NHỮNG ĐIỂM MÙ (CỦA MÌNH) TRONG HỌC TẬP (P.2)
Mình vẫn còn nhớ những ngày nắng trong cái lần mình đi thi đại học. Đó là những ngày nắng đẹp nhưng không hề gắt, bầu trời trong xanh,...
Mình vẫn còn nhớ những ngày nắng trong cái lần mình đi thi đại học. Đó là những ngày nắng đẹp nhưng không hề gắt, bầu trời trong xanh, cao vời vợi còn những áng mây hiền hòa thì cứ trôi miên man. Địa điểm thi lại chính trường cấp 2 nơi mà mình từng học nên khi vừa bước vào trường, những kỉ niệm ngày xưa cứ ồ ạt tràn về, mình đã ngẩng đầu lên nhìn những tán lá của hàng cây bàng năm nào và lắng tay nghe những chú chim hót vang vào những buổi thi năm ấy. Sở dĩ, mình có thể thành thơi cảm nhận một cách chi tiết mọi thứ xung quanh như vậy là vì từ lâu mình đã có ý định đi du học và gia đình mình cũng rất ủng hộ mình thế nên kết quả của kì thi đại học đối với mình là điều không quá quan trọng. Nhưng một điều bất ngờ đã đến với mình trong ngày mình biết kết quả thi, mình đặt 19.75 điểm (mình biết đây cũng là số điểm bt thôi dù năm đó là năm chẵn nên đề khá khó). Số điểm này cao hơn nhiều so với mình dự tính và nguyên nhân mình khiến bất ngờ là vì do ý định đi du học, việc học của mình đã trở nên bê bết hơn nhiều so với những năm tháng học sinh trước đó. Mình chỉ dành một phần ba thời gian ở nhà để học bài trên trường (là một phần ba buổi tối vì trường mình dạy cả 2 buổi sáng chiều), không tham gia vào bất cứ lớp học thêm nào và bắt đầu bước chân vào con đường tự học từ đó (mình học ít hơn nhưng kĩ hơn vào những phần quan trọng). Thời cấp 3 của mình có một vòng lặp vui nhộn là, học kì I, lơ là và bị điểm thấp và chỉ đợi đến học kì II, cày cuốc để cân bằng lại điểm trung bình cả năm. Sau khi hết bất ngờ, mình chỉ đinh ninh rằng mình chỉ là một kẻ may mắn.
Bốn tháng sau, mình lại tham gia một kì thi khác, tên là IELTS. Lần này thì hoàn toàn ngược lại với lần trước. Mình học rất chăm, không hề lơ đảng và chẳng có tâm trí đâu mà ngắm nghía mấy thứ xung quanh. Ngồi vào vị trí, giờ thi chưa bắt đầu mà mình đã thấy tay mình bắt đầu đổ mồ hôi, từ đó sự lo lắng của mình cứ tăng dần lên và bụng mình bắt đầu nhói lên từng cơn. Hậu quả là trong suốt buổi thi, não mình không phải chỉ dùng để suy nghĩ và hoàn thành bài thi mà còn để giữ bàn tay và cái bụng của mình bớt căng thẳng hơn. Cuối cùng điểm thi của mình cũng không quá tệ, mình đạt 7.0 overall nhưng mình biết nếu mình không quá căng thẳng thì mình có thể đạt được số điểm cao hơn.
Mình cứ trải qua mọi thứ như vậy và chẳng cảm nhận được điều gì. Bẵng đi, một khoảng thời gian dài sau đó, với nhiều kiến thức hơn, mình bắt đầu phân tích và liên kết mọi chuyện lại thì mới băng khoăn tự hỏi, biết đâu có mối quan hệ mật thiết giữ cảm giác căng thẳng và điểm số của bài thi, biết đâu mình không phải chỉ ăn may trong lần thi đại học. Sự suy ngẫm đó đã dẫn mình tới một vấn đề:
CỐ QUÁ, “QUÁ CỐ”
1.Vì sao bạn nên quan tâm đến điều này?
Bây giờ, bạn hãy thử tưởng tượng về một vài khoảnh khắc tồi tệ mà bạn từng hoặc có thể trải qua, những trải nghiệm xảy ra và kết thúc trong phút chốc, nhưng có thể đem lại những tổn thất lớn nếu bạn phạm sai lầm. Như việc trong lúc đang làm bài tập về nhà, bạn liên tục phạm lỗi và trong một thoáng mơ màng bạn tin rằng mình thật ngốc sau đó bạn càng cố gắng làm hơn, nhưng càng làm bạn lại phạm nhiều lỗi hơn và rồi càng nghĩ rằng mình thật tệ. Hay một ngày mới vừa đến, bạn hớn hởn bước tới tiệm cà phê thân quen, bỗng nhiên, bạn gặp một người lạ và họ nói một điều thật khó nghe khiến bạn buồn hiu hiu (upset) cả ngày, bạn cố gắng làm mình vui lên nhưng càng cố bạn càng nhận ra là mình bị khó chịu. Có lẽ giờ bạn và mình đã nhận ra chúng ta rơi làm một vòng lập tồi tệ do chúng ta có những phản ứng thái quá (overeaction), những hành động này thường thiếu suy nghĩ và bản năng. Nhưng bạn đừng quá lo vì đây là những phản ứng tự nhiên.
Chúng ta trải qua hàng triệu năm tiến hóa và phần lớn độ dài của khoảng thời gian đó, chúng ta sống ở đồng cỏ xa-van hay rừng mưa nhiệt đới chứ không phải trong phòng máy lạnh hay những tòa cao ốc. Sống trong xa-van, một môi trường đầy rẫy sự hiểm nguy đến từ những loài động vật ăn thịt rình rập ta trong những bụi cỏ hay thiên tai bất ngờ ập đến buộc hệ thống thần kinh giao cảm (nervous system) của chúng ta phải có những phản ứng thật nhanh và mãnh liệt đến đánh hay tránh né (fight or flight, thường là chúng ta sẽ chạy thục mạng) khi chúng ta nhận diện được sự nguy hiểm tìm ẩn. Nhưng trong thời điểm hiện tại, xác suất của việc chúng ta bị một con thú tấn công trong cuộc sống đời thường là rất thấp nên hệ thống thần kinh giao cảm sẽ phản ứng lại với những hoạt động bình thường như giải bài tập sai một cách thái quá và cho ra quá nhiều hành động thiếu suy nghĩ và không tịnh tâm khi bị đánh động bởi não bộ, cuối cũng, gây cho chúng ta những cảm xúc tiêu cực như ví dụ trên. Ý mình ở đây là hệ thống thần kinh giao cảm (nervous system) của chúng ta sẽ phản ứng rất mãnh liệt và nhanh, cho ra những hành động không suy nghĩ cho dù chuyện đó có thật sự nghiêm trọng hay không. Và nếu trong những khoảng khắc như vậy, nếu chúng ta không lùi lại một bước, cố gắng cân nhắc suy nghĩ khác đi thì chúng ta có thể chịu những tổn thất vô cùng nặng nề như việc đánh đổi sinh mạng của chúng ta. Chắc hẳn bạn cũng từng thấy được những câu chuyện tự vẫn của những bạn còn khá trẻ trên báo đài, theo kinh nghiệm sống của mình thì họ thường làm lấy mạng mình trong những khoảng khắc tuyệt vọng nhất và thiếu lý trí nhất. Những câu chuyện thật đau lòng. Vậy chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn những việc như thế, hãy cùng mình đi đến câu hỏi thứ hai này nhé.
2. Chúng ta có thể giải quyết việc này như thế nào?
Theo mình thì chúng ta chỉ cần hiểu rõ để có thể ứng biến khéo léo với những kiến thức từ các đồ thị sau đây.
Linear Equation (Phương trình tuyến tính)
Đối với những tác vụ lặp đi lặp lại và không tốn quá nhiều suy nghĩ như việc quét nhà, dọn phòng hay xếp quần áo, khi bạn cố gắng một thì thành quả bạn sẽ nhận lại được bằng với công sức bạn bỏ ra. Tuy nhiên, vì phần lớn những tác vụ trong cuộc sống không hề đơn giản và thiếu suy nghĩ thế nên điều đó dẫn chúng ta đến một biểu đồ thứ hai.
Dimishing Return (Quy luật hiệu suất giảm dần)
Dimishing return có nghĩa là khi bạn càng trải nghiệm nhiều một điều gì đó, bạn sẽ càng nhận ra mình chẳng thu được bao nhiêu cả. Nếu được đột xuất nghỉ học ba ngày, bạn sẽ cảm thấy vô cùng hứng phấn nhưng nếu bạn phải nghĩ liên tục trong ba tháng thì bạn biết bạn sẽ cảm thấy như thế nào rồi đấy. Giành một ngày trong tuần để đi cà phê, bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi đến với không gian đó nhưng nếu ngày nào cũng đi thì bạn cũng sẽ chẳng cảm thấy gì quá thú vị. Giống như giành vài phút để suy nghĩ về tầm quan trọng của một kì thì sẽ giúp bạn có tâm trạng ôn bài hơn nhưng nếu bạn trở nên quá lo lắng thì bạn sẽ bị giống mình, đổ mồ hôi tay và đau bụng trong lúc thi khiến việc làm bài càng trở nên khó khăn.
Inverted Curve (Đường cong đảo ngược)
Inverted curve xảy ra khi sự cố gắng và kết quả có mối tương quan trái ngược nhau. Điều đó có nghĩa là bạn càng có gắng sức thì kết quả sẽ càng tệ hại. Inverted curve chỉ xảy ra với một số ít sự việc trong cuộc sống, những thiểu số những khía cạnh đó là những khía cạnh quan trọng nhất trong cuộc sống. Giống như việc bạn càng gắng sức theo đuổi thứ bạn gọi là “hạnh phúc” thì bạn lại không cảm thấy mình hạnh phúc vậy. Mình nhớ tới lần đầu tiên mình buồn vì chuyện tình cảm. Mình có tâm sự với một người chị của mình, sau khi chị ấy nhiệt tình khuyên bảo hết lời, mình mạnh dạng chốt hạ một câu rằng: “Em sẽ cố gắng không buồn nữa.” Chị ấy bảo: “Không, cứ buồn đi em, đừng chối bỏ.” Sau này, mình mới ngộ ra rằng nếu lúc đó mình chối bỏ nỗi buồn thì mình sẽ lại càng buồn thê thảm hơn thôi.
3. Hồi kết
Mình mong rằng nhờ những kiến thức phía trên bạn sẽ càng hiểu rõ khi nào mình nên làm gì và không nên làm gì, khi nào nên break through (cố gắng thúc đẩy giới hạn của bản thân) và khi nào nên take a break (nghỉ mệt) nhé.
_____________________________________________
Người càng có ít điểm mù sẽ càng đưa ra được những quyết định sáng suốt, quan điểm này được ủng hộ bởi nhiều người với đầy kinh nghiệm và sự thông thái. Một trong số đó là nhà đầu tư, tỷ phú người Mỹ Ray Dalio khi vài ngày trước ông có chia sẻ trên fb rằng: "When you are closed-minded and form an opinion in an area where you have a blind spot, it can be deadly." Và bây giờ thì hai điểm mù của mình đã trở thành “điểm sáng” của tất cả chúng ta nhưng như thế là chưa đủ. Nếu đã đầu tư thời gian để đọc hết những dòng này thì mình mong bạn sẽ cố gắng vận dụng những kiến thức trên vào cuộc sống vì nếu không như thế thì điều đó không những không tạo ra được điều tích cực mà hơn thế là điều tiêu cực. Như lời của Khổng Tử đã từng nói:
“A man who has committed a mistake and doesn’t correct it, is commititting another mistake.”
Thế nên các bạn áp dụng những kiến thức này vào cuộc sống nhé!
p.s: cảm ơn các bạn vì đã giúp có được động lực viết bài tốt hơn.
Link bài viết phần 1:
Credit:
Brain Rules
The Obstacle is the way
Why The Best Things In Life Are All Backwards - Mark Manson
Photo - Harvard Business Review
Photo - Why The Best Things In Life Are All Backwards
Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất