Nghịch lý của việc biết mình thích gì
Liệu biết mình thích gì có phải là rào cản để hạn chế bản thân làm những điều mình chưa biết?...
Liệu biết mình thích gì có phải là rào cản để hạn chế bản thân làm những điều mình chưa biết?
Đọc đến đây cái tiêu đề cũng hơi xoắn não, vì nhiều khi trong hành trình tuổi trẻ, tôi cũng luôn chạy theo việc phải biết mình muốn gì, cần gì, thích gì, làm được điều gì, nhưng rồi đến một độ tuổi trải nghiệm khá đủ, tôi lại thấy nhiều mặt trái của nó hơn.
Trong thời gian thất nghiệp gần đây, tôi có nhiều thời gian để làm được những điều mình mong muốn nên phần lớn thời gian ở một mình là tôi lại soi chiếu bản thân: "Tại sao những gì mình thích làm lại là rào cản cho mình tiến với nhiều cơ hội hơn?"
Khi mạng xã hội phát triển, con người càng ngày càng trở nên có nhiều lựa chọn hơn trước rất nhiều. Việc thay đổi định hướng liên tục trong cuộc sống cũng là một điều dễ nhìn thấy vì xã hội vận hành liên tục.

Nhưng nghịch lý của việc biết mình thích gì đó chính là mình sẽ trở thành một người không dám xông pha, không dám làm nhiều thứ ngoài vòng tròn an toàn hơn so với tuổi trẻ. Trong tôi luôn mặc định có nhiều sự so sánh giữa người này với người kia, môi trường này với môi trường kia, công ty này với công ty kia, nội dung này với nội dung kia. Nên dần dà tôi cứ sống mãi trong những thứ mình thích hơn là làm những điều khiến tôi khó chịu, đôi khi còn chấp nhận tạm bợ thế mà sống quá ngày, nhiều người sẽ nói là chẳng có chí tiến thủ, sống an phận.
Cơ chế này dần dà khiến tôi trở thành một kẻ lười biếng, và cũng khiến tôi phải cầm đọc cuốn "Triết lý của một người lười biếng" để thay đổi đi tính cách này.
Xã hội hiện đại thì cũng càng ngày hại điện hơn, chúng ta tốn tiền điện cho việc sạc điện thoại để lướt mạng xã hội và mua sắm một cách vô thức. Chúng ta cũng chỉ thích gọi đồ ăn về nhà sau một ngày dài làm việc hơn là nấu nướng, chúng ta cũng chỉ thích được ăn ngon, mặc đẹp, váy quần xúng xính đi bar pub rồi khoác lên mình những bộ cánh hào nhoáng khoe mẽ về lối sống thượng đẳng của bản thân rồi lại dùng chính chiếc điện thoại của mình để thanh toán các khoản nợ tín dụng đáo hạn.
Và dần dà chúng ta cũng không còn thích làm những việc vượt qua vòng tròn an toàn nữa. Từ khi chuẩn bị bước sang tuổi 27, tôi cũng thấy bản thân mình ì ạch hơn, đặc biệt là sau hơn 2 năm đại dịch khiến tôi lựa chọn cuộc sống "chill" nhiều hơn là xông pha bon chen với đời.
Nhà tôi thì luôn luôn ai cũng có một mục tiêu thậm chí toàn được gọi là "người thành công", nhưng rồi tôi thấy họ cũng phải bán phần tâm hồn của mình cho đồng tiền rồi dần dà đánh mất đi chính bản thể thuần khiết của họ.
Đợt gần đây, tôi đang muốn suy nghĩ bỏ tất cả cuộc sống tiện nghi, hiện đại để sang Úc làm nông dân, sống gần đồng ruộng bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Tôi luôn có một khát khao được sinh sống ở nước ngoài để thoả mãn cái tính tò mò và ưa tự do của bản thân mình và luôn ước nguyện làm thế nào để thoát ra khỏi sự nhàm chán mỗi ngày.
Từ trước đến nay tôi cái gì cũng làm, có khả năng thích ứng khá nhanh với cuộc sống, từ phục vụ bưng bê cho đến làm trí óc sáng tạo quần quật ở các tổ chức tư bản. Nhưng sau khi bị cơn panic tấn công hôm qua, tôi thấy thể trạng về cơ thể của tôi đã yếu đi rất nhiều. Chiếc cổ thì mỏi nhừ, đốt sống lưng chắc hơi thoái hoá, bệnh thần kinh khiến tôi mất ngủ và đầu óc thì lúc nào cũng lơ mơ như trên mây. Khả năng tập trung của tôi cũng kém.
Tôi cũng muốn đến gần hơn với thiên nhiên, để mở rộng cái tầm mắt hay để tăng cường cho cái sức khoẻ hiện trạng của tôi. Làm nông đâu có dễ, vất vả đủ đường ý chứ, những được cái không mệt óc. Mỗi công việc đều có cái mệt riêng, chỉ là tôi rất ước muốn được thoát khỏi cái vòng tay của cha mẹ. Nhưng rồi chính vì cái sự biết nhiều của tôi nên tôi cứ đắn đo, chần chứ mà chưa nếu lên ý kiến này với mẹ của mình.
Được thoát ra khỏi những thứ khiến tôi thích và cảm thấy thoải mái hơn là không thích sẽ đều khiến tôi hơi hoài nghi và có phần sợ sệt, mặc dù tôi là người ưa sạch sẽ, chứ cũng chưa bao giờ nghĩ mình có thể chân lấm tay bùn đi hái nho ở một xứ xa lạ.
Tôi thấy đó là cái nghịch lý của việc biết nhiều, biết mình muốn gì, thích gì, kể cả khi có biết bao nhiêu tôi đôi khi vẫn lạc lối và chênh vênh giữa gần tuổi 30 của cuộc đời.
7:26 - 5/5/2023

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
Khi bắt đầu đi làm, mình tạm gạt bỏ lại hết các sở thích trước đó của mình để thử các trải nghiệm mới. Sau khoảng 2 năm, mình cảm thấy có gì đó thiếu thiếu và lại đúng dịp covid. Mình đã cày hết mấy kênh podcast, đọc mấy trang kiến thức, blog, đọc vài cuốn sách, xem đủ thứ trên youtube, nhảy vài ba công ty với mong muốn thoát khỏi vòng an toàn của bản thân. Nhưng thử càng nhiều, hấp thu càng nhiều mình càng thấy mệt mỏi, càng thấy đó không phải những thứ dành cho mình. Nên nửa năm trở lại đây mình đang tìm cách bình ổn lại, giảm hẳn việc về nhà mệt mỏi lăn quay ra ngủ mà thay vào đó đi chạy bộ. Đi chạy giống như việc thiền định ấy, tập trung vào hiện tại và đặc biệt mình gần như không còn cảm thấy đau mỏi cột sống nữa. Nghe như lời quảng cáo nhỉ nhưng đó là sự thật. Bạn có thể thử xem sao :D
Ak, mình nghĩ không cần phải sang Úc để làm nông dân đâu. Mình cũng ấp ủ việc trồng cây trên sân thượng lâu này nè. Có lẽ kênh Her 86m2 phù hợp với bạn :3