Nếu tin vào chủ nghĩa hư vô, bạn có thật sự tin vào cái gì khác? (P.1)
Thuyết hư vô là một mối đe dọa tức thì. Theo triết gia thế kỷ 20 Hannah Arendt, chủ nghĩa hư vô được hiểu không phải một ‘hệ tư tưởng...
Thuyết hư vô là một mối đe dọa tức thì. Theo triết gia thế kỷ 20 Hannah Arendt, chủ nghĩa hư vô được hiểu không phải một ‘hệ tư tưởng nguy hiểm’ mà như một cách suy nghĩ nguy hiểm. Nếu soi chiếu về một ý tưởng cụ thể nào đó đủ lâu, bất kể ban đầu nó có mạnh mẽ đến mức nào, được chấp nhận rộng rãi ra sao thì chúng ta đều bắt đầu nghi ngờ về sự thật trong đó. Ta bắt đầu nghi ngờ rằng những người chấp nhận ý tưởng này có thật sự biết (hay quan tâm) liệu ý tưởng đó phải là thật hay không không? Đây là bước tiến để luận rằng tại sao nhiều vấn đề có quá ít sự đồng thuận và tại sao mọi người đều dường như có vẻ rất chắc chắn trong khi bạn bắt đầu không thấy như vậy. Ở thời điểm này, trên bờ vực của chủ nghĩa hư vô, bạn có thể chọn lựa, hoặc tiếp tục suy nghĩ và tách rời bản thân khỏi xã hội; hoặc ngừng suy nghĩ và tách rời bản thân khỏi thực tế.
Bạn có thể chọn lựa, hoặc tiếp tục suy nghĩ và tách rời bản thân khỏi xã hội; hoặc ngừng suy nghĩ và tách rời bản thân khỏi thực tế.
Theo Nietzsche, chúng ta sau đó trở thành những người hư vô chủ động và chối từ những giá trị mà người khác đưa lại cho ta mà kiến tạo lý tưởng của chính mình. Hoặc ta có thể trở thành người hư vô bị động và tiếp tục tin vào những giá trị truyền thống, mặc cho có nghi ngờ về giá trị thật của những giá trị đó. Người hư vô chủ động phá hủy để tìm kiếm hoặc tái tạo ra một thứ gì đáng tin tưởng hơn. Chỉ những gì tồn tại sau hủy hoại có thể làm ta mạnh mẽ hơn. Nietzsche và những nhà triết học Nga của thế kỷ 19 tự định hình họ là người theo chủ nghĩa hư vô đã cùng chia sẻ quan điểm này.
Tuy nhiên, người hư vô bị động lại không muốn mạo hiểm sự tự hủy và quá bám víu vào sự an toàn của những niềm tin xưa cũ. Nietzsche biện luận rằng sự tự bảo vệ trên thực tế còn nguy hiểm hơn sự tự hủy hoại. Việc tin tưởng chỉ vì niềm tin vào một thứ gì đó có thể dẫn đến sự tồn tại hời hợt, sự tự mãn chấp nhận tin vào bất cứ gì người khác tin tưởng. Chính việc tin vào một thứ gì đó đó (kể cả khi nó hoàn toàn không đáng tin) sẽ được người theo thuyết hư vô bị động nhìn nhận như một xu hướng còn hơn là mạo hiểm không tin vào bất kỳ thứ gì, mà quyết tâm đi vào hố thẳm - một ẩn dụ cho chủ nghĩa hư vô xuất hiện thường xuyên trong nghiên cứu của Nietzsche.
Ngày nay, chủ nghĩa hư vô đã nhanh chóng trở thành một mô tả phổ biến cho nhiều thái độ trước hiện trạng thế giới. Tuy nhiên, khi cụm từ này được dùng trong những cuộc nói chuyện, các văn bản hay trên mạng xã hội lại hiếm được định nghĩa, như thể tất cả mọi người đều hiểu về học thuyết này và cùng chia sẻ một khái niệm chung. Nhưng như đã nói ở trên, chủ nghĩa hư vô có thể có tính chủ động và bị động. Nếu muốn hiểu rõ hơn về thuyết hư vô đương đại, ta nên định nghĩa nó theo mặt tri thức luận, đạo đức học và siêu hình học cũng như cách chủ nghĩa hư vô được diễn đạt theo cách khác nhau trong cuộc sống như sự tự chối bỏ, chối bỏ cái chết và chối bỏ thế giới.
Theo tri thức luận, chủ nghĩa hư vô được xem như sự phủ định tri thức là có thật, lập trường cho những tin tưởng của ta là không có cơ sở. Tuyên bố cho tính hư vô tri thức này dựa trên ý tưởng rằng tri thức đòi hỏi nhiều hơn là người biết và cái biết. Mà là một cái gì đó được xem như cái khiến khi thức khách quan, như một năng lực hướng đến cái gì đó vượt ngoài cá nhân, kinh nghiệm chủ quan là cái tách biệt tri thức ra khỏi phạm vi ý kiến.
Ngoại trừ tính hư vô tri thức, không có bất kỳ tiêu chuẩn, nền tảng hay lĩnh vực nào mà con người có thể khiến tri thức xác thực, không gì có thể chứng tỏ lòng tin của ta rằng bất kỳ tuyên bố cụ thể nào cũng đúng. Tất cả cái gì mang tính khách quan theo góc nhìn của hư vô tri thức luận đều được xem là hão huyền. Chúng ta tạo nên ấn tượng về tri thức chỉ để che giấu sự thật rằng chẳng có sự thật nào cả. Ví dụ, như Thomas Kuhn tuyên bố trong cuốn The Structure of Scientific Revolution (1962), ta có thể phát triển những mô hình rất phức tạp và thành công cho việc mô tả thực tại mà trong đó ta có thể dùng để tìm kiếm sự đa dạng của những ‘sự thật’ mới, nhưng chúng ta không bao giờ có thể chứng tỏ phản hồi của mô hình đó với bản thân thực tại - chúng chỉ có thể nhận được từ mô hình cụ thể của ta về thực tại.
Nếu như cái gì đó được khẳng định là sự thật dựa trên trải nghiệm quá khứ, khi đó lại có vấn đề về tính quy nạp: chỉ vì cái gì đã từng xảy ra không có nghĩa có phải xảy ra một lần nữa.Nếu cái gì đó được khẳng định là thật dựa trên chứng cứ khoa học, thì sẽ lại dậy lên vấn đề liên quan đến tính nguyên bản. Theo logic, những phản biện này được xem như là ngụy biện, là khẳng định của người khác, ngay cả khi họ là chuyên gia, cũng đều không được xem như cơ sở của sự thật. Nói cách khác, ngay cả nhà khoa học cũng có thể có thiên kiến và mắc sai lầm. Hơn nữa, vì những nhà khoa học đưa ra tuyên bố dựa trên các nghiên cứu khoa học trước, do đó họ cũng xem như kháng lại tính nguyên bản. Điều này lại dẫn đến một vấn đề khác, sự quy hồi vô hạn. Bất kỳ kết luận tri thức nào dựa trên một cơ sở nào đó sẽ không tránh khỏi thắc mắc về nền cơ sở của cơ sở đó, và cơ sở cho cơ sở đó là gì, cứ tiếp tục như vậy.
Và trong việc tầm thường hóa nghi ngờ về tri thức, những người hư vô bị động đang tầm thường hóa cả sự theo đuổi kiến thức.
Ở điểm này, có vẻ như cái gọi là tính ‘tri thức hư vô’ thật ra không khác gì với Chủ nghĩa hoài nghi. Với những hoài nghi tương tự về cơ sở của tri thức được hỏi không ngừng đến mức nghi ngờ tính khả thi của tri thức hơn là tìm kiếm bất kỳ nền tảng vững chắc nào. Ở đây khi quay lại với hai dạng hư vô chủ động và bị động của Nietzsche. Trong khi người hư vô chủ động quen thuộc hơn với sự hoài nghi thì người hư vô bị động lại không. Người hư vô bị động biết rằng các câu hỏi hoài nghi đều dẫn đến tri thức, nhưng thay vì nghi ngờ tri thức, họ sẽ tiếp tục tin tưởng vào tri thức đó. Kết quả là với những người hư vô bị động, tri thức có tồn tại, nhưng tồn tại trên cơ sở của sự tin tưởng.
Chủ nghĩa hư vô vì thế không những được thấy ở người từ chối những khẳng định tri thức vì thiếu nền tảng vững chắc mà còn ở người có nhận thức về sự nghi ngờ xung quanh tri thức và người tiếp tục hành động như thể sự nghi ngờ không quan trọng. Những người này được gọi là người theo thuyết hư vô.
Những lý thuyết khoa học có thể dựa trên giả thiết khác, và lý thuyết khác đó cũng lại dựa trên lý thuyết khác nữa mà bất kỳ lý thuyết nào ở đây cũng có thể sai. Nhưng miễn là các lý thuyết này tiếp tục tạo ra kết quả tốt – đặc biệt mang lại hiệu quả trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật - thì những nghi ngờ về sự thật tối thượng trong các lý thuyết này thực sự không quan trọng. Và trong việc tầm thường hóa nghi ngờ về tri thức, những người hư vô bị động đang tầm thường hóa cả sự theo đuổi kiến thức.
Nói cách khác, với người hư vô bị động, tri thức không quan trọng, mà nghĩ rằng sự xuất hiện thường xuyên của các cụm từ như ‘kiến thức’ hay ‘chắc chắn’ là hoàn toàn ngớ ngẩn. Giả sử có người nói rằng họ biết tàu đang đến, và ta không hỏi làm sao họ biết hay nếu có hỏi, chúng ta sẽ gặp phải sự xác tín như sau: bởi vì điện thoại họ nói thế. Chiếc điện thoại hóa ra lại đúng khi mà tính đúng đắn của điện thoại được xác thực. Hay điện thoại có thể sai, thì khi đó ta có xu hướng đổ lỗi cho điện thoại làm sai lệch thông tin chứ không phải tàu hỏa. Bởi vì điện thoại trở thành thứ bảo đảm cho tri thức, việc thừa nhận điện thoại có thể sai nghĩa là ta đang mạo hiểm thừa nhận rằng không những những tuyên bố dựa vào điện thoại là vô căn cứ mà tất cả những tuyên bố tri thức của ta cũng thế. Sau cùng, giống như điện thoại, ta có xu hướng không băn khoăn rằng tại sao ta nghĩ rằng ta hiểu thứ mà ta nghĩ ta hiểu. Theo hướng này, chủ nghĩa hư vô bị động không nắm vị trí căn nguyên trong xã hội hậu hiện đại mà trở thành một phần của cuộc sống bình thường.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Dịch từ:
Đọc thêm:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất