6. Ngôn ngữ vùng Nam Á và ngôn ngữ Môn-Khme
Hơn 150 ngôn ngữ thuộc Liên họ ngôn ngữ vùng Nam Á được trải rộng khắp vùng lục địa Đông Nam Á, từ Việt Nam tới tỉnh Vân Nam Trung Quốc, xuống tới vùng núi của bán đảo Ma-lai-xia, và thậm chí sang cả đông Ấn Độ, mà vùng này là lãnh địa của tiểu nhánh Munda của liên họ ngôn ngữ vùng Nam Á. Bằng chứng về từ vựng và âm vị cho thấy một cách chắc chắn rằng có một mối quan hệ giữa tiếng Việt với liên họ ngôn ngữ Nam Á. Một số sưu tập ban đầu về khía cạnh này của thuật ngữ tiếng Việt gồm của Maspéro (mặc dù ông ta lập luận nguồn gốc tiếng Việt là tiếng Tai), Gordon Luce, David Thomas với Robert Headley, và Franklin Huffman[3,30-33]. Sử dụng phương pháp luận thống kê từ vựng, Thomas và Headley cho thấy rằng tỷ lệ từ vựng cơ bản chung giữa tiếng Việt và tiếng Môn-Khme là 25 phần trăm, tương tự với tỷ lệ giữa các nhánh của ngôn ngữ Môn-Khme (khoảng 25 đến 35 phần trăm). Các công trình nghiên cứu cung cấp bằng chứng về sự tương xứng về âm vị gồm cả tác phẩm của Haudricourt, Ferlus, Gage, Diffloth và Nguyễn Tài Cẩn[2,5,7,9,12]. Trong một cuốn sách dành toàn bộ cho đề tài này, Ferlus và Nguyễn Tài Cẩn chỉ ra rằng con đường phát triển âm vị của tiếng Việt đã trải qua hơn hai nghìn năm từ gốc Môn-Khme của nó. Từ các nguồn khác nhau này, ba trăm từ nguyên thuộc hệ Nam Á có thể được xác định trong tiếng Việt, kể từ thời tiền – liên họ Nam Á. Cũng có thể xác định được vốn từ vựng thuộc các mức độ thấp hơn và các tiểu nhánh (ví dụ Môn-Khme, Đông Môn-Khme v.v) do đó có thể đưa ra một kịch bản ngôn ngữ học lịch sử hoàn chỉnh hơn về quá trình di cư dần dần của người Môn-Khme ở khắp vùng Đông Nam Á[34].
Cơ sở từ vựng học liên kết tiếng Việt với tiếng Môn-Khme gồm vốn từ vựng cơ bản chung chung về mặt ngữ nghĩa, và điều quan trọng là đó chính là vốn từ vựng liên kết giữa các ngôn ngữ khác với các tiểu nhánh của các ngôn ngữ Môn-Khme. Danh sách gồm một trăm từ mà Huffman đưa ra năm 1977 cho thấy vài chục(24) từ có thể là từ cùng gốc Việt/Khme với nhiều tương ứng về âm với hàng chục ngôn ngữ Môn-Khme khác. Điều mà bằng chứng này cho thấy là (1) vốn từ cơ bản, (2) sự tương ứng về âm vị, và (3) sự lan toả của vốn từ vựng này trong nội tại các ngôn ngữ cũng như giữa các tiểu nhánh của ngôn ngữ Môn-Khme. Điểm thứ ba làm cho các dữ liệu này trở nên có ý nghĩa về mặt phương pháp luận. Ví dụ về các vấn đề này được trình bày trong Bảng 3 (chữ viết từ các ấn phẩm gốc được giữa nguyên), gồm các tiếng Rục, một thổ ngữ nói Vietic ở tỉnh Quảng Bình[11]; tiếng Pa-cô ở tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị[35]; tiếng Mông ở Thái Lan và Miến Điện[30]; và tiếng Riang cũng ở Miến Điện[30]. Những từ không có trong dữ liệu được đánh dấu bằng ký hiệu “x”. Điều quan trọng là phải xem xét thực tế rằng các ngôn ngữ Môn-Khme khác bắt nguồn từ bốn tiểu nhánh khác nhau của Môn-Khme và bao phủ phạm vi địa lý rộng lớn, song tất cả đều có các từ nguyên Môn-Khme rất phổ biến này, một thực tế củng cố thêm việc gộp tiếng Việt vào họ Môn-Khme và làm suy yếu khả năng của một tình huống vay mượn nhiều về ngôn ngữ.
Nghiên cứu danh mục các từ cùng gốc này cho thấy các mô hình tiêu biểu của sự tương xứng về âm vị giữa tiếng Việt và các tiếng Môn-Khme khác. Ferlus mô tả bằng chứng về tình trạng các cụm phụ âm Môn-Khme giảm từ hai ba âm xuống các âm quặt lưỡi trong tiếng Việt (ví dụ âm “tr”, “s” và “f” trong tiếng Việt)[7]. Một số loại âm điệu trong tiếng Việt tương ứng với một số âm tiết cuối cùng trong tiếng Môn-Khme, như Haudricourt đã nêu trong một bài trình bày của mình tại hội thảo bảo vệ giả thiết của mình về nguồn gốc của thanh điệu trong tiếng Việt[5]. Ví dụ về các lập luận này được trình bày ở Bảng 4, gồm các thể loại tương ứng minh hoạ cho các trường hợp như vậy trong Bảng 3(25).
Chất lượng của vốn từ vựng cơ bản MônKhme trong tiếng Việt cũng cao. Ví dụ, ngược với từ có thể là vay mượn từ tiếng Tai gà [chicken], hay công [peacock] từ tiếng MônKhme, chúng ta sẽ thấy từ ít tiêu biểu nhất về mặt ngữ nghĩa, và phổ thông hơn là từ chim [bird]. Trong số các từ có gốc Môn-Khme trong tiếng Việt, chúng ta cũng sẽ thấy các từ chỉ con vật thực sự cơ bản như từ chó [dog], cá [fish], và rắn [snake], đối ngược với những chủng loại cụ thể hơn của các động vật này. Về các bộ phận của cơ thể, chúng ta thấy các từ chân, [leg/foot], tay [arm/hand], tai [ear] và mũi [nose], là những từ có liên hệ trong toàn bộ hệ Môn-Khme và thậm chí vươn xa tới tận các ngôn ngữ Munda của miền Đông Ấn Độ. Tuy có ít ví dụ hơn, nhưng có các động từ MônKhme cơ bản, như từ ngồi [to sit], mắng [to listen], và chết [to die]. David Thomas đã chỉ ra rằng tất cả số đếm từ một đến mười trong tiếng Việt đều thuộc họ Môn-Khme hay một tiểu nhóm của Môn-Khme(26). Mặc dù hệ thống đại từ trong tiếng Việt phần lớn được thay thế bằng một hệ thống các từ có điều kiện xã hội hầu hết bắt nguồn từ các từ có quan hệ gia đình, các từ chỉ sự thân mật/thông tục như mày [you] và nó [he/she/it] là các từ thuộc vùng Nam Đảo[36], chắc chắn chịu tác động của quá trình tái cấu trúc toàn hộ các từ về địa chỉ và sự tra cứu trong tiếng Việt[37].
Những tương ứng về âm vị của vốn từ vựng cơ bản nói trên là khá nhiều. Gage đã liệt kê ra hàng chục trường hợp riêng lẻ về sự tương ứng âm vị giữa các từ trong tiếng Việt và tiếng Môn-Khme(27). Các trường hợp này rơi vào một số chủng loại mà nó chính là loại hỗ trợ cần thiết của bằng chứng về các mối quan hệ chứ không chỉ là các trường hợp giống nhau ngẫu nhiên. Những tương ứng về âm vị này cung cấp không chỉ bằng chứng để liên kết tiếng Việt với tiếng Môn-Khme mà còn là một phương tiện để phục nguyên tiếng Việt ở các giai đoạn cách đây vài thế kỷ và sớm hơn nữa[2]. Một số tiếp đầu ngữ sơ khai của tiếng Môn-Khme cũng có thể được phục nguyên trong tiếng Việt[7,12].
Những dữ liệu ngôn ngữ học về những quan hệ ngôn ngữ rất gần nhau song cực kỳ thận trọng của tiếng Việt, các ngôn ngữ vùng cao Chứt[38] (như tiếng Rục trong Bảng 3) ở vùng cao nguyên Bắc Trung bộ Việt Nam và vùng biên giới Việt Lào(28) đưa ra bằng chứng mà nó làm thay đổi các giả thiết trước đó về các giai đoạn và thời điểm của một số phát triển âm vị trong tiếng Việt. Thực tế rằng tiếng Việt có các nhóm phụ âm là không thể tranh cãi được vì một số thổ ngữ đã có các nhóm phụ âm đến tận thế kỷ hai mươi, và chúng thể hiện rất rõ ràng trong tài liệu viết từ thế kỷ mười bảy (như trong từ điển năm 1651 của de Rhodes)(29). Khó chứng minh được khi nào các tiền âm tiết chấm dứt tồn tại trong tiếng Việt, mặc dù sự tồn tại của nó trong các ngôn ngữ Chứt rất gần gũi với tiếng Việt cho thấy rằng việc này đã xẩy ra cách đây vài thế kỷ hoặc sớm hơn nữa. Sự hình thành cấu trúc hai âm tiết trong tiếng Việt chỉ có khả năng diễn ra trong kho từ vựng Hán – Việt vào triều đại nhà Minh (1368 – 1644), trong đó hai chữ viết, và như vậy là hai âm tiết, được sử dụng để biểu đạt một số từ nhất định trong tiếng Việt thời kỳ đó, và điều này có nhiều khả năng là cách thức đại diện cho các nhóm phụ âm[3]. Khi xem xét các giai đoạn xa xưa của âm vị tiếng Việt, sự giống nhau hiện tại giữa tiếng Việt với tiếng Tai hay tiếng Hán được xem xét theo một cách mới. Giai đoạn hiện đại của cấu trúc âm vị tiếng Việt chỉ là điểm kết thúc của một tiến trình đơn âm hoá kéo dài mà nguyên nhân của nó có thể là sự giảm bớt nội tại tiếp theo các xu hướng chữ viết cũng như sự hội nhập dần dần của hàng trăm từ đơn âm tiếng Hán trong hơn hai ngàn năm.
Trong chủng loại này có hai thông tin bổ sung có thể làm nổi bật nguồn gốc Môn-Khme của tiếng Việt. Thứ nhất, tiếng Việt có bằng chứng cả về các nhóm đầu từ và các tiếp đầu ngữ hay trung tố, mà một số tương ứng với các hình thể ngôn ngữ Môn-Khme[39]. Những bằng chứng như vậy gần như bị thất thoát trong quá trình đơn âm hoá. Thứ hai, các mô hình của các từ láy, trong đó một âm tiết đơn nhất được lặp lại một phần nhưng thường với một âm thay đổi, là một khía cạnh gợi ra sự giống nhau về chữ viết với các ngôn ngữ Môn-Khme. Đúng ra, trường hợp này xẩy ra với các ngôn ngữ Môn-Khme được sử dụng để nói bên trong hay sát với lãnh thổ tiếng Việt nhiều hơn là các vùng xa về địa lý, và điều đó gợi ra một loại ảnh hưởng vùng và không nhất thiết là nguồn gốc ngôn ngữ[7]. Có lẽ hiện tượng láy nhiều từ có âm vị tách biệt, một đặc điểm có trong tiếng Việt và tiếng Môn-Khme Pa-cô, một đặc tính ngôn ngữ học khác thường và nổi bật, là có sức thuyết phục hơn(30).
7. Tóm tắt và so sánh các giả thiết
Tới thời điểm này, chúng ta có thể so sánh các giả thiết khác nhau về sức thuyết phục của các lập luận ngôn ngữ học và mức độ khả thi của các kịch bản nhân chủng học – lịch sử. Bảng 5 đưa ra sự đánh giá của tác gỉa về chất lượng của các bằng chứng ngôn ngữ học đối với các nhóm ngôn ngữ nguồn khác nhau. Chỉ có ngôn ngữ Môn-Khme được chứng minh là có chung kho từ vựng nòng cốt cơ bản với tiếng Việt, với lượng tương ứng âm vị bất qui tắc đáng kể, trong khi với các nhóm ngôn ngữ khác thì không có hiện tượng như vậy. Để bác bỏ vốn từ vựng cơ bản Môn-Khme trong tiếng Việt, cần phải loại bỏ phương pháp luận so sánh cơ bản, mà phương pháp này, dù không hoàn hảo, nhưng rất quan trọng cho việc sưu tầm thêm các bằng chứng về ngữ nghĩa. Về những vấn đề liên quan đến âm vị và chữ viết nói chung, giữa tất cả các nhóm ngôn ngữ đều có sự trùng lặp, và có lẽ đây là nguồn gốc lớn nhất của tình trạng nhầm lẫn trong quá trình nghiên cứu này. Có lẽ tốt hơn là coi các đặc điểm ngôn ngữ này ở vùng ngôn ngữ Đông Nam Á là kết quả của quá trình giao lưu ngôn ngữ lâu dài chứ không phải là có chung nguồn gốc ngôn ngữ.
Về các kịch bản giao lưu giữa các nhóm dân tộc, để hai giả thiết về nguồn gốc Tai-Kadai hay nhóm Nam Đảo có thể đứng vững, có thể có một thời gian trong đó tổ tiên người Việt hiện đại đã ở trong một vị thế phụ thuộc về mặt xã hội. Điều đó có nghĩa có thể có trường hợp một nhóm người nói tiếng Hán, Tai hay ngôn ngữ vùng Nam Đảo chịu ảnh hưởng thông qua tiếp xúc xã hội với ngôn ngữ Môn-Khme hay một nhóm ngôn ngữ của hệ này nhiều đến mức những người sử dụng ngôn ngữ này vay mượn hầu hết vốn từ vựng cơ bản của họ trước khi chịu ảnh hưởng của tiếng Hán. Tất nhiên, không thể hoàn toàn bác bỏ lập luận rằng ba nghìn năm trước đây, tiếng Việt là tiếng Tai, tiếng Nam Đảo hay tiếng Hán mà sau nay phát triển các đặc điểm ngôn ngữ của tiếng MônKhme do những giao tiếp mạnh vẽ về ngôn ngữ, song trường hợp này có thể xẩy ra với bất kỳ ngôn ngữ nào trong khu vực. Không có thêm bằng chứng nào nữa, thì các giả định như vậy rất mang tính phỏng đoán. Trong khi các giả thiết khác không thể bị bác bỏ hoàn toàn, thì bằng cíưng tích cực mạnh mẽ nhất vẫn là tiếng Việt có nguồn gốc từ vùng Nam Đảo. Trong thực tế, nghiên cứu ở Đông Nam Á cho thấy có sự tương đồng đáng kể giữa người bản địa Việt và Ma-lai-xia (người Orang Asli), mà ngôn ngữ của họ là Austro- Asiatic – một thực tế rất tương đồng với giả thiết nêu trên(31).
Qua việc xem xét các thể loại từ vựng và nguồn gốc nhóm ngôn ngữ của chúng, một bức tranh lịch sử đơn giản và rõ ràng xuất hiện. Một nhóm người nói một loại tiếng Môn-Khme, những người rất có thể đã sống du canh du cư, như nhiều nhóm Môn-Khme khác, và họ đã phát triển một nền văn minh tinh vi hơn, tiếp xúc với những người nói tiếng Tai ở vùng là phía Bắc của Việt Nam hiện nay. Nhóm Vietic lấy khái niệm từ ngôn ngữ Tai và kết hợp các từ với các hoạt động lúa nước và chăn nuôi, mà các hoạt động này có thể đã cho phép nền văn minh Việt buổi sơ khai phát triển thêm. Tuy nhiên, không có vẻ có bằng chứng về sự giao tiếp sâu rộng với nhóm ngôn ngữ Tai, nhất là việc làm thay đổi cấu trúc ngôn ngữ của tiếng Việt, mà chỉ là một quá trình chung của sự đồng nhất ngôn ngữ trong đó các ngôn ngữ thuộc nhiều nguồn gốc trong vùng có thể trở nên giống nhau về loại hình. Những nét tương tự như vậy về ngôn ngữ học giữa các ngôn ngữ có vẻ là kết quả của hàng nghìn năm giao tiếp giữa các nhóm ngôn ngữ khác nhau. Tiếp theo là sự tiếp xúc giữ tiếng Việt và tiếng Hán. Nhất là trong vài thế kỷ qua, thuật ngữ tiếng Việt đã bão hoà từ vựng Hán- Việt và dẫn đến những mô hình hình thành âm vị, hình thái học và từ ngữ tương tự như tiếng Trung Quốc hiện đại(32). Về cơ bản, tiếng Việt là một ngôn ngữ MônKhme với vài từ vay mượn từ tiếng Tai và một tầng ảnh hưởng sâu sắc từ vựng và ít nhiều cả cấu trúc tiếng Hán – một ý kiến đơn giản nhưng hợp lý trên cơ sở những dữ liệu và các công cụ phân tích hiện có.
•Chú ý:
(23) Đã thảo luận ba chục từ gốc vùng Nam Đảo trong tiếng Việt, song phần lớn các từ này phải bị loại bỏ vì nhiều trong số từ đó bắt nguồn từ nhiều nhóm ngôn ngữ hoặc hầu hết số từ đó đều có vấn đề về âm vị khi tái hiện.
(24) Theo một phương pháp tiếp cận khác, theo giả thiết về nhóm ngôn ngữ liên họ ở vùng Đông Nam Á, Thái Bình Dương và Tiểu lục địa Ấn Độ, thì tiếng Việt có thể được xem là gắn với hệ ngôn ngữ vùng Nam Đảo[26].
(25) Vẫn còn một số nghi ngờ về các dữ liệu. Tại sao trong tiếng Việt lại có những từ với thanh sắc mà không có phụ âm tắc cuối cùng (như từ bốn [four] và lá [leaf]), như Haudricourt đã nêu trong tài liệu “Nguồn gốc thanh điệu trong tiếng Việt”? Tại sao một số âm tắc đầu từ trong ngôn ngữ Môn-Khme cũng tắc trong tiếng Việt, nhưng một số âm khác lại là âm mũi (như từ nước [water] và nó [it])? Yếu tố nào đã dẫn tới việc giảm các cụm âm thành các phụ âm quặt lưỡi (ví dụ âm “r”, “s” và “tr” trong tiếng Việt), trái ngược với các khả năng khác, nhất là vì các âm quặt lưỡi hiếm thấy trong các ngôn ngữ lân cận như MônKhme, Tai và Chàm? Trong cuốn “ Tiếng cổ họng của ngôn ngữ Nam Á cổ”, Diffloth đã đưa ra các dữ liệu mà nó có thể giải thích cho câu hỏi đầu tiên và cũng có thể không. Câu hỏi thứ hai đòi hỏi phải có thêm nghiên cứu. Câu hỏi thứ ba chưa được giải thích một cách đầy đủ, mặc dù tình trạng vay mượn nhiều và sau đó là sự giao tiếp với tiếng Hán, mà nó đã được tái hiện với các âm quặt lưỡi (chỉ có tiếng Trung ở phía bắc lục địa mới còn những âm quặt lướic này) có thể là một yếu tố.
(26) Đây là một dạng cổ hơn, ít được sử dụng hơn là dạng tiêu chuẩn nghe
(27) Quá trình tái cấu trúc chủ yếu do các giao tiếp với tiếng Hán, từ đó nhiều từ tương tự được vay mượn, mặc dù những từ này phát triển một số chức năng không thấy trong tiếng Hán.
(28) Từ “Chứt” là một thổ ngữ được sử dụng trong Giáo trình về lịch sử ngữ âm tiếng Việt của Nguyễn Tài Cẩn, và vì vậy toàn bộ nhóm ngôn ngữ Vietic bao gồm các tiểu nhánh ngôn ngữ Việt-Mường và Chứt. Tôi dùng từ “Vietic thứ yếu” để nói tới nhóm ngôn ngữ đó.
(29) Ví dụ xem dữ liệu về tiếng Rục để thấy các ý kiến thảo luận tại sao một dữ liệu như vậy lại không đưa ra các mối quan hệ.
(30) Để xem các ý kiến thảo luận về các mô hình này.
(31) Tài liệu trình bày tại Hội nghị hàng năm lần thứ 9.
(32) Tuy nhiên, tôi lập luận rằng (a) nhiều cấu trúc ngôn ngữ của tiếng Việt hiện đại có thể do các quá trình ngôn ngữ tự nhiên chứ không phải do giao tiếp với tiếng Hán, (b) tiếng Hán đóng một vai trò tương đối thứ yếu trong các khía cạnh phi từ vựng của tiếng Việt, và (c) nhiều thay đổi mà nó làm cho tiếng Việt giống với tiếng Hán về mặt cấu trúc diễn ra trong vài thế kỷ qua chứ không phải trong thời kỳ chuyển từ triều đại Hán sang triều đại nhà Đường.
•Tài liệu tham khảo:
[1] Dang Nghiem Van, Chu Thai Son, Luu Hung, The Ethnic Minorities in Vietnam, Foreign Languages Publishing House, Hà Nội, 1984.
[2] William W. Gage, “Vietnamese in Mon-Khmer Perspective,” Southeast Asian Linguistics Presented to André-G. Haudricourt, eds. S. Ratankul, D. Thomas, S. Premisirat, Mahidol University, Bangkok, 1985.
[3] Henri Maspéro, “Études sur la Phonétique Historique de la Langue Annamite: Les Initiales,” Bulletin de l’École Françoise d’Extrême-Orient 12 (1912) 1-127.
[4] André G. Haudricourt, “La Place du Vietnamien dans les Langues Austroasiatiques],” Bulletin de la Societe de Paris 49, 1 (1953) 122-128.
[5] André G. Haudricourt, “De l’Origine des Tons en Vietnamien,” Journal Asiatique 242 (1954) 69-82.
[6] André G. Haudricourt, “Comment Reconstruire le Chinois Archaïque,” Word 10, 2-3 (1955) 351-364.
[7] Michel Ferlus, “Vietnamien et Proto-Viet-Muong,” Asia Sud Est un Monde Insulindien 6, 4 (1975) 21-55.
[8] Michel Ferlus, Sự biến hóa của các âm tắc giữa (obstruentes mediales) trong tiếng Việt, Ngôn Ngữ Học 2 (1981) 1-21.
[9] Gérard Diffloth, “Proto-Austroasiatic Creaky Voice,” Mon-Khmer Studies 15 (1989) 139-154.
[10] Gérard Diffloth, “Vietnamese as a Mon-Khmer Language,” Papers from the First Annual Meeting of the Southeast Asian Linguistics Society, eds. Martha Ratliff, Eric Schiller (Tempe: Arizona State University, 1990), 125-139.
[11] Nguyễn Văn Lợi, Tiếng Rục, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1993.
[12] Nguyễn Tài Cẩn, Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1995.
[13] Hans Heinrich Hock, Principles of Historical Linguistics, Mouton de Gruyter, New York, 1991.
[14] Terry Crowley, An Introduction to Historical Linguistics, Oxford University Press, New York, 1992.
[15] Sarah Grey Thomason and Terrence Kaufman, Language Contact, Creolization, and Genetic Linguistics, University of California Press, Berkeley and Los Angeles, 1988.
[16] Mark J. Alves, “What’s So Chinese about Vietnamese?” Papers from the Ninth Annual Meeting of the Southeast Asian Linguistics Society, ed. Graham W. Thurgood (Tempe: Arizona State University, 2001.
[17] Wang Li, “Hanyueyu yanjiu [Research on Sino-Vietnamese],” Lingnan Xuebao 9, 1 (1948) 1-96.
[18] Đào Duy Anh, Chữ Nôm: Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến [Chu Nom: Origins, Formation, and Transformations], NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1979.
