Vừa rồi tôi có viết một bài viết trên mục khoa học - công nghệ của Spiderum với tựa đề là:

"Ứng dụng hay về kinh doanh, "Tôi" sẽ giúp bạn vừa chơi- vừa học."

Và nhận được phản hồi thế này:



Đã lâu rồi tôi không còn là 1 người siêu bùng nổ hay siêu sầu thảm, tương đồng với chuyện sống với cái việc bị tác động tâm lý từ bên ngoài quá nhiều.
Ta vui vì nhận được phản ứng tích cực từ người đối diện - cảm thấy phấn kích, hứng khởi, tràn trề năng lượng, đầu óc tỉnh táo và muốn hét lên rằng tôi muốn tiếp tục làm cái thứ mà tôi đã làm, để nhận tiếp tục cái thứ mà tôi đang nhận.
Vậy điều gì xảy ra nếu ta lúc ta làm hừng hực tâm thế? Và đã bao giờ bạn đang làm một việc gì đó, nhưng trong đầu luôn hình dung đến kết quả tốt đẹp:
Nó sẽ là.....
Sẽ là..........
Sẽ là..........
Tốt thôi, nếu bạn hoàn thành công việc và kết quả thực tế sát với những gì bạn đã vẽ ra bức tranh đầy thơ mộng trước đó.
Nhưng ngược lại thì sao? Ồ, tôi tin bạn đã từng nhận được cảm giác này - cái cảm giác hụt hẫn và trong đầu ta tự trả lời rất nhiều câu hỏi cùng một lúc:
Mình đã làm sai trong khâu nào ta?
Mọi người đang phản ứng ngược để giấu tâm lý của mình không cho ta biết hay sao ấy ?
Có lẽ nó cần thời gian để tôi nhận được cái thứ tôi đã hình dung, ak chắc là vậy?
.................
Thật ra tôi không biết bạn đang nghĩ gì. Nhưng cái tôi biết là bạn đang cố giải thích tại sao những gì bạn làm có kết quả không hề khớp với kết quả bộ não bạn hình dung. Chốt lại là chúng ta luôn sẵn sàng mặc định thứ mà ta hình dung sẽ đúng, mặc dù đó chỉ là tưởng tượng ( buồn cười thật).
Tôi không phải là nhà tâm lý học, nhưng sẽ tiếp tục phân tích để chúng ta có cái nhìn dưới góc nhìn của tôi:
- Một khi chúng ta đã mặc định kết quả đúng thì sẽ quay lại kiểm tra:
+ Cách làm: chúng ta làm gì để ra kết quả thực tế.
+ Sự công nhận: phản ứng từ mọi người hay kết quả thực tế, tác nhân bên ngoài,...
Chỉ hai cái này thôi, tôi biết rồi nhé.......Và thường đa số chúng ta chọn dấu cộng số hai: có nghĩa là tôi muốn kết quả như tôi hình dung, tôi đã làm đúng, và tôi không thành công. Tại sao ư......Tại vì cái số 2......Mà cái số 2 là gì..........
Là sự công nhận: có lẽ mình làm tốt chẳng qua mọi người đố kị không công nhận mà thôi.
Là tác nhân bên ngoài: có lẽ mình làm tốt, chỉ là do tác nhân khác ảnh hưởng đến kết quả của tôi mà thôi.
Hiểm họa cuộc đời chúng ta đến từ 2 từ có lẽ và tôi đã tô đậm bên trên, đó chính là dấu hiệu của sự đỗ lỗi.
Mặc định bạn đã làm tốt - bạn cần nhận được nhiều hơn thế - nhưng vì cái lý do bạn cố gải thích bởi 2 chữ có lẽ làm hợp lý hóa kết quả không mong muốn.
Còn gì để bộ não thoải mái hơn rằng để nó tự do hình dung kết quả. cho đến khi thất bại, nó lại thoải mái hình dung lý do theo cảm tính. Đúng rất thoải mái, nhưng nó sẽ làm bạn "chết ngạt" lúc nào không hay.
có lẽ, ...Ak nhầm tôi xin bỏ từ này 1 thời gian bởi nó nguy hiểm quá (....)
Chắc hẳn, bạn đã từng nghe lối sống sai lầm từ việc đổ lỗi. Rất dễ hình thành thói quen và những người thành công không hề bào chữa.....Họ thích nhận trách nhiệm cho sai lầm của mình nhiều hơn, để rút ra bài học được sâu sắc hơn.
Vậy. Sơ đồ của sự đổ lỗi mà chúng ta hay bị dẫn đường là gì:
>> Tưởng tượng về kết quả
>> kết quả không mong muốn
>>Cố giải thích
>>Mặc định chúng ta không làm sai
>>Tìm lý do
>> Gán ghép 1 lý do gián tiếp, bất hợp lý một cách hợp lý
>>Giải thích chi tiếp một cách "uyên thâm", gạt cái sai của bản thân và không suy xét tới.
>>Đổ lỗi ra đời.
Nguồn: internet
Như vậy đấy, đó là lý do tôi viết bài viết này: "  Nếu ta vui quá - sẽ có lúc ta buồn quá !!!  "
Biết cách tự tạo cảm hứng làm việc, biết cách đối diện kết quả không mong muốn, và trên hết biết cách nhận ra cái sai để mình không lặp lại nó lần sau. Từ đó, có thêm cách làm khác bằng một kĩ năng khác vào công việc tương tự kế tiếp.
Thật không dễ dàng chút nào, lúc nào nói cũng đơn giản hơn làm, cũng như tưởng tượng sẽ dễ hơn thực hiện để cho ra kết quả vậy đó.
Khi chúng ta tự nhận ra sai lầm thì sẽ giảm bớt sự tự kiêu và có thêm nhiều góc nhìn đa chiều, loại bỏ bớt hiểm họa do sự đổ lỗi gây ra bởi cơ chế lặp lại của nó.
Cơ chế lặp lại? Đúng, đơn giản là: " chẳng ai biết sửa sai, khi cho rằng mình đã làm đúng"
Mình viết bài này ngoài đoạn chia sẻ về góc nhìn cuộc sống trên, cũng giữ lời hứa chia sẻ đến những bạn đã đọc bài trước của mình về
 Google Prime
Một trang để giúp mọi người thích ứng dụng học kinh doanh miễn phí này, và sau bài học có thắc mắc, chia sẻ gì cũng sẽ có cộng đồng cùng học.
👇👇👇👇👇👇👇👇👇👇👇👇👇
Ngoài ra hi vọng gặp lại các bạn đã đọc bài của mình lúc trước nhé.
Viết về sự đỗ lỗi tôi xin phép kết bằng trí tưởng tượng, nếu không đúng tôi sẽ tự nhận lỗi rằng tôi tưởng tượng sai và hứa không đỗ lỗi:
Sau khi viết bài này tôi sẽ nhận 2 luồng ý kiến:
+ Tích cực: đọc chỉ đơn thuần để hiểu hơn về suy nghĩ 1 người đôi mươi và không hề phán xét với hi vọng nhận được 1 giá trị gì đó.
+ Tích cực: có thêm thông tin hay về Primer và nhận thêm 1 giá trị nhỏ.
+ Tích cực: Quen biết thêm 1 vài người bạn thích suy nghĩ tích cực và tìm hiểu cái mới.
+ Tiêu cực: Bị chửi te tua và nhận nhiều gạch đá ( chủ thớt không mong được nhận)
Vui thôi nhé, dù thế nào đi nữa thì tôi vẫn muốn đây sẽ là trang chia sẻ về quan điểm thật nhất và là nơi để tôi viết ra những bài viết, từ đó học hỏi lại mọi người. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết này.
Đừng quên học Primer cùng cộng đồng nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN CỦA TÔI: