Nguồn tham khảo:
Hương vị trong mát và ngọt lành của tâm hồn con người là nghệ thuật. Văn học lại chính là một trong những hình thái nghệ thuật bắt nguồn từ tâm hồn con người. Chắt lọc bao khoảnh khắc tâm đắc, bao tâm trạng khó quên, bao thay đổi thăng trầm để có cái gì đó rất riêng cho tâm hồn, nhà văn, nhà thơ dường như gửi gắm nỗi niềm riêng từ cái "ta" chung vào những "đứa con tinh thần" của mình. Và bước ra từ tâm hồn con người, tác phẩm "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân đã xây đắp bao cảm xúc, suy ngẫm về hình tượng người lái đò và quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn qua đoạn trích "Ngoặt khúc sông...bỏ hết sau thuyền" trích tùy bút Sông Đà năm 1960.
Nguồn: Download.com
Nguồn: Download.com
Có thể nói khi đến với nghệ thuật của Nguyễn Tuân là đến với sự tìm tòi và sáng tạo, bởi vì chính nhà văn là người sáng tạo lại thế giờ qua từng lời văn của mình. Nguyễn Tuân luôn sợ mình của ngày hôm nay dường như cũng giống với mình của ngày hôm qua. Chính sự trùng lặp tầm thường đó nên "chủ nghĩa xê dịch" luôn là góc nhìn dưới ngòi bút của ông: phải đi, phải trải và phải nghiệm thì mới có thể viết nên những tác phẩm có giá trị được. Từ đấy, con sông Đà đến với Nguyễn Tuân hiện ra thật chân thực và cảm động, vừa hung bạo nhưng cũng vừa trữ tình biết bao. Con sông Đà như mang tâm địa của kẻ thù số một, tất cả như có thể cướp đi mạng sống của bất cứ kẻ nào sa vào thạch trận. Không dừng lại ở đó, nước sông Đà reo lên như đun sôi một trăm độ, đá ở đây mai phục trong lòng sông. Cảm nhận rõ "mỗi lần có chiếc nào nhô vào" thì chúng "nhổm cả dậy để vồ lấy".
Thế nhưng, chính cái hung hãn, dữ tợn ấy vẫn không làm mất đi nét trữ tình của sông Đà. Nguyễn Tuân còn làm nổi bật được hình ảnh con sông ở những đoạn xuôi dòng, dưới ngòi bút bỗng trở nên mềm mại, uyển chuyển và đậm chất thơ. Và chính trên con sông ấy, người đàn ôn lái đò xuất hiện: dũng cảm và phi thường khi đứng trong một chiến "một mất, một còn" với dòng thác nước dữ dội. Với cái tài hoa và trí dũng tuyệt vời ấy, hình ảnh người lái đò sông Đà như chính là một hiện thân của tác giả. Ông như cũng thích lao mình vào những cuộc chiến đấu nguy hiểm với "thác nước dữ dội" mà tìm kiếm và trải nghiệm những "trái đắng" của cuộc đời cũng như không ưa thuyền trên dòng sông êm ả. Giọng văn thật tự nhiên và phóng túng miêu tả hai trạng thái đối lập dưới một góc nhìn là thành công của Nguyễn Tuân. Hình ảnh con sông Đà tuy hung bạo nhưng trữ tình, vừa là kẻ thù số một nhưng cũng chính là một cố nhân của con người. Con sông không chết cứng mà vận động một cách mạnh mẽ, sôi nổi bằng những từ ngữ gợi hình. Tất cả như đã tác động mạnh vào các giác quan của người đọc.
Tất cả mọi vật, mọi việc như hiện ra trước mắt ta sừng sững và sinh động biết bao. "Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá", con sông còn có âm thanh sóng vỗ vào đá, vào mạn thuyền thế rồi những con sóng dậy lên thành thác núi. Qua từng lời văn, độc giả như đang tận mắt chứng kiến cuộc vật lộn giữa ông lái đò với thác nước. Đồng thời, từng đoạn sông dữ tợn, lởm chởm những đá ngầm, đá nổi và cả những đoạn sông êm ả, trữ tình biết bao. Cũng chính trong cái đẹp đẽ, một cái đẹp như thật thơ mộng của đất trời thiên nhiên, hình ảnh con người xuất hiện như một nghệ sĩ tài hoa. Ông lái đò sông Đà điều khiển con thuyền một cách chủ động và thuần thục ví như người nghệ sĩ sáng tạo với tác phẩm của mình. Hình ảnh ông lái đò bao giờ cũng đứng trên thác sóng dữ dội mà bắt chúng phải quy hàng. Với từng dòng miêu tả ông lái đò vượt thác thật đẹp, ông điều khiển chiếc thuyền cứ như một nghệ sĩ kéo đàn vĩ cầm thật hay, thật nhịp nhàng không chếch một nốt, một nhịp nào.
Đối với Nguyễn Tuân đã là văn thì trước hết phải đẹp, phải trau chuốt. Và cái đẹp ấy đã chi phối cách nhìn của tác giả, như đứng trên toàn bộ tác phẩm. Hình ảnh con người và sự vật lúc này đây đều được khai thác trên phương tiện thẩm mỹ và tài hoa của Nguyễn Tuân. Qua bài tùy bút thì sông Đà được đánh giá là một công trình dày công sáng tạo của tạo hóa. Con sông Đà cũng như vừa hùng vĩ, vừa nên thơ. Nó đẹp từ dáng dấp đến màu sắc. Với những câu văn miêu tả dòng nước, tốc độ chảy của sông Đà mới đẹp làm sao. Đó cũng là nguồn cảm hứng biết bao thi ca. Hoàn cảnh lịch sử diễn ra khí đó là cả nước lên đường theo tiếng gọi của "tâm hồn Tây Bắc" để có thể xây dựng lại một miền quê Tổ quốc. Lúc bấy giờ, có biết bao nhà văn, nhà thơ lúc này đây dường như cũng đã thực hiện quá trình lột xác đến với cách mạng. Trong đó, không thể không nhắc đến Nguyễn Tuân được ví như "cây độc huyền cầm" của văn học Việt Nam. Chính tác giả đã sáng tác "Người lái đò sông Đà" thể hiện rõ nét và vô cùng sâu sắc phong cách nghệ thuật độc đáo của ông:
"Khi lòng ta hóa những con tàu Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu." (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
Hình tượng người lái đò sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà có lẽ chính là một nét vẽ đẹp mà người nghệ sĩ Nguyễn Tuân đã tạo nên trong sự nghiệp sáng tác của mình. Dù ở quá khứ, hiện tại và tương lai, Người lái đò sông Đà vẫn sống mãi theo thời gian. Thật đúng với lời nhận định: "Văn học nằm ngoài mọi sự băng hoại, mình nó không chấp nhận quy luật của cái chết".