[19] Mei Tsu-Lin, “Tones and Prosody in Middle Chinese and the Origin of the Rising Tone,” Harvard Journal of Asiatic Studies 30 (1970) 86-110, specifically 95-96.
[20] Pham Đức Dương, Cội Nguồn Mô hình Văn Hoá-Xã hội Lúa nước của người Việt qua cứ liệu ngôn ngữ, Nghiên Cứu Lịch Sử 5 (1982) 43-52.
[21] Luigi L. Cavalli-Sforza, The History and Geography of Human Genes, NJ: Princeton University Press, Princeton, 1994, 225, 234.
[22] Keith W. Taylor, Birth of Vietnam, University of California Press, Berkeley and Los Angeles, 1983, 1.
[23] Nobuhiro Matsumoto, Le Japonais et les langues Austroasiatiques: Etude de vocabulaire compare, P. Geuthner, Paris, 1928);
[24] Bình Nguyên Lộc, Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, (Bách Bộc, Sài Gòn, 1971; repr., CA: Xuân Thu, Los Alamitos, 1987).
[25] Nguyễn Ngọc Bích, “Tiếng Việt, Tiếng Nhật, và họ Mã Lai ÐaÐảo,” Tuyển Tập Ngôn Ngữ và Văn Học Việt-Nam 2, Dòng Viện, San Jose, 1994, 437-480.
[26] Pater Wilhelm Schmidt, Die Mon-KhmerVolker, Druck und Verlag von Friedrich Vieweg und Sohn, Braunschweig, 1906.
[27] Lawrence A. Reid, Morphological Evidence for Austric, Oceanic Linguistics 33, 2 (1994) 323-344.
[28] Gérard Diffloth, “The Lexical Evidence for Austric, So Far,” Oceanic Linguistics 33, 2 (1994) 309321.
[29] Robert Blust, “Beyond the Austronesian Homeland: The Austric Hypothesis and Its Implications for Archaeology,” Prehistoric Settlement of the Pacific, ed. W. Goodenough, Philadelphia, Transactions of the American Philosophical Society 86, 5 (1996): 117-140).
[30] Gordon H. Luce, “Danaw, a Dying Austroasiatic Language,” Lingua 14 (1965) 98-129;
[31] David D. Thomas, Robert K. Headley, Jr., “More on Mon-Khmer Subgroupings,” Lingua 25 (1970) 398-418.
[32] Franklin E. Huffman, “The Relevance of Lexicostatistics to Mon-Khmer Languages,” Lingua 43 (1976) 171-198;
[33] Franklin Huffman, “An Examination of Lexical Correspondences between Vietnamese and Some Other Austroasiatic Languages,” Lingua 43 (1977) 171-198.
[34] Mark Alves, “The Vieto-Katuic Hypothesis: Lexical Evidence,” SEALS XV: Papers from the 15th Meeting of the Southeast Asian Linguistics Society, ed. Paul Sidwell, The Australian National University, Research School of Pacific and Asian Studies, Pacific LinguisticsPublishers, Canberra, 2005, 169-176.
[35] Nguyễn Văn Lợi, Đoàn Văn Phúc, and Phan Xuân Thành, Sách học tiếng Pakoh-Taôih, UBNN Tỉnh Bình Trị Thiên, Canberra, 1984.
[36] David Thomas, “South Bahnaric and Other Mon-Khmer Numeral Systems,” Linguistics 174 (1976) 65-80.
[37] H.J. Pinnow, “Personal Pronouns in the Austroasiatic Languages: A Historical Study,” Lingua 14 (1965) 3-42.
[38] Michel Ferlus, “L’infixe instrumental -rn- en Khamou et sa trace en Vietnamien,” Cahiers de Linguistique, Asie Orientale 2 (1977) 51-55.
[39] Jeremy H.C.S. Davidson, “A New Version of the Chinese-Vietnamese Vocabulary of the Ming Dynasty-1,” Bulletin of the School of Oriental and African Studies 38, 2 (1975): 296-315 and no. 3 (1975): 586-608.
Pre: Mark Alves (Khoa Ngoại ngữ và Triết học, Trường Đại học Montgomery County, Hoa Kỳ)