Ở bài này chúng ta sẽ được giải đáp:

Một đối tác có thể giúp doanh nghiệp của tôi như thế nào?

Tôi nên xem xét những yếu tố nào khi lựa chọn đối tác kinh doanh?

Tôi nên xem xét những yếu tố nào khi xây dựng quan hệ đối tác?

        Hãy tưởng tượng An nuôi và huấn luyện những con Sáo rất giỏi. Vì vậy, cô ấy muốn khởi nghiệp. Do là lần đầu tiên kinh doanh, cô muốn tìm một đối tác.
An nghĩ đến vài người. Bạn cô tên là Huy, cũng là một người nuôi chim cảnh rất giỏi. Anh ấy chưa bao giờ tham gia vào một doanh nghiệp nhỏ nào, nhưng cũng muốn thử.
Chị dâu của An tên Giang là một người nuôi chó. Cô ấy chưa bao giờ huấn luyện Sáo, nhưng có nhiều kinh nghiệm trong nghành thú cưng và sở hữu một mạng lưới các mối quan hệ chuyên nghành rộng lớn.
Và em họ của An tên Chi là một người năng động nhưng chưa từng có kinh nghiệm làm việc. Cô ấy không biết gì về thú cưng lẫn khởi nghiệp  nhưng vẫn lạc quan rằng mình sẽ làm tốt.
Chúng ta hãy giúp An tìm ra đối tác kinh doanh tốt nhất nhé !!!
Ai sẽ là đối tác tốt nhất cho doanh nghiệp nuôi và huấn luyện sáo của An?

+ Huy là người nuôi chim nhưng không có kinh nghiệm kinh doanh.
+ Giang là người nuôi chó với rất nhiều mối quan hệ.
+ Chi, người chưa từng có kinh nghiệm làm việc.
Trong kinh doanh, hai cái đầu sẽ luôn tốt hơn một. Đó là phép toán đơn giản. Ví dụ, An và Giang có thể chia việc và hoàn thành lượng công việc gấp đôi.
Việc hợp tác cùng nhau cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích. Thật khó khi phải tự mình sáng tạo và đổi mới. Do đó, nếu có người khác đóng góp suy nghĩ và cho ý kiến phản hồi thì họ sẽ tạo ra nhiều ý tưởng thú vị hơn.
Đối tác kinh doanh đặc biệt có giá trị khi họ bổ sung những kĩ năng mà bạn không có. An hiểu về chim Sáo nhưng không biết kinh doanh thú cưng. Giang có nhiều kinh nghiệm và có thể giúp An vượt qua thử thách.
Thêm vào đó, Giang hiểu rõ về chó, một kỹ năng mà An không có. Vì vậy, An và Giang quyết định kết hợp chuyên môn của cả hai để thành lập doanh nghiệp An Giang chuyên nuôi và kinh doanh chim và chó kiểng.
Với kinh nghiệm của mình, Giang có nhiều mối quan hệ trong nghành. Những mối quan hệ này có thể giúp tiếp thị, tài trợ, tuyển dụng hoặc bất kỳ khía cạnh kinh doanh nào đòi hỏi nhiều thứ khác ngoài các kỹ năng và nguồn lực đã có sẵn.
Việc tìm kiếm một đối tác bổ sung cho các kỹ năng của bạn có thể mang lại lợi ích, đó là cách giúp các nhà đầu tư tiềm năng tin tưởng nhiều hơn vào doanh nghiệp của bạn. Điều này đặc biệt đúng với với một người như An, vì cô ấy chưa bao giờ thành lập hoặc điều hành một doanh nghiệp trước đây.
Để tìm được đối tác kinh doanh phù hợp, hãy lập danh sách phù hợp, hãy lập danh sách và các ứng viên tiềm năng và tự đặt ra một số câu hỏi về từng người trong số họ.
Trước tiên, hãy tự hỏi bạn có thích ở gần họ hay không. Bạn không cần phải là người thân nhất với đối tác kinh doanh của mình, nhưng vì sẽ dành nhiều thời gian với họ cho nên ít nhất các bạn cũng nên làm việc ăn ý với nhau.
Thứ hai, hãy tự hỏi bạn có tin tưởng họ hay không. Bạn sẽ bị ràng buộc về mặt pháp lý và tài chính với người này, vì vậy bạn cần phải có niềm tin vào khả năng cũng như mức độ cam kết của họ đối với thành công chung của nhóm.
Tiếp theo, hãy suy nghĩ bạn muốn làm việc như thế nào. Cách tiếp cận công việc của đối tác tiềm năng có phù hợp với bạn không?
Có lẽ An thích đến công ty muộn và nuôi thú kiểng theo kiểu thoải mái. Nhưng Giang đến công ty rất sớm và muốn có kỷ luật nghiêm ngặt như quân đội. Điều này có thể dẫn đến xung đột.
Việc có phong cách  làm việc khác nhau không nhất thiết là các bạn không thể hợp tác, nhưng điều  đó có nghĩa là các bạn cần chấp nhận cách tiếp cận của mỗi người và thảo luận về cách bạn có thể làm việc tốt nhất với nhau.
Khả năng giao tiếp hiệu quả và vượt qua sự khác biệt là điều cần thiết của bất kì mối quan hệ đối tác kinh doanh hiệu quả nào.
Trước khi chọn đối tác, bạn cần xem xét cách họ xử lý xung đột và liệu phong cách giao tiếp của họ có hợp với bạn hay không.
Không thể tránh khỏi những bất đồng khi làm việc chung, vì vậy bạn cần một người sẵn sàng đối thoại trung thực và hợp tác. Các bạn không nên ngại góp ý hay đặt câu hỏi về ý tưởng của nhau.
Bạn có thể thích, tin tưởng và làm việc tốt với ai đó nhưng điều đó sẽ không dẫn đến thành công nếu các bạn không có chung tầm nhìn cho doanh nghiệp.
Bạn và đối tác của bạn nên có tầm nhìn giống nhau về thành công và con đường vươn đến đích. Nếu các bạn không làm việc cùng nhau để hướng tới cùng một mục tiêu, thì mục đích cơ bản của việc tìm đối tác đã không đạt được.
Ví dụ: nếu An muốn tập trung hoàn toàn vào chim kiểng, nhưng Giang muốn mở rộng sang chó, mèo và các vật nuôi khác, thì đó là mối xung đột rất có thể làm suy yếu mối quan hệ hợp tác kinh doanh của hai người.
Một điều quan trọng nữa là cả nhóm đều cần có mức độ đam mê và nhiệt huyết như nhau. Nếu An chỉ muốn nuôi những con vật khỏe mạnh và huấn luyện chúng thật tốt, còn Giang lại chỉ muốn kiếm tiền, thì hai người sẽ bất đồng với nhau.
Khi bạn tìm thấy một người có tầm nhìn giống bạn và có thể hợp tác tốt, hãy bỏ thêm chút công sức để tìm hiểu thêm về họ.
Họ khởi nghiệp trước đây chưa? Nếu có thì kết quả thế nào? Những người từng làm việc chung với họ ở doanh nghiệp đó cảm thấy thế nào về tính cách cũng như cách làm việc của họ?
Hãy hỏi những người khác đã làm việc với họ ( các đối tác khác, khách hàng và đồng nghiệp ) về tính cách, phong cách làm việc, kỹ năng và điểm yếu của họ. Có người nào không thích họ không? Nếu có, hãy tìm hiểu lý do.
Bạn cũng nên kiểm tra sự hiện diện trực tuyến của họ. Hãy thử tìm kiếm họ và xem kết quả. Bạn có thể vào các trang mạng xã hội của họ để xem liệu có bất cứ điều gì khiến bạn ngần ngại về cách họ thể hiện bản thân trước mọi người không.
Khi đã quyết định chọn một người làm đối tác, bạn cần thống nhất về các vấn đề quan trọng như các điều khoản tài chính của quan hệ đối tác.
Niềm tin rất quan trọng, những bạn cần viết thỏa thuận giữa hai người bằng văn bản. Hãy xem xét các yếu tố như cách phân chia lợi nhuận, cách dùng tiền tài trợ về cấu trúc quyền sở hữu của công ty.
Ngoài ra, hãy suy nghĩ về cách chia vốn cổ phần và cổ phiếu và điều gì sẽ xảy ra nếu một trong hai bạn rời khỏi công ty.
Có thể có rất nhiều điều để suy nghĩ, vì vậy hãy xem xét nhờ luật sư tư vấn trước khi bạn ký bất cứ giấy tờ gì. Luật sư có thể hướng dẫn bạn và đối tác sắp xếp các vấn đề pháp lý của quan hệ đối tác đôi bên đều đạt được thỏa thuận.
Mong rằng bạn đã tìm ra đối tác kinh doanh tiềm năng trong đầu. Để giúp bạn cân nhắc về việc các bạn có hợp nhau hay không, hãy cùng tìm hiểu về kỹ năng và sở thích làm việc của bạn.
Cuối bài học sẽ có một và câu hỏi nhỏ để ứng dụng tổng kết lại thông tin của bạn và cho ra một trang riêng như một "tuyên ngôn" mà bạn đang thực sự cần hoặc nhận ra mình cần sau quá trình học qua bài này.


Chẳng hạng như đây là "tuyên ngôn" của tôi qua quá trình học bài này:
Môi trường làm việc lý tưởng của tôi là đầy sáng tạo nhưng đôi lúc cần được yên tĩnh. Tôi không muốn đối tác của mình gây khó dễ với khách hàng. Tôi giỏi làm nội dung, làm phim và tiếp cận thông tin mới. À tôi muốn đối tác của mình bổ sung thêm bằng cách giỏi có tầm nhìn xa và thấu hiểu tâm lý khách hàng.
Đó là cách mà ứng dụng primer tổng hợp các cụm từ của bạn và bạn sẽ gim vào nếu cần dùng hoặc đọc lại "tuyên ngôn" của mình để hiểu rõ mình hơn và nhớ được lâu hơn. Đôi khi bạn sẽ thấy có chút máy móc nhưng tôi thật sự bất ngờ về thông tin tổng hợp lại mà ứng dụng này tạo ra được.

Có hẳn một video dành cho bạn nào cần:


Bài viết dựa trên nội dung của google primer để các bạn dễ dàng đọc được, nếu hay mọi người hãy tải ứng dụng để học thêm những bài học miễn phí vô cùng bổ ích khác.

Bài viết liên quan: 
Võ Thanh Sang.
Facebook: Võ Thanh Sang