Nghệ Thuật 9 Panel Trong Comic
Vào năm 1986, đầu truyện "Watchmen" của nhà văn Alan Moore và họa sĩ Dave Gibbons lần đầu ra mắt. Nó đã gây ấn tượng mạnh mẽ với người...
Vào năm 1986, đầu truyện "Watchmen" của nhà văn Alan Moore và họa sĩ Dave Gibbons lần đầu ra mắt. Nó đã gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc lúc bấy giờ. Đầu truyện này được cho là một trong những đầu truyện đình đám của DC Comics về mặt hình ảnh cũng như nặng đô về mặt nội dung với tập script 10 pound ( xấp xỉ 4,5 kg).
Theo chân Rorschach, qua các trang truyện ta thấy điều đặc biệt đó là sự xuất hiện của khung tranh 9 ô với tần suất dày đặc cùng các biến thể khác của nó được họa sĩ Dave Gibbons sáng tạo. Bài viết này mình muốn giới thiệu cho mọi người về thứ nghệ thuật 9 ô tại sao lại trở nên khác biệt và được nhiều họa sĩ vẫn sử dụng cho tới hiện tại.
Tại sao "9 panel" lại đặc biệt như vậy ?
Nó là một phương thức để các họa sĩ có thể khai thác cho người đọc về một khung cảnh nhất định mà ở đó 9 ô tranh là 9 chi tiết và khoảnh khắc có thể lặp lại hoặc khác nhau để khi đọc ta có thể dễ dàng tưởng tượng ra như thể đang xem một cảnh trong một tác phẩm phim đích thực.
Sẽ ra sao nếu như trong 9 ô này lại có một ô khác biệt. Đúng rồi đấy đó chính là "middle panel" (ô chính giữa).
Ngay tại trang này, ô chính giữa được giành trọn vẹn cho nhân vật Adam, chúng ta được thấy một buổi phóng vấn với nhà phi hành gia là tâm điểm của sự chú ý, liệu anh ta có liên quan đến cái chết của một thường dân. Adam Strange - người anh hùng nổi tiếng, đấng cứu thế của loài người. Hắn ta trối bỏ toàn bộ tin đồn rằng mình là kẻ giết người nhưng sự thật rằng hắn chỉ là kẻ dối trá không hơn không kém.
Vậy về không gian trong "9 panel" nó đã có điểm gì khác biệt ? Hãy nhìn qua trang truyện trong Mister Miracle này. Trong cuộc đối thoại với Scott Free và Forager, dường như chúng ta nhìn thấy một ngăn cách giữa họ. Chúng ta thấy rằng họ không có điểm chung trong quan điểm, họ có sự đối lập về màu sắc ... ranh giới này không hề mù mờ mà cực kì rõ ràng. Tác giả dường như muốn vạch ra lằn ranh giữa "hiện thực" và "mộng tưởng" với quý ngài Kì Diệu, là người đại diện cho "hiện thực" rằng mình có đấu tranh chống lại Orion, có chiến đấu vì người dân thì nó cũng sẽ không thành công mà sẽ thất bại. Ngược lại, ở phía Forager, anh ta chỉ có "mộng tưởng", chỉ có đầu tranh thì mới có tự do, chỉ có đả bại Orion thì mới không có chiến tranh. Cuối cùng, "mộng tưởng" đã kết thúc bằng cái chết.
Chúng ta đã đề cập đến không gian rồi. Vậy về thời gian, "9 panel" có thể đóng góp được gì. Có thể nói thời gian trong comic là một thứ mù mờ nhưng hãy cùng nhìn qua một trang trong "Batman/The Flash: The Button". Một đầu truyện dựa trên thời gian làm concept. Trong cuộc đấu tay đôi của Bruce và Thawne, từng ô một có sự xuất hiện thêm một ô thời gian đếm ngược ở bên cạnh. Có vẻ như, dòng thời gian vẫn luôn chảy trong câu chuyện khi mỗi giây là một cảnh động. Nhịp độ trở nên nhanh dần song tốc độ của Thawne cũng vậy, hắn ta hành hạ Batman, đánh đến mức bán sống bán chết. Việc có được 9 ô xuất hiện liên tục trong một trang truyện như vậy, thời gian trôi với nhịp độ cao cùng tốc độ siêu việt của Zoom trở nên nổi bật hơn bao giờ hết. Có lẽ đây cũng là điều mà những ô tranh khác không thể làm được khi số lượng ô tranh trong một trang là không đủ để câu chuyện trở nên chi tiết.
Hiệu quả của "9 panel" :
"9 panel" làm hình ảnh của truyện trở nên khác biệt, gây ấn tượng hơn so với thông thường với 9 ô trong một trang truyện. Đôi khi các họa sĩ cũng vẽ cảnh trong các ô với tông màu đối lập đan xen lẫn nhau, khiến cho 1 trang truyện mà có thể thể hiện nhiều màu sắc.
Cách sử dụng này còn giúp chúng ta thấy rõ chi tiết các khoảng khắc xoay xung quanh nhân vật trong truyện.
Trong đầu truyện "One Bad Day-The Riddler" của Tom King, tiếng súng "Blam! BLAM!" xuất hiện liên tục khiến khung cảnh trở nên căng thẳng và đáng sợ hơn hết, độ nguy hiểm của Người Hỏi được lên cao khi hắn có thể dễ dàng thao túng những tên cảnh sát của Gordon bắn giết lẫn nhau. Tiếng súng ít dần đồng nghĩa với việc họ đã chết.
Ô chính giữa lại được Mitch Gerads một lần nữa khai thác khi nó được zoom gần mặt của Riddler với câu hỏi: "Ai là người mà ngươi có thể gặp lần đầu mà không bao giờ gặp lại nữa ? Một lũ cảnh sát đần độn với những viên đạn ở trong đầu chúng." Hắn ta ung dung ở yên trên sàn như thể chẳng có cuộc xả súng nào ở đây cả. Hắn không sợ hãi bởi vì hắn là người làm chủ tình thế, là kẻ nắm giữ cuộc chơi này trong tính toán của mình.
Sử dụng 9 panel cũng có mục địch để làm quãng nghỉ giữa câu chuyện đang kể, kéo dài mạch truyện hơn so với thông thường.
Hạn chế của "9 panel" :
Điều dễ dàng thấy nhất đó là thứ tự đọc các ô từ trái sang phải hay là từ trên xuống thường khó nhận ra hơn. Mình thường mất 4-5s để nhận ra được thứ tự của nó khi đọc truyện.
Việc sử dụng phương thứ "9 panel" này là thứ đánh đổi khi background information không nhiều trong các ô truyện, mà chỉ chủ yếu khắc họa nhiều khoảng khắc trong 1 phân cảnh.
Cuối cùng, tất nhiên rồi, sử dụng "9 panel" không có nghĩa là truyện sẽ lúc nào cũng hay và có mặt hình ảnh chất lượng mà điểm quan trọng chính là sự sáng tạo đa dạng và đặc biệt về nội dung và hình ảnh của câu chuyện là thứ cuốn hút người đọc.
Nếu mọi người tò mò, và muốn trải nghiệm thì mình khuyến khích mọi người nên đọc các đầu của Tom King, trong truyện của ông lúc nào cũng có điểm đặc trưng đó là sự góp mặt của "9 panel". Một trong những đầu truyện mà mình thấy cực kì ấn tượng đó là "Strange Adventures". Mình chắc chắn với các bạn rằng đây là đầu truyện sẽ không phí tiền mua đâu !
Nguồn học hỏi cách phân tích: Strip Panel Naked
Nguồn ảnh: readallcomics
Comics
/comics
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất