Đại dương đang cầu cứu!
hình ảnh mang tính chất minh họa
1. Sự kỳ diệu của biển xanh.
+ Đại dương là nơi bí ẩn và sâu nhất của địa cầu, độ sâu có thể đạt tới 11000m. Trong đó 60% là vùng tối được gọi là biển sâu là nơi trú ngụ của muôn vàng sự kỳ bí mà khoa học chưa thể khám phá hết. Trên thực tế, con người mới chỉ khám quá được 5-10% về địa dương. Theo như dự đoán thì còn 800 nghìn loài chưa được đặt tên, dự đoán có thể lên tới 10 triệu hoặc nhiều hơn. Vậy dưới đáy biển sâu thẳm đó điều gì đang đợi ở chúng ta?
+ Là nơi trú của quần thể sinh vật lớn nhất trên thế giới. Bao gồm 20 nghìn loài cá, 45000 loài giáp xác, 13000 loại tảo và hàng nghìn cách loài thân mềm và thực vật khác...

2. Đại dương quan trọng như thế nào?
+ Đại dương bao hàm 70.8% diện tích bề mặt của trái đất. Là cầu nối giữa các lục địa với nhau.
+ Đại dương góc phần làm giảm nóng lên toàn cầu. Là một trong những cái máy làm mát lớn và quan trọng nhất trên trái đất.
+ Đại dương cung cấp một lượng lớn lương thực cho mọi người trên trái đất hàng ngàn thế kỷ qua.
+ Đại dương là nơi cung cấp 70% lượng khí oxy trên thế giới vì 85% lượng thực vật được tìm ra ở đó.
3. Tình hình đại dương hiện nay.
Chắc các bạn đọc cũng biết rằng đại dương đang trong trạng thái vô cùng nguy cấp. Những nguyên nhân gây ra:
+ Rác thải tràn lan khắp biển, đặc biệc là rác thải nhựa.
+ Ô nhiễm môi trường nước do các nhà máy xí nghiệp.
+ Tình trạng đánh bắt đang xảy ra truyền miên ở khắp các châu lục( trong đó có Việt Nam)
+ Biến đổi khí hậu cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường biển. Do thế giới càng nóng lên và biển cũng vậy.
+ Do sự lạc hậu trong khoa học kỹ thuật ở một số nước đang phát triển đã khiến tình trạng dầu bị thải ra tràn lan trên biển.
+ Đôi lúc cũng do sự lỏng lẻo trong pháp luật, sự ý thức và hiểu biết của người dân về biển là quá hạn chế.( Việt Nam cũng là một trong những nước có ít phát triển về đại dương học dù nó đã gắn bó với ta qua hàng trăm nghìn năm.
4. Hậu quả chúng ta và đại dương sẽ cùng gánh.
a) Đại dương
Hai đối tượng xấu số nhất trong này sẽ là: Cá và các rạn san hô.
Tất cả các thực thể sống trên trái đất này đều có một mối quan hệ nhất định. Độ da dạng sinh học quy định mức sinh tồn của các loài trên trái đất này (đại dương cũng không là ngoại lệ). Một  loài bất kỳ nào tồn tại được, chúng cần một lượng cá thể đủ lớn, bởi mỗi loài đều có những thiên địch riêng và tìm cách tiêu diệt chúng.
Nói dễ hiểu những loài cá tiến hóa cao có xu hướng ăn các loài kém tiến hóa và đôi lúc cũng hỗ trợ cho nhau. Ví dụ: Cá heo giúp cá ngừ để bắt cá con; Cá lớn thường lùa các con cá bé lên mặt nước để săn mồi nhờ thế chim biển sẽ được hưởng lợi, chim mang thức ăn lên biển để chén và lượng thừa sẽ nuôi nhưng sinh vật sống trên bờ biển, các loài này lại tiếp tục trở thành thức ăn của các loài cạn. Nhưng vậy chỉ cần bạn phá hủy một loài nào đó là có thể phá hủy có một quần thể lớn các loài.
