Bài viết được dịch từ bài “The duel: Should we give up on meritocracy?” trên trang Prospectmagazine của hai tác giả Daniel Markovits và Adrian Wooldridge (link bài gốc).
Bài viết còn một số chỗ dịch chưa tốt và tối nghĩa, mong bạn đọc thông cảm và đóng góp.
Lưu ý: Phần Đồng ý chính là ý kiến của tác giả đồng tình với việc từ bỏ chế độ tài trị vì những khiếm khuyết của nó. Phần Không đồng ý là ý kiến của tác giả bảo vệ chế độ tài trị và chỉ ra các lợi ích. Tên hai tác giả đã để bên cạnh.
Một hệ thống gian lận hay động lực tiến bộ xã hội? Những người đóng góp của chúng tôi sẽ bàn luận về nó
Image: Myriam Borzee / Alamy Stock Photo
Image: Myriam Borzee / Alamy Stock Photo
Đồng ý – Daniel Markovits
Một trong những điều thú vị lớn về chế độ tài trị là nó đánh bại các lựa chọn quen thuộc. Chắc rằng nó tốt cho những người vươn lên nhờ vào các thành tựu của họ hơn là chủng tộc hay giai cấp, tầng lớp xã hội. Một điểm thú vị khác là “tài đức” bản thân nó vẫn còn khá mơ hồ. Những thành tựu thì không dễ để đo đạc.
Sau cùng, một chế độ khen thưởng thực tế phải đưa vào bức tranh. Chúng ta đo lường tài trí đầu tiên bằng các bài thi và rồi là cạnh tranh thị trường. Trong mỗi trường hợp ta đều tôn thờ sự vượt trội. Ta xếp hạng các học sinh và công nhân, không hỏi xem ai là người làm tốt mà hỏi ai là người giỏi nhất. Thực tế này làm hủy hoại các yêu cầu trừu tượng.
Đầu tiên, điểm số và tiền công tháo bỏ tài trí khỏi bất kỳ thứ gì thực sự đáng giá. Thi cử không đánh giá được sự xuất sắc về mặt trí tuệ, sự độc đáo hay trí khôn. Những bài thi quan trọng nhất cũng là những thứ vô nghĩa nhất: thi cử cho những vị trí cao nhất trong những trường tư ở Anh Quốc thì nổi tiếng là phản trí tuệ. Tiền công thị trường thì cũng không đo đạc được sự xuất sắc, thất bại trong cả việc đánh giá những đóng góp cho sự giàu có tập thể. Những người dọn dẹp trong bệnh viên và những công nhân “nghiệp dư” khác sản xuất khoảng 10 đô la sản phẩm xã hội cho mỗi 1 đô tiền công họ nhận; những chuyên gia được trả lương cao – bao gồm cả trong ngành luật và tài chính – được trả mức lương cao hơn nhiều so với số sản phẩm xã hội của họ. Ngay cả tiền lương “chính xác về mặt kinh tế” cũng sẽ chỉ đánh giá được một cách lỏng lẻo về những gì đáng làm: nghệ thuật, chăm sóc và cộng đồng mang lại giá trị đạo đức to lớn nhưng chế độ tài trị của ta, với sự sùng bài thị trường, che mờ tất cả.
Chế độ tài trị mắc phải một khiếm khuyết thứ hai: nó tạo ra bất bình đẳng to lớn. Ngay khi bạn đạt được nhiều hơn tôi một chút, sự cạnh tranh đánh giá tôi thành hạng hai và bạn, kẻ chiến thắng, chiếm lấy tất cả. Ở giữa thế kỉ 20, một CEO người Mỹ kiếm gấp 20 lần một công nhân sản xuất, và một chủ tịch ngân hàng kiếm gấp 50 lần một giao dịch viên. Ngày nay, các tài đức tinh hoa kiếm khoảng gấp 300 tới 1000 lần so với đồng nghiệp tương ứng của họ.
Xác định những khiếm khuyết này thắp sáng con đường tới một sự thay thế tốt hơn (do đó, tước đi sự hấp dẫn lớn nhất của chế độ tài trị). Đừng tôn sùng sự vượt trội; quyết định những thứ đáng để làm, và rồi đánh giá những người có thể làm chúng đủ tốt.
Khồng đồng ý – Adrian Wooldridge
Chế độ tài trị luôn luôn thu hút các chỉ trích: cuốn sách mà đã cho hiện tượng này một cái tên, “Sự trỗi dậy của chế độ tài trị” của Michael Young, đã mô tả một thế giới phản địa đàng trong nó những kẻ thống trị thì vô cùng tự mãn và đám đông quần chúng thì vô cùng khổ sở. Nhưng những chỉ trích đặc biệt dữ dội vào lúc này. Cánh tả thì thể hiện chế độ tài trị như cái cớ cho sự gia tăng bất bình đẳng. Những nhà dân túy cánh hữu coi nó là hệ tư tưởng của tầng lớp Bà-la-môn tự mãn. Ngay cả các học giả như bạn, những người làm việc trong phòng máy của cỗ máy tài trị cũng đã có đủ.
Nhưng ý tưởng tài trị là một trong những nền tảng vĩ đại của thế giới hiện đại, bên cạnh chủ nghĩa tự do và dân chủ. Ý tưởng này được hình thành trong cuộc nổi dậy chống lại thế giới cũ của “Ưu tiên, bằng cấp và địa vị”, ở đó các vị trí được thừa kế hoặc mua bán như đồ đạc bày biện. Kể từ đó, nó được lựa chọn bởi các nhóm người bị loại trừ này đến các nhóm người bị loại trừ khác: lịch sử của chủ nghĩa nữ quyền là một lịch sử của người phụ nữ đòi hỏi được đối xử công bằng như người đàn ông.
Cuộc nổi dậy chống lại chế độ tài trị gần đây đến vào một thời điểm đáng lo. Donald Trump đã làm suy đồi nhiệm kỳ tổng thống Mỹ bằng việc trao các công việc cho họ hàng và những người thân cận. Ta có muốn làm cho cuộc sống dễ dàng hơn cho một Trump trong tương lai? Những người Trung Quốc đang xây lên một hệ thống giáo dục cạnh tranh cao và đề bạt các quan chức trên cơ sở các hoạt động được đo lường. Ta có muốn làm suy yếu phương Tây khi đang đối đầu với một kẻ thách thức quyền lực nhất cho đến nay?
“Chế độ tài trị là một trong những nền tảng vĩ đại của thế giới hiện đại”
Một trong nhiều các tính chất của chế độ tài trị là tự điều chỉnh: bất cứ khi nào hệ thống trông có vẻ như đang suy thoái để bào chữa cho hiện trạng, các nhà cải cách sẽ tạo ra một phương pháp khéo léo hơn để khám phá tài năng. Không nghi ngờ rằng ta cần phải cải cách ngày hôm nay. Nhưng đừng từ bỏ ý tưởng đã được chứng minh là có tính xây dựng trong quá khứ.
Đồng ý – Tôi đồng ý rằng chế độ tài trị đã phá vỡ một hệ thống cấp bậc bất công và trì trệ. Nhưng sự đổi mới tốt đẹp ban đầu có thể trở nên có hại hoặc thẩm chí là hủy hoại.
Chế độ tài trị của ta hướng đến thị trường để đo lường thành tích. Gía cả – bao gồm, quan trọng hơn cả, là tiền lương – tạo nên những thứ đáng giá. Greg Mankiw, người nắm giữ chiếc ghế trong Hội đồng Cố vấn Kinh tế của George Bush, nắm bắt được ý tưởng này trong “principle of just deserts” (nguyên tắc về sự xứng đáng công bằng). Chế độ tài trị cho rằng “một người đóng góp nhiều hơn cho xã hội xứng đáng có thu nhập cao hơn, cái mà phản ánh chính đóng góp to lớn hơn của họ.” Hơn nữa, chế độ tài trị đo lường đóng góp của mỗi người như giá trị thị trường mà người đó thêm vào “sản xuất hàng hóa và dịch vụ xã hội.”
Nhưng thực tế, hệ thống cấp bậc tài trị làm méo mó các giá trị thị trường, đặc biệt là tiền công. Các tinh hoa tái tạo công việc theo hình ảnh của chính họ, để hưởng đặc quyền giáo dục và các kĩ năng mà chỉ họ mới có thể thu được. Tài chính là ngành mô tả mô hình này. Ở giữa thế kỉ 20, khi mà the Economist gọi ngân hàng là “ngành công nghiệp đang chết đáng kính nhất thế giới”, những người trong ngành này không được giáo dục tốt hơn hay được trả lương cao hơn những người khác. Kể từ đó, những tinh hoa được giáo dục cao đã phát triển các công nghệ – công cụ tài chính, các công cụ kĩ thuật số và bộ máy luật pháp – mà hỗ trợ đáng kể các kĩ năng của họ. Ngày nay, không có lĩnh vực nào gắn chặt hơn với mức lương cao. Nhưng sự đổi mới thì không phải sự nâng cao thực sự, và kiểu tài chính mới thì không tạo ra một đóng góp cho xã hội to lớn hơn kiểu cũ. Chi phí giao dịch của trung gian tài chính không giảm, và rủi ro tài chính tổng thể cũng không được giảm hay cũng không được chia sẻ tốt hơn.
Những mô hình tương tự đang lan rộng ra nền kinh tế lớn hơn. Các tinh hoa tái tạo công việc để phục vụ các kĩ năng cá nhân của bản thân họ và rồi sử dụng thu nhập khổng lồ để tiếp tục mua những sự giáo dục cho những đứa con của họ mà những người còn lại không thể đáp ứng. Khác xa hơn cả việc tự điều chỉnh, bất bình đẳng tài trị gây ra một vòng lặp phản hồi hủy hoại những tuyên bố cốt lõi của chế độ tài trị. Tài đức là một hệ tư tưởng được xây lên để rửa sạch các hệ thống phân cấp đầy công kích.
Không đồng ý – Tôi đồng ý rằng “các tinh hoa giáo dục cao” ngày nay tinh thông trong việc gian lận hệ thống để giúp cho bản thân họ. Nhưng tôi không tin khả năng phá vỡ hệ thống cấp bậc bất công của chủ nghĩa tài trị chỉ là một sự kiện xảy ra một lần. Hay tôi không nghĩ sự tái phân phối phần thưởng và cơ hội ngày nay đáng ghê tởm đến mức ta cần bỏ đi cái ý tưởng về tài đức này.
Ý tưởng tài trị được hình thành trong cuộc nổi dậy chống lại xã hội cũ đã đóng chặt vị trí của con người từ lúc mới sinh, đáng chú ý nhất là cuộc Cách mạng của Pháp và Mỹ ở thế kỉ 18 và cuộc Cách mạng tự do ở Anh thế kỉ 19. Nhưng mọi thứ không dừng lại ở đó. Hardie và Bevin, Du Bois và Luther King, the Pankhursts và Bader Ginsburg: tất cả đều lập luận dựa trên ý tưởng rằng mọi người nên được đánh giá cơ bản dựa trên những khả năng của họ.
Tôi sẽ đồng ý với một phiên bản được sửa lại của nguyên tắc Mankiw: ai đó mà đóng góp nhiều hơn cho sự thịnh vượng xứng đáng có thu nhập cao hơn, thu nhập này phản ánh chính những đóng góp to lớn của họ. Tôi thích một thế giới trong đó Bill Gates tạo ra hàng tỷ đô hơn là một thế giới mà ở đó tôi phải viết trên máy đánh chữ.
Có nhiều thứ liên quan tới chế độ tài trị hơn là chỉ việc làm ra tiền. Từ thời Plato trở đi, trường hợp vì tài trí đã được ràng buộc với ý tưởng rằng những người tài năng nên từ bỏ lợi ích cá nhân sang phục vụ công ích: nhìn cái cách mà người Victoria sử dụng ý tưởng cạnh tranh rộng mở để quét sạch các “chuồng ngựa” của các quý tộc Augean những người đã cướp bóc nhà nước để đút lót riêng túi của mình.
Bạn đúng khi cho rằng chế độ tài phiệt (plutocracy?) đã chiếm đoạt tài đức để củng cố quyền lực của mình. Phản ứng phù hợp là giải cứu chế độ tài trị khỏi những kẻ bắt giữ, chứ không phải loại bỏ nó.
Đồng ý – Chế độ tài trị đã, trong vòng hơn 50 năm qua, có xu hướng tạo ra các kết quả bất bình đẳng, và những người tài đức đã tận dụng những lợi thế của họ để tạo đặc quyền cho những đứa con của mình, phá hoại đi sự bình đẳng về cơ hội. Một ai đó có thể tin rằng lỗi là do ngẫu nhiên hơn là tất yếu, hoặc rằng sự bình đẳng về cơ hội có thể tồn tại rõ ràng sự bất bình đẳng về kết quả. Tôi nghi ngờ cả hai khả năng đó, dù trí óc lý tính có thể không đồng tình.
Nhưng quan niệm ưa thích của sự xứng đáng công bằng yêu cầu rằng sự đóng góp của một người độc lập với sự bất bình đẳng thu nhập mà họ đóng góp. Nó không hoạt động theo cách đó. Khi mà các tinh hoa làm nghiêng thị trường để phục vụ kĩ năng của riêng họ, nó hủy hoại ý tưởng mà chế độ tài trị dựa vào.
“Các người tài đức đã tái tạo công việc để phục vụ các kĩ năng cá nhân của riêng họ”
Điểm này khá khó hiểu, nên đáng để tạm dừng một chút. Trong một chừng mực nào đó những người tài đức là những người siêu năng suất trong nền kinh tế, đó là bởi vì họ đã tái tạo công việc để phù hợp với kĩ năng cá nhân của bản thân họ. Những người thống trị một phần trăm đó sẽ không thể năng suất như vậy trong một xã hội săn bắt hái lượm, trong một xã hội nông nghiệp, hay thậm chí cả xã hội trung lưu những năm hậu Thế chiến thứ hai.
Hơn nữa, những người lao động này làm việc đặc biệt hiệu quả do sự bất bình đẳng mà ta phải chịu đựng. Những nhà quản trị hàng đầu quan trọng trong việc điều hành các công ty chỉ bởi những người lao động khác đã bị tước bỏ sự tự do quản lý. Những luật sư được trả lương cao nhất phục sự giới siêu giàu. Những sự đóng góp to lớn của những người này và các người lao động tinh hoa khác bản thân họ là những tạo tác của bất bình đẳng tài trị, và vì vậy không thể biện minh cho sự bất bình đẳng đó bằng lý luận lòng vòng.
Đây là khiếm khuyết cốt lõi của chủ nghĩa tài trị: ý tưởng về sự xứng đáng là một trường hợp tự thỏa thuận về mặt đạo đức. Tôi vẫn khẳng định: tài đức là sự giả tạo.
Không đồng ý – Các phê phán tiêu chuẩn về chế độ tài trị là việc nó gây thất vọng trong thực hành. Bạn đi xa hơn và tranh luận rằng vấn đề nằm ở lý thuyết: qua thời gian, logic của chủ nghĩa tài trị không thể tránh khỏi việc dẫn tới sự thất vọng. Hãy để tôi kết luận về cuộc trao đổi này bằng việc bảo vệ chính ý tưởng đó.
Ý tưởng tài trị cố gắng giải quyết hai vấn đề lớn nằm ở trung tâm của thời hiện đại: làm sao để ta dung hòa sự bình đẳng về đạo đức của các cá nhân với sự phân hóa của xã hội? Và làm thế nào ta đảm bảo được sự tăng trưởng kinh tế trả tiền cho những thứ ta mong đợi, ví như phúc lợi xã hội chẳng hạn?
Chế độ tài trị trả lời câu hỏi đầu tiên bằng việc đưa ra sự kết hợp giữa bình đẳng về cơ hội và cạnh tranh. Giáo dục phổ cập cho mọi người một điểm cơ bản để thành công. Cạnh tranh cho phép người ta khám phá tài năng độc nhất. Tôi có thể nghe thấy những lời phản đối khi tôi viết. Bình đẳng về cơ hội không phải một sự giả tạo ư? Cạnh tranh có làm nản lòng những kẻ thất bại không? Nhưng những người tài đức có một lịch sử dài cố gắng đo lường lời hứa giáo dục hơn là thành tựu. Và nếu cạnh tranh có nhược điểm, chúng sẽ chẳng là gì nếu so với rủi ro trong việc cho phép những tài năng không được khám phá.
Bằng chứng cho rằng chế độ tài trị thúc đẩy hiệu quả kinh tế thì rất nhiều: Các nước có chế độ tài trị như Singapore phát triển nhanh chóng hơn những nước không phải nước tài trị như Hy Lạp; các công ty công thuê tuyển những người có tài thành công hơn các công ty gia đình dựa trên chế độ chuyên quyền; cách dễ nhất để huy hoại khu vực công là cho phép việc thuê tuyển bị bóp méo bởi chủ nghĩa thiên vị. Giải pháp cho sự bất bình đẳng đã tạo ra thành công của chế độ tài trị là đánh thuế những người thắng cuộc hơn là ràng buộc Prometheus (chỗ này dịch không hiểu lắm?)
Ý tưởng tài trị là độc nhất, kết hợp chủ nghĩa duy tâm về công lý xã hội với chủ nghĩa thực tế về khả năng và động lực con người; tầm nhìn về tầm quan trọng của sự xứng đáng với sáng tạo về cách ta đo lường và khen thưởng. Ta nên trân trọng chế độ tài trị.