Nếu bạn cảm thấy đủ, cảm thấy mình đã overload và xài tối đa nguồn lực (khả năng, thời gian, sức khỏe,...) thì hong cần đọc đâu ạ. Bài viết này dành cho những ai muốn mình làm thêm xíu điều gì đó, có ích với bản thân trong những lúc rảnh rang..

Thế tại sao phải tận dụng tối đa thời gian?

Vẫn là những câu hỏi thường gặp và vẫn như thường, chúng ta cũng biết kha khá rồi nên mình sẽ tóm gọn qua các quotes nếu có ai đó chưa rõ.
Thời gian là tài sản lớn nhất của người trẻ
 Bầu trời sẽ xanh trở lại, nhưng thời gian sẽ không quay trở lại. Nơi ấy sẽ vẫn thế, nhưng tuổi trẻ thì không
Thất vọng lớn nhất của đời người là sống không đúng kỳ vọng, khả năng của bản thân
Là một đứa có hiểu bản thân khá rõ, mình luôn tin rằng mình có thể làm được nhiều hơn những gì hiện tại. Những thứ cần làm, muốn làm và nên làm thì nhiều như biến số. Nhưng quỹ thời gian thì lại là hằng số. Nó chỉ gói gọn 24 tiếng mỗi ngày

Vậy làm sao nhét hết thứ vô cái khung đó?

*À ở đây xét ví dụ của chính mình, rảnh 24h full time vì đang thất nghiệp :>. Nếu bạn đang nghĩ rằng: Ui trời, nhiều thời gian thế thì dễ xài hơn chứ sao? Thì mình trả lời rằng: Đúng, vì nó nhiều nên dễ xài hơn hẳn. Nhưng có tận dụng tốt nó hay không thì chưa chắc !
Nếu không tin thì chúng ta cứ nhớ lại, lúc bỗng rảnh rỗi cả ngày thì bản thân liệu đã lấp đầy 24 tiếng đó mà vẫn thấy có ích chưa? Hay là trôi qua trong vô thức?

B1: Xác định mình thật sự rảnh trong bao lâu

“Thật sự rảnh = Không bị làm phiền bởi những yếu tố bên ngoài”.
Như nếu chúng ta đang đi làm, thì sẽ là thời gian tính từ lúc đi làm về, sinh hoạt xong xuôi. Nó thường rơi vào tầm: 20h - 24h, hoặc bonus 6h-8h nếu muốn. Nếu là sinh viên thì nó sẽ dư dả hơn còn thất nghiệp/gap thì khỏi nói :>. 
Phải biết rõ thứ chúng ta có - quỹ thời gian rảnh thì mới tính tới sẽ làm gì trong time đó. Nó là “thật sự” rảnh để chúng ta tập trung tối đaduy trì nó đều đặn nhất có thể.

B2: Xác định NHIỀU thứ sẽ làm 

Ngủ, tập gym, học tiếng anh, học viết lách, tập design, đi chơi,..Gì cũng được và nó là tùy nhu cầu mỗi người, vì vậy sẽ không có lời khuyên “Nên làm gì khi rảnh rỗi”. Điều quan trọng ở đây là mục tiêu đó nên phục vụ cho bản thân, trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Bởi nếu thấy chúng hữu ích, chúng ta sẽ thoải mái và có động lực hơn 
Mục tiêu nên theo nguyên tắc SMART (Nếu ai đó chưa biết có thể tra google hoặc xem ví dụ này của mình)
<i>Có thể nói, SMART đã thay đổi toàn bộ mục tiêu của cuộc dời mình, 1 cách hiệu quả hơn hẳn</i>
Có thể nói, SMART đã thay đổi toàn bộ mục tiêu của cuộc dời mình, 1 cách hiệu quả hơn hẳn
*Trình tự mình xác định: Mình thất nghiêp -> Mình muốn có việc -> CV chưa tốt (Vì mình đang nhảy trái ngành sang Marketing nên phần Work Experience bị thiếu, nó là điểm trừ cực lớn) -> Lấp nó bằng việc Xây kênh Instagram + viết lách + học tiếng anh,... 
Vài ví dụ thường gặp như: Muốn lên Senior/Manager -> Thiếu kỹ năng về việc X, Y -> Học thêm CẢ 2 -> Cách A +B, B +C nào đó
Hoăc đơn giản như: Muốn khỏe hơn -> Ngủ + Chơi thể thao/, Thiền + Yoga… 
Ở đây, mình muốn nhấn mạnh:
“NHIỀU THỨ” THAY VÌ CHỈ 1
Tức là nếu chúng ta rảnh 2 tiếng, thay vì chỉ học 1 thứ như tiếng anh suốt 2 tiếng đó thì học nó trong 1h, 1h30p, còn lại thì học thêm thứ khác. Vì dành 1 việc quá nhiều thời gian thì khó tối đa hiệu suất lẫn hơi chán. Theo định luật Parkinson
Nếu thời gian chúng ta có cho 1 công việc càng dài thì công việc đó sẽ tự “nở” ra để khoả lấp thời gian kia. 
Ví dụ cho điều đó là tại sao thời ĐH, chỉ có 1,2 deadline kéo dài cả tháng nhưng chúng ta thường hoàn thành nó vào phút chót. Còn chẳng phải lúc thi ĐH, chúng ta từng ôn cả 3 môn cùng lúc với cường độ cực cao. Hay lúc cấp 2, cấp 3, chúng ta phải học bài 4,5 môn mỗi ngày vẫn ổn đó hay sao?.
Điều này mình vô tình xem chị Chi Nguyễn (The Present Writer) thì thấy khá tâm đắc và đã áp dụng hiệu quả. Hiểu cách khác thì tiềm năng của chúng ta rất lớn, đừng tự giới hạn nó lại.

B3: Chọn khung giờ cố định

Cái ý này mình đã nói trong bài viết trước nên xin phép copy lại của bản thân cho tiện: Vi trải qua nhiều ngày làm cùng 1 việc ở cùng 1 thời gian, địa điểm. Cơ thể chúng ta sẽ tự lập trình và thích nghi dần với việc đó. Nó tạo thành phản xạ rằng: đó là điều cơ thể phải làm. Và khi mặc định hẳn 1 phần trong ngày cho hành động kia, chúng ta sẽ ít bị chi phối hơn bởi những to-do-list khác và dễ tập trung hơn cho mục tiêu của mình.
Xét ví dụ từ 20h-24h thì 20h-21h30 học thêm X, 21h30 -22h học thêm Y -> Còn lại nghỉ ngơi.
Ủa gần xong rồi đó, tới bước dễ nhất/khó nhất.

B4: Bắt đầu thôiii

Bắt đầu càng trễ, sức ì càng lớn và động lực càng giảm.
Mình thấy thành quả sẽ rõ ràng khi đủ cả lượng lẫn chất. Lượng ở đây là thời gian, nếu muốn duy trì nó trong thời gian dài thì cần kỷ luật. Nếu ai chưa rõ làm sao để kỷ luật thì có thể ghé qua thử cách của mình đã đề cập tại đây
Vậy xong rồi đó, 4 bước gọn gàng lẹ làng.

Một số Life hack mình đã xài để hành động hiệu quả hơn.

- Nguyên tắc 2p
Những thứ lặt vặt nào có thể giải quyết gọn lẹ thì nên làm cho xong. Để khỏi quên cũng như bị phân tâm lặt vặt. Như rep tin nhắn sếp, up story, đặt trà sữa uống,...
- Bắt đầu với những thứ dễ xong nhất.
Này thì tùy người nhưng ý mình là, nếu như có quá nhiều thứ để làm. Ví dụ viết trên spiderum khá tốn sức lẫn thời gian nên mình không muốn làm nó đầu tiên. Mình sẽ chọn những thứ khác như nộp CV, tạo video trên ig, học tiếng anh trước để mọi thứ done và có cảm giác dễ chịu. Sau đó mới tiến dần vào những thứ khó hơn
Có vài mẹo khác nên làm nhưng nó khá đơn giản và không có gì khai thác nhiều nên mình cũng sẽ list ra đây luôn:
- Review lại sau 1 mốc thời gian (1 tuần, 1 tháng…)
- Loại bỏ những thứ mất gây tập trung (Bỏ điện thoại xa tầm tay, tắt tab facebook…)
Ngoài ra một số phương pháp khác như Ma trận Eisenhower, phương pháp Pomodoro, phương pháp 80/20 thì mình cũng có thử qua nhưng không hiệu quả với mình. Nếu mọi người hứng thú thì cũng có thể tìm hiểu.
<i>Mọi người có thể thử và quay lại cmt ở đây sau 3 ngày, 1 tuầnhoặc bất cứ khi nào thấy đã ổn</i>
Mọi người có thể thử và quay lại cmt ở đây sau 3 ngày, 1 tuầnhoặc bất cứ khi nào thấy đã ổn
Kết lại, thời gian 24h mỗi ngày là thứ giống nhau giữa người với người. Nhưng sử dụng nó như thế nào thì sẽ tùy cá nhân. Mình tin là mỗi người sẽ có cách phù hợp với bản thân. Con đường hiệu quả nhất để tìm ra nó là cứ thử nhiều phương pháp, rồi chúng ta sẽ biết đâu là “chân ái” của đời mình.
Và nếu đã đọc đến đây nhưng chúng ta vẫn chưa thực sự thấy sự cần thiết của tận dụng tối đa thời gian thì mình sẽ kết lại bằng câu:
Nếu chúng ta không muốn sau này nhìn lại, thứ duy nhất tăng lên, chỉ là tuổi tác…
_________________________________________________________________________
Tất cả đều là góc nhìn của mình và mang tính chất tham khảo. Việc chọn lọc, tiếp thu là quyết định của mỗi người. Nếu nó giúp được thêm cho ai đó thì mình đều rất vui, và mình sẵn sàng đón nhận những góp ý, quan điểm khác nếu mọi người có điều gì muốn nói.
À mọi người có thể ghé qua instagram của mình để biết thêm đôi thứ hay ho khác nữa nha. Mình hoàn toàn welcome tất cả :>>