Để trước khi chúng ta bàn về chủ đề này, thì hãy tìm hiểu xem khái niệm “TÔN GIÁO”, “TRIẾT HỌC” là gì?
“Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con ngườithế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lýsự tồn tạikiến thứcgiá trịquy luậtý thức, và ngôn ngữ.” –  theo wikipedia.
Ở phương Tây, khái niệm triết học lần đầu tiên xuất hiện tại Hy Lạp với tên gọi φιλοσοφία (philosophia) có nghĩa là “"love of wisdom” - “tình yêu đối với sự thông thái” bởi nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại mang tên Pythagoras. Với người Hy Lạp, triết học mang tính định hướng đồng thời cũng nhấn mạnh khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.
Ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học được bắt nguồn từ chữ triết và được hiểu là sự truy tìm bản chất của đối tượng, là trí tuệ, sự hiểu biết sâu sắc của con người. Còn tại Ấn Độ, darshanas (triết học) lại mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải. nguồn: https://luanvan2s.com/triet-hoc-la-gi-nguon-goc-vai-tro-van-de-co-ban-cua-triet-hoc-bid105.html
nguồn: Pinterest
nguồn: Pinterest
Hay trên giảng đường các thầy, cô giảng viên thường hay nói “triết học là khoa học của mọi môn khoa học”. Có nghĩa rằng là Triết Học là đặt nền tảng cho mọi lĩnh vực khác trong đời sống, nếu nói như thế Triết Học như một chiếc la bàn trong thế giới của tri thức. Đối tượng nghiên cứu của “Triết Học” bao gồm nhiều thể loại – ta có thể nhìn thấy ở định nghĩa trên. Những người học Triết Học sẽ tranh luận, hùng biện để đi tìm căn nguyên, bản chất của mọi vấn đề liên quan đến chủ thể được đặt vào trọng tâm có thể là: con người, xã hội, vũ trụ, cuộc sống, đạo đức,... Nó sẽ dựa trên tư duy lý luận, logic chặt chẽ để đưa ra một định nghĩa, khái niệm, tư tưởng mà đã có thể chứng minh được.
Nếu đưa “Phật giáo” vào khái niệm Triết thì liệu có đúng chăng?
 Đạo Phật không phải chỉ là triết học hoặc tôn giáo, hay luân lý. Ðạo Phật bao gồm tất cả triết học, luân lý, tôn giáo, huyền học. nguồn:https://bookdown.org/namkyodai/tnhdaophatquanhanthucmoi/daophatlatriethochaytongiao.html
Trích theo đoạn văn mà tôi tìm được trên mạng, thì quan điểm cá nhân thì không đúng là như thế. Đạo Phật chỉ là Đạo Phật, không gì ngoài khái niệm này cả. Tất cả chỉ là thái độ của người muốn tìm hiểu đến Phật giáo, có người cho rằng Phật giáo có gì đó khác vớitính Triết Học Duy Thực, Duy Nghiệm  , cânlên đặt xuống với tư tưởng “Triết Lý Hiện Sinh”, …Tóm lại, nếu để nói Phật giáo vàTriết Học như thế nào thì căn nguyên chính là để so sánh cũng bởi sự tò mò,phân định cao thấp, thõa mãn trí hiểu biết, rồi lại đưa ra kết quả Đạo Phật cóthể là tôn giáo hữu thần hoặc vô thần, duy lý hay duy taam, tôn giáo hay tín ngưỡng.
Vậy giờ, khái niệm “Tôn giáo” sẽ như thế nào ?
Tôn giáo (tiếng Anh: religion; chữ Hán: 教) có thể được định nghĩa là một hệ thống các văn hoá, tín ngưỡng, đức tin bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế giới, thể hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiênsiêu việt hoặc tâm linh. Tuy nhiên, hiện tại chưa có sự đồng thuận học thuật về những gì chính xác cấu thành một tôn giáo. – nguồn wikipedia
Nguồn: Pinterest
Nguồn: Pinterest
Chúng ta hiểu theo khái niệm cơ bản nhất thì để được gọi là một Tôn Giáo (religion) thì Đạo Phật hiện nay bao gồm có đủ những điều được đề cập trong khái niệm.
-  Hệ thống giáo lý: Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo,…
-  Tôn Thờ và tín ngưỡng: Có hệ thống thờ Đức Phật và Bồ Tát, A La Hán,…
-  Đạo Đức: Có trong 5 giới của người Phật Tử tại gia: không sát sinh, không ăn cắp, không nói dối, không tà dâm và không uống rượu.
- Nghi thức, Nghĩ lễ Tôn giáo: Kỳ siêu, Kỳ An, Lễ Phật, Kinh Hành, Chẩn Tế,…
nguồn: Chùa Hoằng Pháp
nguồn: Chùa Hoằng Pháp
-   Hệ thống thờ tự: Như miền Bắc thờ theo lịch sử Đức Phật ví dụ như dưới cùng là “Tòa Cửu Long” ý nghĩa là Đức Phật đản sanh, Miền Nam thì tùy nơi nhưng tựu chung là Thờ Đức Bổn Sư Thích Ca hoặc Thờ Tây Phương Tam Thánh (Đức Phật A Di Đà, Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí)
nguồn: Chốn Thiêng
nguồn: Chốn Thiêng
- Tăng sĩ và giáo hội: có khoảng 488 triệu người trên toàn thế giới là tín đồ của Phật giáo theo trung tâm nghiên cứu Pew.
Xét tất cả các yếu tố cấu thành lên một tôn giáo thì Phật giáo đáp ứng đầy đủ. Nhưng xét về đúng hai chữ Đạo Phật khởi nguyên có đúng là như vậy không? Kỳ thực, Đạo Phật không hề như vậy, khi Phật giáo truyền trong nhân dân, thì tất cả hình thức, nghi lễ cũng từ người đời sau tu bồi vào thêm để đáp ứng về tín ngưỡng từng địa phương. Ví dụ như Phật giáo khi vào Trung Quốc thì hòa nhập vào nền tôn giáo bản địa nên hình thành nên khái niệm “ Tam Giáo Đồng Nguyên”, vào nước ta thì có “Quan Âm Thị Kính”. Như vậy, để có thể truyền hóa Phật giáo ra khắp mọi nơi, thì uyển chuyển mà hòa cùng với tín ngưỡng địa phương, nhưng ý nghĩa của Đạo Phật như là Đạo Phật cũng chẳng hề mất đi.
nguồn: Pinterest
nguồn: Pinterest
Nếu đi tìm căn nguyên cho câu hỏi “Phật giáo có phải “tôn giáo” hay có phải “Triết Học” không?
Đạo Phật chẳng phải Triết Học, Tôn Giáo, Thần Học, Tín Ngưỡng,… Đạo Phật đơn giản chỉ là Đạo Phật.
Điều quan trọng mà một người tìm hiểu đến Đạo Phật là phải hiểu thực sự chữ “Thấy” trong Phật Giáo. Trong Bát Chánh Đạo đầu tiên cũng là “Chánh Kiến”, thấy đúng và thấy không bị vô minh che lấp. Dù bạn có tu theo pháp môn nào của Phật giáo, thì tựu chung chính là cái nhìn thấy chơn chánh. Trong Thiền Tông có câu “Trực Chỉ Chơn Tâm, Kiến Tánh Thành Phật” có nghĩa là “Chỉ thẳng tâm thật Thấy tánh thành Phật”. Việc “Thấy” này là thấy đúng, bản chất, không hề bị tính cá nhân, khái niệm khác phủ lên. Là phá bỏ những sự thấy sai lầm, là rủ xuống hết tất cả cái tà kiến, biến cái thấy sai thành cái thấy đúng. Chúng ta thường vin vào cái tôi, của tôi mà sinh ra tà kiến, chấp kiến,... Và vì chính cái Tà Kiến (cái nhìn sai trái), mà dẫn chúng sinh chìm trong đau khổ.
Đây chính là cốt yếu của Phật giáo đầu tiên.
Tiếp đến là “Hành trình và trải nghiệm trong đời sống tâm linh, tu tập”. Một người biết đến đạo Phật mà chưa đặng được lời Phật dạy là như thế nào cũng nên lấy một điều hổ thẹn. Mà khi đã biết mà chẳng thực hành chả khác gì món trang sức trên người, chỉ khiến anh ta trông càng lố bịch, và thích khoe mẽ cái hiểu biết mình ra mà thôi, nom không khác gì “Ông Trọc Phú”. Để hiểu được con đường hành trình tâm linh của Phật giáo khác với các tôn giáo khác chính là không mong cầu gì ngoài bản thân chính mình. Không một Đức Chúa Trời, Đấng Toàn Năng, Phạm Thiên nào cả mà chính là bản tính chân như của mỗi con người chúng ta hay gọi khác chính là “Phật Tánh”.
Phật giáo là nằm trong con người, do con người, bởi người và cho con người bên cạnh đó là đức Phật trả con người lại cho con người. Câu nói này nó hơi khó hiểu, bạn có thể hiểu như một đứa trẻ khi nó lớn lên, học trường này, làm chỗ kia rồi thành ông này bà nọ, có chức, có quyền. Cứ ngỡ mình là một ông tổng giám đốc, bà quản lý cứ mãi chạy miết như hỉnh ảnh của câu chuyện “Con Lừa Và Củ Cà Rốt”, đi miết mà chả biết là sẽ đi về đâu. Nhưng anh hay chị cũng chỉ là đứa con của mẹ, của quê hương mà thôi. Đeo lên trên người nhiều nhãn mác, danh hiệu rồi ngộ nhận ta là ông này, bà nọ. Để có một đời sống thực tu là người theo Phật giáo thì bạn phải có “Cái Thấy Đúng Đắn”, thấy sự thật. Và muốn được như vậy, không gì ngoài tin vào cái Phật Tính của mỗi người.
Phật giáo là con đường tu tập của mỗi con người. Bạn hoặc tôi tự tìm ra con đường cho chính mình để giải thoát. Đạo Phật đưa chúng ta đến sự thấy chân chánh và mời bạn lên đường, không vướng bận, không biên giới, không nhờ vả một ai. Hãy tự một mình đi trên con đường đó. Và tất cả đó chính là Đạo Phật chỉ là Đạo Phật, ngoài nó ra không là gì cả.
Nhạn Hoa Long, 27/07/2023