[ National Geographic ] Sự sống ở nam Đại Tây Dương dựa vào những những chú tảo biển trôi nổi này
Photographs by David Doubilet and David Liittschwager. Nhìn nhỏ thế thôi chứ là nhà của cả ngàn sinh vật đó! Tảo đuôi ngựa ...
Tảo đuôi ngựa (Sargassum plants) tuy có thể hay gây làm phiền một số bãi biển nhưng đây cũng là nơi ẩn náu và cũng là bữa tiệc cho hệ thống sinh vật vừa phức tạp vừa lộng lẫy.
"Đây là một hiện tượng chưa từng thấy ở bất kỳ một đại dương nào khác" nhà sinh vật học Brian Lapointe cho hay." Chưa từng có một nơi nào trên hành tinh xanh của chúng ta có thể hỗ trợ cho cả hệ thống đa dạng sinh vật ngay giữa trung tâm bề mặt đại dương- bởi vì nơi đây có tảo."
Lapointe đang nói về một loại tảo trôi nổi tên là tảo đuôi ngựa sinh sống ở khu vực Đại Tây Dương nơi này được đặt tên là Biển Tảo Đuôi Ngựa(Sargasso Sea). Vùng ranh giới của biển nào rất mơ hồ, không được xác định bằng các đường biên giới mà bằng năm dòng chảy đại dương xoáy theo hướng kim đồng hồ và ôm trọn Bermuda. Nằm ở ngoài khơi, nước biển ở đây nghèo dinh dưỡng nhưng cũng vô cùng đẹp và trong xanh.
Biển Tảo Đuôi Ngựa, một phần của xoáy nước lớn được biết đến là dòng xoáy bắc Đại Tây Dương, thường được mô tả như là một sa mạc giữa đại dương- dường như nó sẽ đúng nhưng vậy nếu không có sự nếu không có sự xuất hiện của các chú tảo đuôi ngựa trôi nổi này.
Tảo đuôi ngựa tuy có vẻ không đẹp, lộng lẫy qua cái nhìn đầu tiên- giống như một đống thực vật trôi nổi- nhưng qua công việc của mình Lapointe đã khai sáng lên, tảo đuôi ngựa là một nền tản vững chắc đã nuôi dưỡng cả hệ thống sinh vật đa dạng phong phú ở nơi sa mạc của đại dương. Nó hỗ trợ nhưng là một nơi cư trú, bữa tiệc có vây, đem sinh vật nơi đây đi khắp dòng chảy của đại dương. Qua 36 năm, Lapointe- một nhà sinh vật học với viện hải dương học Đại Tương Dương ở Florida (Florida Atlantic University’s Harbor Branch Oceanographic Institute ) ở Fort Pierce, đã đến Biển Tảo Đuôi Ngựa, quan sát chúng qua vệ tinh và được tận mắt chứng khiến qua bộ đồ lặn. Anh ấy muốn biết được, những chú tảo này đến từ đâu? Chúng di chuyển như thế nào? Chúng duy trì sự sống gì? Điều gì đã duy trì sự sống của chúng? Để làm sáng tỏ mối quan hệ phức tạp giữa tảo đuôi ngựa với các dạng sống khác của đại dương từ cá những chú cá ngựa cho đến những anh bạn cá mập trắng. Ta chỉ có thể học được qua những bằng chứng sống, anh ấy nói, chúng ta có thể bảo vệ chúng khỏi những nguy hiểm tìm tàn, ví dụ như sự axit hóa và ô nhiễm đại dương. Chúng cần được bảo vệ!
Nhưng những năm gần đây, tảo đuôi ngựa không được xem nhưng là nguồn của sự sống mà lại là một thảm họa khi chúng trôi dạt vào các bờ biển gây cản trở du lịch ở các bãi biển ở Caribbean và Mexico. Không ở bảo vệ tảo đuôi ngựa nữa, Lapointe cho rằng."Việc này giống như, làm sao để chúng ta duổi chúng đi?"
