái Quốc thì thành công. Cơ bản thì mục tiêu của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh là "đánh đuổi Thực dân Phong Kiến", "Đánh cho Mỹ cút- Ngụy nhào". Dân tộc Việt Nam tuy vắng bóng quân xâm lược và được nhận sự hoà bình vậy mà Người Việt ngày nay vẫn ích kỉ, khôn lỏi, thờ ơ lãnh đạm với dân tộc như thời thực dân nửa phong kiến, biết đâu bây giờ 3 cơ sở nền tảng của cụ Phan lại thực sự cần thiết với xứ Việt Nam này....
Phải nhìn nhận một thực tế khách quan là thực dân Pháp không hề bỏ một đất nước thuộc địa đang khai thác tốt chỉ bằng áp lực đấu tranh bất bạo động.
cái ông Hồ Chí Minh làm được là tập hợp tất cả mọi thành phần dân tộc, đảng phái, tầng lớp của đất nước Việt Nam khi đó đứng lên để đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Ông Hồ cũng không muốn đấu tranh bằng vũ lực đâu, đấu tranh bằng vũ lực chỉ là biện pháp cuối cùng phải sử dụng đến để giành độc lập cho dân tộc.
NÓi "Nguyễn Ái Quốc muốn gắn kết mọi người bằng chủ nghĩa cộng sản vì ông tin rằng đó là chủ nghĩa duy nhất có thể xóa bỏ ranh giới giữa các tầng lớp xã hội. Ở đó, con người hi sinh hết mình xây dựng lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Nên ông đã chọn con đường đấu tranh bằng bạo lực"
là một nhận định sai lầm nghiêm trọng và cố hữu.
tại sao thế ? bởi vì :
Lý do ông Hồ Chí Minh tìm đến chủ nghĩa cộng sản là bởi vì không có một thế lực nào lớn lúc đó, ngoài hệ thống chủ nghĩa cộng sản quốc tế có thể chìa tay ra mà giúp đỡ đất nước ông giành độc lập, mình nhấn mạnh ở chỗ không có thế lực nào cả !
Cái ông Hồ Chí Minh đấu tranh không phải là giai cấp, lý tưởng xã hội chủ nghĩa như bài viết nhận định, mà chính là độc lập dân tộc thưa các bạn.
https://www.youtube.com/watch?v=8VEM-d7886U
một bộ phim tài liệu nước ngoài về ông Hồ Chí Minh.
Hay đấy bạn, ủng hộ! Mà tiếc là bạn viết hơi nông, nên đi sâu vào nữa. Ví dụ như tại sao cụ Phan Châu Trinh thất bại nhưng không ai kế thừa ý tưởng của cụ, bên những người cộng sản người này mất thì có người khác tiếp tục, như Tổng Bí Thư Trần Phú mất năm 1931 thì vẫn có người khác.
Mình nghĩ là không có ai đúng hơn ai, chỉ là thời điểm nào thì phù hợp làm gì hơn thôi Mình cũng rất thích tư tưởng của cụ PCT và nghĩ rằng thời điểm hiện tại VN phù hợp để đi sâu vào những tư tưởng của cụ.
Đây là một số tài liệu tham khảo hồi mình đi tham dự 1 buổi hội thảo về Tư tưởng PCT, có chụp ảnh lại được. Mình không dám chắc về chất lượng vì chưa đọc những cuốn này, nhưng cứ list ra cho bạn nào tham khảo:
- Phong trào Duy tân, Nguyễn Văn Xuân, NXB Đà Nẵng
- Tuyển tập PCT, Nguyễn Văn Dương, NXB Văn hoá thông tin
- PCT qua những tài liệu mới, Phan Thị Minh, NXB Đà Nẵng
- Các bài viết của Nguyên Ngọc, Nguyễn Ngọc Lanh, Lê Thị Hiền Minh, Daniel Hemery...
Bác Hồ cũng kế thừa cụ Phan Chu Trinh nhé: "Diệt giặc đói, diệt giặc dốt". Bác cũng biết nền tảng tri thức mới là con đường để đất nước phát triển bền vững, do đó tỷ lệ người biết chữ đã tăng lên rất nhiều sau khi giành độc lập.
Bác chỉ khác là đuổi thế lực bên ngoài trước và tự phát triển nội tại còn cụ Phan Chu Trinh thì mong muốn mượn thế lực bên ngoài để phát triển con người đất nước.
Theo mình thì phương hướng của 2 người còn khác nhau rất lớn ở chỗ. Tuy cùng là khai dân trí, nhưng Bác thì lựa chọn làm toàn dân, còn cụ Phan thì đi theo hướng tinh anh.
Với chính sách của Bác thì tuy dân biết chữ, biết toán đó, nhưng lại ko tạo đc 1 nguồn cung cấp quan chức tương lai kịp thời ngay sau khi VN đã thống nhất. Vì để theo phương hướng của Bác thì dân trí lên rất từ từ và người tài xuất hiện chậm, lại chỉ vì đào tạo trong nước nên tầm nhìn của họ đôi khi bị hạn hẹp. Chính vì thế mà khi độc lập xong đa phần quan chức khi đó, nhất là cấp thấp, toàn là những người nền tảng ko sâu. Và cái hại là làm cho nước mình sau khi độc lập bị chững lại vì quản lý kém.
Còn của cụ Phan là lựa chọn những người ưu tú, cho đi du học để ko chỉ hấp thu những kiến thức của nước ngoài mà còn cả những tư duy tư tưởng đổi mới của họ nữa. Cái hay ở phong trào Đông Du là ở chỗ việc ở và tiếp xúc với nước ngoài sẽ mở mang suy nghĩ cho con người rất nhiều. Và những người đó sau này sẽ trở thành nguồn bổ xung cho lực lượng quan chức, lãnh đạo, hay các học giả, giáo sư cũng như thương nhân... Từ đó kiến trúc thượng tưởng của xã hội được hoàn thiện trước và bởi những người có dân trí cao.
Mình chỉ thích nhất là bài viết "10 điều bi ai của dân tộc vn" Của cụ Phan thôi. Còn các tác phẩm của ông cũng chỉ tập trung phân tích các thể chế chính trị ở âu châu và á đông thôi