Không chỉ dừng lại ở đó, các rạn san hô ngày càng bị phá hủy do rác thải nhựa và chất thải nhà mấy. Trong khi đó, san hô là chìa khóa sự sống của vô vàng loài cá, phá nó đi có nghĩa là phá cả hệ thống sinh vật. Một con đường nữa đưa cá vào nguy cơ tuyệt chủng.
Có hai dạng tuyệt chủng:
+ Thương mại: người ta sẽ đánh bắt nhiều hơn do lượng cá giảm nên giá thành cá sẽ tăng.
+ Sinh học: loài đó sẽ hoàn toàn biến mất.
Đại dương chính là nơi có tỉ lệ tiêu chủng cao nhất. Theo như thông tin được biết lượng cá tuyết đã bị giảm hơn 90% ở Canada's East Coast, cá mú là 95% ở South Florida và cá ngừ là 50% trên toàn thế giới từ những năm 1950 và không có dấu hiệu phục hồi khả thi.


Dự báo: Năm 2100, 14% chim, 1/4 động vật có vú, 1/3 động vật lữu cư và 42% rùa sẽ bị tuyệt chủng. Theo báo cáo các loài cá thương mại thì nếu lượng cá tiếp tục giảm như vậy thì đến năm 2048 đa phần sẽ bị tuyệt chủng do không phụ hồi vì mức độ da dạng giảm quá trầm trọng. Theo như mình, mình ở Đà Nẵng lượng cá đã bị giảm đáng kể hiện nay nếu nhưng mình không bảo vệ biển thì không cần tới năm 2048 đâu, có thể chỉ cần 5-10 năm thôi, có khi ít hơn nữa.
*Dangerous: Khi các loài thiên thiên địch của một số loài tuyệt chủng sẽ tạo cơ hội cho chúng phát triển, đe dọa sự sống của các loài khác. Tệ hơn nữa phần lớn động vật có xương sống dưới đại dương bị xóa sổ. Sự biến mất của chúng sẽ đánh dấu cột mốt đảo lộn tiến hóa. Tức là đại dương sẽ quay lại trạng thái 550 triệu năm trước, giai đoạn tiền Cambri trước khi khủng long xấu hiện. Thời đó chỉ có động vậy không xương sống. Ngay cả con cá mòi cũng phải 100 triệu năm trước.
Extra: Nóng lên toàn cầu đã giết lũ cá như thế nào?
Trong suốt các thể kỷ qua, nhiệt độ trung bình và khí quyển tăng lên khoảng từ 0,6-0,9 độ C. Khi tăng lên 2 độ C sẽ mang đến những biến đổi thạm họa. Băng sẽ tan và nhân chìm mọi thứ.
Các loài các cũng vậy khi môi trường thay đổi nhiệt độ chúng sẽ tìm đến những nơi phù hợp với chúng hơn. Cá loài cá di cư về phương Bắc để tìm vùng nước lạnh, cận Bắc cực về Bắc cực, tin xấu cho các nước nhiệt đới. Biển càng lạnh sẽ có càng nhiều cá bởi các ưa lạnh ngược lại so với đất liền càng ẩm thì phong phú về thực vật.
Thêm một tin buồn cho cá loài cá nữa: khi băng tan lượng nước ngọt tăng biển sẽ bớt mặn lại. Phần lớn cá chỉ sống trong nhiệt đọ hay độ mặn cụ thể. Độ mặn là điều kiện thiết yếu cho sự sinh tồn của cá.  Có nhiều loài nhận biết mùa sinh sản nhờ nhiệt độ. Những thay đổi về nhiệt độ và độ mặn là chúng bối rối và có thể chọn phương pháp ngừng sinh sản. Chúng sẽ dễ bị tuyệt chủng hơn nữa.=)
Hai đối tượng có thể sống tốt trong môi trường này: Sứa và sinh vật phù du.
Sứa là một giống loài cổ xưa xuất hiện từ 500 triệu năm trước kỷ Cambri. Thật chất sứa là một tiến hóa cao của nhóm sinh vật phù du là sản phẩm tuyệt vời của quá trình tiến hóa. 90% cơ thể của sứa là nước, sứa là loài ăn tạp, nếu không có thứ ăn chúng sẽ tự bé lại để giảm nhu cầu ăn uống.
Số lựa sứa duy trì nhờ 124 loài. Nếu các loài này chết đi cùng với môi trường ngày càng ấp áp số lượng sứa sẽ tăng đáng kinh ngạc. Điều này không chỉ làm quá trình làm quá trình tiến hóa đảo ngược mà còn làm đảo ngược mắt xích chuỗi thức ăn. Có nghĩ là cách loài bị ăn sẽ quay lại săn những con từng săn nó.
Sinh vật phù du cũng như vậy chúng được duy trì nhờ các loài khác. Nếu nhưng các loài cá đó tuyệt chủng, chúng sẽ phát triển ồ ạt và trở nên quá tải và khi đó đại dương sẽ có màu hồng hoặc cam như các bạn có thể đã được hoặc xem trên một số bài báo nhưng đó chưa phải là tất cả. Nếu phát triển quá mức chúng sẽ thiếu thức ăn và chết hàng loạt, lượng phù du chết đó sẽ tạo ra các thủy triều đỏ, các khu vực chết chóc. Giết chết các loài giáp xác và động vật ăn cỏ. Tệ hơn có thể cả đại dương xanh của chúng ta sẽ bị nhuốm đỏ. =)))
b) Con người
+ Rác thải đặc biệc là rác thải nhựa sẽ tồn tại rất lâu trong lòng đại dương chúng. Khi chưa phân hủy nó sẽ là đồ ăn của rùa hay các loài chim biểm khác. Khi đã phân hủy nó sẽ là thức ăn của các loài cá nhỏ và có nhỏ sẽ là thức ăn cho các loài cá to và cá to sẽ là đồ ăn của con người.
+ Sau đó sẽ là vấn đề lương thực. Trong xã hội hiện nay, xu hướng thế giới ngày càng ăn uống lành mạng hơn nên cá sẽ được ưa chuộng hơn thịt. Nó sẽ luôn là một bài toán khó về cung cấp thức ăn cho mọi người.
+ Một mối đe dọa khác cũng không kém đó chính là những vi khuẩn cổ đại đã chết từ ngàn năm trước. Khi quá trình đảo ngược tiến hóa xảy ra, các vi khuẩn cổ cũng sẽ xuất hiện trở lại. Trên thực tế, đã có 1 loài vi khuẩn tồn tại 2,7 tỉ năm trước đã xuất hiện trở lại, có hình dạng khối lông rậm. Chúng gây nghẽn họng, khó thở và những vết lằn nghiệm trọng trên da. Ai biết được trong môi trường ấm áp, lầy lội màu cam đầy sứa và sinh vật phù du kia sinh vật gì sẽ được tái sinh?
5. Những biện pháp có thể thực hiện.
+ Tuyên truyền và dạy cho người dân đặc biệc là những người làm về đánh bắt vì họ mới là những người cần những kiến thức đó nhất. Bằng cách mở các lớp học miễn phí cho người dân( theo ý mình thôi chứ mình biết rất khó để thực hiện điều này)
+ Hạn chế đánh bắt những loài có nguy cơ tuyệt chủng và đánh bắt theo định kỳ vào luật pháp.
+ Kêu gọi cộng đồng cùng nhau bảo vệ đại dương.
+ Gửi thư cho ban chấp hành nhà nước để nên ý kiến.
Vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên các anh chị, cô chú, ông bà, cha mẹ có thể cho em thêm lời khuyên.
6. Lời kêu gọi của đại dương.
Dù mình chỉ là học sinh phổ thông nhưng mình mong các bạn có thể cùng mình bảo vệ biển khơi. Các anh các chị các cô các chú các bậc cha mẹ và những thế hệ trước nữa cùng nhau bảo vệ biển khơi, bảo vệ cho tương lai của chúng ta. Mình xin chân thành cảm ơn rất nhiều!