Một số tàu hải ngoại đã từng gặp phải tình cảnh khi những tấn màng tảo biển quá rộng và dày đến nỗi các động cơ bị mắt vào và dừng hoạt động.
Tảo đuôi ngựa có nguồn gốc ở vùng nước giàu dinh dưỡng xung quanh bãi biển ở Mỹ, cụ thể là vịnh Mexico. Được mang theo nhờ dòng chảy của đại dương đến vùng biển nam Đại Tây Dương.
Sylvia Earle -một người chụp ảnh về đại dương, là một trong những người đầu tiên đã chung tay giúp đỡ công cuộc bảo vệ vùng biển này, cô ấy liên kết vùng biển tảo đuôi ngựa này như khu rừng nhiệt đới làm bằng vàng. Đây là một phép ẩn dụ, bởi vì những chú tảo biển đuôi ngựa mang lại cho ta cảm giác như nhìn thấy một dãy san hô hay một đồng cỏ biển đang lơ lửng trên mặt biển.
Từng cây một đang xen vào một cách lộn xộn như thế này nhưng lại mang lại sự sống cho một lượng đa dạng sinh học đánh kinh ngạc. Đây là nơi dùng để trốn và tảo cung cấp một lượng thức ăn dồ dào cho những chú cá con mới nở vừa chập chững vào đời, theo một bài nghiên cứu, hơn 122 loài cá, cũng như rùa biển, hải sân, cá ngựa, cua, tôm và những con ốc sên. Ngược lại, những chú tảo biển của ta cũng nhận lại dinh dưỡng qua chất thải của các sinh vật này.
Những sinh vật lớn như anh chị cá lớn hay chú rùa sẽ tìm được rất nhiều thức ăn giữa đám tảo này, chúng còn thu hút những thú săn mồi to hơn- cá nóc gai(triggerfish), cá kẽn(tripletails), cá khờ thuộc họ cá nóc(filefish), cá nục heo(mahi-mahis), vào hơn nữa là những ông chủ đứng đầu chuỗi thức ăn như cá mập, cá ngừ, cá thu ngàng( wahoos), cá cờ xanh(billfish). Những chú chim nhiệt đới như hải câu bồ hóng(shearwaters), Petrels( một loài chim mỏ ống), nhàn biển(terns), ó biển(boobies) và những loài chim khác ở biển khơi đều tìm đến nơi này để tìm mồi.
Chỉ có duy nhất loài thống trị thuộc chi Sargassum ở vùng biển tảo đuôi ngựa này và chúng là một trong những loại tảo duy nhất có sự sống không gắn với đáy đại dương. Và hậu quả cho sự sống không một bóng người này, màu sắc của chúng từ màu vàng mờ sang hổ phách xuất hiện như một ý thích của gió và những dòng chảy của đại dương. Chúng bị đập tan trong những trận bão tố rồi lại hàn gắn lại vào nhau trên những con biển lặng, nhìn chúng như đống băn kheo dáo bùi nhùi vậy. Khích thước của chúng có thể rất to nhưng đôi lúc chỉ vừa bằng bàn tay của bạn đó!
"Ngay cả những khóm nhỏ cũng có những sinh vật liên kết với chúng đấy!" theo lời Jim Franks, một nhà khoa học chuyên nguyên cứu về chi sargassum với Phòng thí nghiệm nghiên cứu bờ biển vùng vịnh Mississippi ở Ocean Springs. Sự sống liên kết với những chú tảo đuôi ngựa này sẽ liên tục thay đổi liên tục, chúng hợp nhất rồi lại tan ra nuôi dưỡng những sống nào nó gặp phải- một hòn đảo di động. Tảo đuôi ngựa, Jim Franks cho rằng" Đây là một trong những hệ sinh thái biển di động lý tưởng nhất!"
Biển tảo đuôi ngựa lâu nay đã đi cùng với rất nhiều bí ẩn. Vào thế kỷ thứ 18, các thủy thủ biển đề cập nơi này là Vĩ độ ngựa bởi vì câu chuyển sẽ bắt đầu khi ta đi vào vùng biển này, thuyền sẽ bị mắc kẹt, họ phải vứt những con ngựa của mình xuống biển vì khan hiếm nước ngọt. Và nơi đây cũng được biết đến với một huyền thoại về một khu vực biết đến với cái tên Tam giác quỷ Bermuda, nơi mà tàu biển, máy bay đi qua đền biến mất mà không để lại bất cứ dấu tích gì. Dù bạn có tin hay không về những huyền thoại này, khi bạn đang ở trên biển sargasso bạn vẫn sẽ bị vẻ đẹp ở nơi này chiếm lấy.
Trong một đêm dưới dòng nước ở Bermuda, nhà nhiếp ảnh David Doubilet đã chụp lại những chú cá bị thu hút bởi ánh đền pha của con tàu. Khi đã khoang tròn một số chú cá chuồn thì anh phát hiện ra một chú cá mật hổ đang ở vùng ngoại vi ánh sáng khiến anh vỗi vã phải trở về vùng an toàn của mình.
Lặp đi lặp lại, chúng tôi tiếp tục dò tìm những tản tảo đuôi ngựa to hơn để khám phá thêm về chúng. Kết thúc là chúng tôi về tay không. " Một ngày nào đó bạn sẽ không bao giờ thấy chúng nữa." một người đánh cá có tuổi nói với chúng tôi," Những vịnh, cảnh biển đã quá tức giận và chúng!"
Vào một ngày may mắn hơn, chúng tôi tìm thấy một lưới khóm tảo đuôi ngựa và đem chúng đựa vào một cái xô, tìm khiếm sự sống để David Liittschwager để làm tài liệu. Từng mảng từng mảng một, chúng tôi tìm thấy một chú cá với cái miệng ta và có màu giống với tảo: hàng tá loài sinh vật ở đây đều tiến hóa về màu sắc để hợp với tảo đuôi ngựa này. Dùng vậy ngực của mình để bám vào tảo đuôi ngựa, dường như chúng đều ở đó nhưng đã tàn hình. Chú cá miệng to đó nhanh chóng nuối trọn đống sinh vật ấy bằng cái miệng to của nó rồi lặn xuống.
Tối hôm đó, tôi ngồi với Liittschwager khi anh ấy chụp ảnh trong ngày Bounty. Trong một chùm tảo mơ có kích thước bằng quả bóng đá, chúng tôi đã đếm được 900 ấu trùng cá nhỏ, 30 con lưỡng cư, 50 con ốc, bốn con hải quỳ, hai con giun dẹp, sáu con cua, 20 con tôm, bảy con sên biển, hơn một ngàn con giun bị vôi hóa, các tập thể động vật hình rêu, những sinh vật giác xác chân chèo bé tí và các động vật phù du khác gần như không đếm xuể.
“Như vậy là…”, sau khi chúng tôi hoàn thành việc kiểm kê Liittschwager ngạc nhiên nói, “… ước tính có khoảng 3.000 sinh vật có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, với kính đọc sách của tôi.”
Những nỗ lực của Lapointe nhằm thể hiện các công dụng của tảo mơ với công chúng đã bị “đạp đỗ” bởi sự “bùng nổ” số lượng tảo ( hiện tượng quá nhiều tảo sinh sản với số lượng nhanh) ở các vùng Vịnh Mehico, Caribbean, Brazil và thậm chí cả Tây Phi, làm đục xanh môi trường rừng ngập mặn, các rạn san hô chết đi, các vịnh bị thu hẹp, giảm diện tích của bãi biển (tảo ngăn cản những con rùa nở ra và tìm đường về với biển khơi), và làm thiệt hại đến ngành du lịch.
“Quá nhiều điều tốt hì!”, Lapointe có nói về việc tảo phát triển quá mức- làm cho nước “thiếu khí và bốc mùi”.
Trong nhiều năm qua, các chùm tảo mơ dạt vào các bãi biển trên Martinique và Guadeloupe trong những đống cao hơn 10 feet. “Đã có nhiều người đến nói với tôi rằng, nếu chuyện này cứ tiếp tục tiếp diễn, họ sẽ phải đóng cửa các khu nghỉ mát của mình”, Lapointe nói. Người dân ở Trinidad và các đảo Caribbean khác đã buộc phải sơ tán khỏi nhà vì khí độc hydro sunfua được giải phóng bởi các chùm tảo thối rữa trên các bãi biển.
Không ai biết được tại sao tảo lại phát triển mạnh mẽ như thế này? Lapointe nghĩ rằng biến đổi khí hậu có thể đã thay đổi dòng chảy đại dương mang tảo mơ đến những nơi hiếm khi được tìm thấy- từ Tây Phi đến bờ biển phía bắc của Brazil. Một giải thuyết khác cho rằng lượng photpho dồ dào và bụi gió từng được thổi bay xung quanh vùng biển Đại Tây Dương của Sahara đã xuống định cư dưới biển, khiến cho tảo phát triển mạnh ở nơi gần bờ biển. Nhưng thủ phạm chính được cho rằng chính lượng nitrogen dồ dào từ các nông trại công nghiệp ở nội địa US- lượng di dưỡng di chuyển từ hệ thống Mississippi đến Gulf, là nguyên nhân gây ra sự gia tăng không kiểm soát của tảo mơ.
" Một hệ thống rất phức tạp để có thể hoàn toàn hiểu được, " Lapointe cho hay, " nhưng có thể đây là điều đang xảy ra. Chúng tôi dò theo dấu vết các đường mòn của nitrogen, và nó bắt đầu từ vùng đất mẹ."
Tôi phải tìm hiểu xa hơn nữa ở phía nam Connecticut để nhắc nhở với mình rằng sự kết nối của tự nhiên không phải là Thời Đại Mới mượn từ nhà triết học phía đông. Không có sinh vật nào có thể mô tả toàn diện về tự nhiên như loài lươn nước ngọt. Chúng sống ở những cá ăn ven đường gần nhà tôi, nhưng nghĩ thử đi chúng- cả những chú lươn sống ở Mỹ khác được sinh ra từ nơi nào? Từ vùng biển ấm cách xa cả ngày cây số kia được gọi với cái tên thân thương là biển tảo đuôi ngựa.
Chú thích cho những từ in đậm:
*Vĩ độ ngựa hay đới áp cao cận nhiệt đới là các vĩ độ cận nhiệt đới nằm trong khoảng từ vĩ độ 25 tới vĩ độ 35 ở cả hai bán cầu. Khu vực này, nằm dưới một dải áp cao, gọi là dải áp cao cận nhiệt đới, là khu vực nhận được ít mưa và có các luồng gió hay thay đổi xen giữa những khoảng thời gian dài lặng gió.
*Axít hóa đại dương là hiện tượng giảm nồng độ pH liên tục trong các đại dương trên Trái Đất do sự hấp thu khí CO₂ mà quá trình tác động của con người thải ra khí quyển.
Cảm nhận của mình:
Bài này mình có ý định dịch lâu rồi. Mà thời gian, rồi gần thi đại học nên đâm ra nhát bỏ quên như nhờ có dịp nghỉ dịch Corona mà mình đã hoàn thành bài một có mãn nhãn nhất!
Đại dương kia nhiều bí ẩn và muôn vàng điều tuyệt vời để khám phá, và mình một đại dương fan sẽ cố gắng tìm hiểu và chia sẻ cho các bạn những điều tuyệt vời của nơi xung quanh toàn là nước nhé!
Sai chính tả, hoặc chỗ nào lủng cũng nhắc mình nhé mình sẽ sửa lại.
Chân thành cảm ơn! Hope you can live the life you want, and enjoy it.
Đây là nguồn bài:
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất