Cách để trở thành một bậc phụ huynh tốt hơn ( phần 1 )
Đây là quan điểm cá nhân của mình và mình cũng mới bắt đầu viết nên nếu có thiếu sót mong các bạn góp ý
1) Vì sao học sinh ghét học
Trong trường hợp này mình sẽ tính từ cấp 2 trở nên, khi mà học sinh đã hoàn toàn quen với việc học và hiểu rằng không thể cứ chơi suốt như lúc mới lên cấp 1.
Vấn đề đầu tiên nằm ở giáo trình dạy học hiện tại của nước ta, để dễ hiểu hãy so sánh với một nền giáo dục khác được đánh giá là đáng học hàng đầu trên thế giới, nước Mỹ.
* Tổng quan:
+) Thời điểm đi học: đối với trẻ em Việt Nam thì độ tuổi để đi học(kiến thức, ko tính mẫu giáo) là 6 tuổi, đối với trẻ em Mỹ là 7 tuổi
+) Lượng kiến thức phải học: so với Mỹ, trường học ở Việt Nam yêu cầu học sinh học khối lượng kiến thức nhiều gấp nhiều lần so với ở Mỹ.
+) Học thêm: ở Mỹ, bất kì hình thức dạy thêm sau giờ học nào cũng sẽ bị coi là vi phạm pháp luật còn ở Việt Nam thì đây là điều rất bình thường mặc dù nhà nước đã ban hành một số điều luật để hạn chế tình trạng này nhưng chúng trong thực tế lại không có quá nhiều tác dụng.
2) Nguyên nhân:
a) những định kiến của phụ huynh
Ở đất nước của chúng ta, suy nghĩ của đa phần các bậc phụ huynh khá là cổ hủ và thiếu thực tế. Hãy cùng nghe qua những câu nói điển hình của các phụ huynh:
- Sao mày ngu thế!
- Nhìn thằng A mà học tập, nó được điểm 9, điểm 10 mà sao mày chỉ có 6, 7 điểm?
-Mày điểm thấp như này lớn chỉ có làm ăn xin( trộm cướp, hốt rác, ...) .
- Sao lười học thế, bỏ cả đống tiền ra đi học thêm mà chả được cái gì cả
- Học mà được như chơi game thì tốt!
- Chơi dăm ba mấy cái thứ vô bổ ấy làm gì, vừa tốn thời gian mà trả giải quyết được cái gì cả!
- Có thằng trên báo chơi game xong bị nghiện rồi bị tâm thần( hoang tưởng, chết, ...)
- ...
Hãy tự nghĩ lại và thành thật với bản thân dù bạn đang ở độ tuổi nào đi nữa.
Bạn đã bao giờ bị ba mẹ chửi như thế chưa, bạn đã bao giờ mắng con bạn chưa? Khoa học đã chứng minh bạn càng mắng chửi, càng đánh đập con thì nó càng phản tác dụng, có thể trong lúc đó bạn có thể thấy đứa trẻ đang sợ hãi và sẽ nghe lời bạn nhưng thực chất chúng đang rất tức giận và sẽ càng cứng đầu, khó bảo hơn trong tương lai. Ngoài ra cách làm này còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí, tính cách và lối hành xử của nó. Bạn hãy đặt mình vào vị trí của đứa trẻ và nghĩ xem chúng cảm thấy thế nào, hãy suy nghĩ một cách khách quan và đứng để những định kiến của bạn xen vào, thế mới nói thật khó để cha mẹ có thể làm những người bạn có thể hiểu con hoàn toàn do khoảng cách giữa tuổi tác. Một trong những sai lầm lớn nhất của các bậc cha mẹ thường mắc phải là nghĩ rằng mình hiểu con nhưng thực tế thì không, bạn trả biết nổi con bạn đang nghĩ gì đâu, những gì chúng làm và nói với bạn không có đến quá 30% là sự thật đâu.
Hãy đến với một ví dụ được thực hiện bởi một trường học, một nhóm các bậc cha mẹ được mời đi họp phụ huynh và được yêu cầu chọn ra môn học mà con thích nhất, họ đều khẳng định là học rất hiểu con và biết chúng cần gì nhưng thực tế thì không có nổi quá 4% số phụ huynh chọn đúng môn học mà con họ thích.
Bạn thấy thế nào, nếu điều này chưa đủ bất ngờ đối với bạn thì hãy ang một bài kiểm tra phức tạp hơn đó là sở thích của con, sau khi đối chiếu kết quả mà các phụ huynh chọn so với kết quả chọn của các học sinh và kết quả mà chúng nghĩ bố mẹ mình sẽ chọn. Bảng kết quả mà các phụ huynh làm với bảng mà học sinh nghĩ bố mẹ chúng sẽ chọn có sự tương đồng lên đến hơn 95%, còn với bảng do chúng làm thì thậm chí còn không có nổi 2% số phụ huynh có thể chọn đúng trên 50%.
Vậy nên nếu còn đang đọc đến đây, hãy dẹp bỏ toàn bộ định kiến mà bạn nghĩ rằng đó là lẽ đương nhiên vì hầu hết chúng đã cũ và không còn phù hợp với hiện tại nữa.
b) Nền giáo dục
- Cách dạy học:
Nếu bạn là một giáo viên thì xin lỗi nhưng sự thật là mặc dù HS tại VN ra trường với lượng kiến thức nhiều hơn so với HS ở Mĩ nhưng vẫn không thể làm việc hiệu quả bằng, lí do là ở cách dạy học thụ động của các giáo viên.
Học sinh cứ thế mà đến lớp học những kiến thức mà thầy cô dạy, rồi về nhà cố gắng ghi nhớ và hiểu kiến thức đã học, và rồi cứ thế lặp đi lặp lại một cách vô vị chỉ để phục vụ cho vài bài kiểm tra 15 phút trong 1 đến 2 tuần sau khi học rồi lại quên chúng. Chỗ kiến thức ấy sẽ chỉ được lục lại đến khi thi cuối kì hoặc chuyên cấp. Tại sao HS Mỹ lại có thể ghi nhớ chúng lâu mà học sinh VN lại không?
Không phải ở trí tuệ mà là ở chính cách học, học thụ động sẽ chỉ nhớ được trong một thời gian ngắn mà chúng ta gọi là short memory( trí nhớ ngắn hạn). Theo một thống kê thì nếu cho học sinh chép đi chép lại từ vựng thì ngay sau đó chúng sẽ nhớ rất rõ nó nhưng chỉ cần vài ngày sau thì những con chữ đấy cũng không cánh mà bay.
Còn HS Mĩ, họ học cách nào mà lại có thể nhớ lâu đến thế, kể cả có quên thì cũng chỉ cần đọc lại một lần chứ không cần mất nhiều thời gian như chúng ta? Đó là cách học chủ động, các giáo viên bên đó biết cách làm thế nào để có thể khuyến khích các HS của họ tự học thay vì ép buộc như bên ta.
Khi tự học ta luôn nhớ lâu hơn được dạy, đó là lí do vì sao họ lại không cần đi học thêm vẫn có thể đạt được điểm cao( mặc dù hầu hết những bạn nào đi học thêm đều biết ko phải cứ học thêm là điểm sẽ cao hơn mà quan trọng là phải vào đầu).
Bộ GD và ĐT VN đã có nhiều thay đổi để giảm tải và khuyến khích học sinh tự học, tránh lệ thuộc vào SGK nhưng nếu muốn đạt được điều này thì phải thực hiện từ lúc mới bắt đầu học, việc áp dụng điều này với một thế hệ HS đã quá quen thuộc với việc học thụ động là điều bất khả thi.
c) Áp lực điểm số và bằng cấp
Một trong những điều mà hầu hết các cha mẹ ở VN đều đặt nặng đó là điểm số và bằng cấp mặc dù thực tế khi đi làm không mấy công ty quá đặt nặng vấn đề này, xin nhấn mạnh là có một cái bằng tốt nghiệp ĐH mặc dù không quá quan trọng nhưng có vẫn hơn không. Khi mới đến xin việc tại một công ty, lúc bạn chưa có bất kì kinh nghiệm gì thì thứ đầu tiên họ nhìn vào chính là cái bằng của bạn nên cũng đừng coi thường nó.
d) Cách dạy con
Trước khi bàn về phần này, hãy cùng so sánh tiếp 2 vd:
Có 1 đứa bé đang bày ra rất nhiều đồ chơi trên nhà, thấy bừa bộn người mẹ nói: "này con, bố mới đi công tác về rồi đấy"
- VD1: đứa trẻ sợ hãi nhanh chóng dọn đồ chơi
- VD2: đứa trẻ chạy đến ôm bố
Thử nghĩ xem bạn thích người bố trong vd nào hơn? Hãy xem cách những người giàu dạy con với chính bản thân, chúng rất khác nhau. Bạn có biết Jack Ma không? Không phải tự nhiên ông ấy lại là tỉ phú vừa là chuyên gia bán hàng, vừa là một người thầy với sự ngưỡng mộ và tôn trọng của biết bao người.
Nếu một người xa lạ bạn không quen biết nói với bạn, bạn có tin không? Chắc chắn là không ai lại đi tin người mình không quen biết. Thế nếu đó là một người nổi tiếng thì sao? Bạn có tin Steve Job(CEO công ty Apple) nói là sẽ tạo ra một công nhệ đột phá không? Bạn có tin thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ biến đất nước này thành một cường quốc không? Câu trả lời sẽ là có.
Vậy hãy tưởng tượng con bạn đến trường và phải nghe theo một người không quen biết và nó bị bắt phải tôn trọng các giáo viên mặc dù họ không có bất kì hành động nào để có được sự tôn trọng của nó, điều này khá là nực cười.
Vậy tại sao bạn lại tin tưởng những người nổi tiếng kia mặc dù họ cũng là người lạ, đó là vì bạn giành cho họ một sự tôn trọng nhất định với những thứ mà họ đã làm được.
e) Nhu cầu giải trí của GenZ (Generation Z: Thế hệ Z)
Chú thích: thế hệ Z: chỉ những người sinh từ 1990 đến đầu 2010 hoặc từ năm 1997 đến 2012, thường là con của người thuộc thế hệ X (sinh từ 1960 đến đầu 1980)
Bạn có cảm thấy việc con mình dành nhiều thời gian cho các video, các game thật là vô bổ không, nếu vậy hãy nghĩ lại lúc còn nhỏ bạn thường làm gì vì bố mẹ của bạn cũng sẽ cảm thấy tương tự với bạn.
Bạn phải chấp rằng việc chúng chơi game hay nghe những bài nhạc khó hiểu khiến bạn đau đầu là việc hết sức bình thường, thay vì chỉ trích những tác hại như chơi nhiều sẽ hại mắt,... hãy thử suy nghĩ về các lợi ích của nó.
Nếu chơi những tựa game đối kháng một cách hợp lí, bạn sẽ tập được khả năng phán đoán, xử lí tình huống nhanh, cải thiện phản xạ, tính quyết đoán, tính kiên nhẫn, cách giữ một cái đầu "lạnh"...
Nếu chơi những tựa game đồng đội bạn có thể cải thiện khả năng giao tiếp, kĩ năng teamwork( làm việc nhóm), ...
Nếu chơi những tựa game chiến thuật bạn sẽ học được cách để sắp xếp và xử lí thông tin một cách hợp lí, khả năng phán đoán tình huống, tính quyết đoán, khả năng ghi nhớ nhiều dữ liệu trong cùng thời điểm, rèn tính kiên nhẫn, khả năng chịu đựng,...
Đây là một số những thể loại game phổ biến , còn rất rất nhiều thể loại và hàng tỉ thứ lợi ích từ việc chơi game, chỉ cần quản lí thời gian chơi một cách hợp lí thì game sẽ là 1 công cụ hữu ích giúp bạn cải thiện bản thân.
Với những tin báo như chơi game đột quỵ, hóa điên,... sảy ra thường xuyên thì hãy nhớ rằng không phải tự nhiên mà họ lại chơi game nhiều đến mức đấy, luôn có những nguyên nhân sâu xa mà các báo không bao giờ đề cập vì đối tượng đọc các bài báo này chủ yếu là các phụ huynh, những đối tượng rất dễ bị ảnh hưởng bởi những bài báo vụn vặt như này, nên nếu thêm vào thì độ tin cậy sẽ giảm xuống.
Bản thân game không xấu, nó tốt hay xấu là do cách từng người sử dụng nó, đừng nghĩ rằng game bây giờ cũng chỉ giống như game vài chục năm về trước. Giờ đây game là ngành công nghiệp tỉ đô hái ra tiền, những người làm trò chơi vẫn đang từng ngày cải thiện trò chơi để nó trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.
Game bây giờ không chỉ để giết thời gian mà nó còn là một môn thể thao thi đấu chuyên nghiệp, là một nấc thang để so sánh trình độ cũng như công sức của từng người chơi bỏ ra cho chúng, là những tiếng cười sau những chiến thắng hay những cảm xúc thua cuộc thúc đẩy ta tiếp tục cố gắng. Game không chỉ là game, nó còn hơn thế nữa, giờ đây game là cả một nền văn hóa, là đam mê của thế hệ này
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất