Nghệ thuật và chính trị tưởng chừng như là hai khái niệm tách biệt hoàn toàn nhau nhưng khi nhìn nhận lại một cách kỹ càng, ta có thể nhận thấy một mối quan hệ mật thiết giữa nghệ thuật và chính trị và thậm chí rất nhiều là đằng khác. Trong bức thư của Hồ Chủ tịch gửi đến các nghệ sĩ nhân triển lãm hội hoạ năm 1951, Bác đã viết: “Văn hoá văn nghệ cũng như mọi hoạt động khác, không thể ở ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị”. Chúng ta vẫn thường xuyên nói về sự sáng tạo cá nhân và độc lập của những nghệ sĩ và đề cao nó nhưng chúng ta vẫn thường xuyên được dạy về sự tự do trong chừng mực. Mọi hoạt động văn nghệ dù của bất kì cá nhân và các tổ chức nhà nước hay tư nhân nào luôn đều được quản lý và chỉ đạo bởi những nhà lãnh đạo hay các cơ quan có thẩm quyền để cấp phép cho những tác phẩm nghệ thuật ấy ra mắt công chúng. Từ đó có thể thấy rằng luôn tồn tại những chuẩn mực về chính trị, một rào cản lớn nhất cho sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật văn hoá của một quốc gia nhưng đồng thời cũng là động lực phát triển và duy trì thể chế chính trị của đất nước đó.

 Những minh chứng trong lịch sử

 Lịch sử đã chứng thực cho ta rất nhiều về mối quan hệ giữa nghệ thuật và chính trị. Sau đây mình xin phép được nói về một vài ví dụ tiêu biểu về văn học, điện ảnh và âm nhạc, ba trường phái nghệ thuật ảnh hưởng nhất đến đời sống của chúng ta và cũng là ba trường phái chịu tác động lớn nhất từ chính trị.

 Đầu tiên là văn học, hẳn mỗi chúng ta hồi đi học đều được học về những 'Chí Phèo', 'Lão Hạc' rồi 'Chị Dậu', những tác phẩm nhấn mạnh về nỗi đau của những người nông dân dưới ách thống trị của Thực dân Pháp và bè lũ tham quan tay sai, phản ánh phần nào nỗi khổ và những áp bức bất công trong cuộc sống, tố cáo, lên án, và quan trọng hơn là khơi gợi lòng căm thù giặc trong mỗi người dân, thúc đẩy tinh thần đấu tranh ngày một gia tăng. Hãy nói một thí dụ nước ngoài, tiểu thuyết 'Người mẹ' của Gorki về đời sống công nhân nặng nhọc và vất vả trong xã hội Nga những năm đầu thế kỉ 20, cuốn sách đã giúp nhiều thanh niên Nga giác ngộ và củng cố thêm lực lượng đấu tranh, rất có lợi cho cách mạng. Cũng phải nói thêm rằng đây là một cuốn sách viết vội đã được Lênin nồng nhiệt hưởng ứng ngay trước khi nó được ra mắt độc giả.
 Báo chí và sách vở không phải lúc nào cũng đều có thể dễ dàng tiêp cận với toàn thể nhân dân, đặc biệt là nông công - tầng lớp đông đảo trong cơ cấu dân số thời xưa và là lực lượng quan trọng nhất của cách mạng. từ đó điện ảnh, âm nhạc và các lịnh vực nghệ thuật khác cũng tham gia với khẩu hiệu Văn nghệ phục vụ chính trị. Với điện ảnh, đó là sự bùng nổ của những dòng phim Cách mạng lấy đề tài chiến tranh hay chuyển thể từ những tác phẩm văn học nổi tiếng. Đối với âm nhạc và những lịnhx vức nghệ thuật khác cũng vậy. Việc sử dụng nghệ thuật để tuyên truyền cách mạng là một cách làm sáng suốt, nó giúp việc tuyên truyền hiệu quả và rộng rãi hơn đến toàn dân, nêu cao tinh thần tự nguyện và hi sinh vì Cách mạng, giúp giác ngộ con dân về ý thức hệ của bản thân và trách nhiệm đối với đất nước.
  Dẫn chứng gần đây nhất về việc chính trị ảnh hưởng như nào đến nghệ thuật là việc hàng loạt các sao đình đám của Trung Quốc đều đăng bài ủng hộ yêu sách về Biển Đông và Đường Lưỡi Bò. Thế mới nói chính trị tác động mạnh như nào đến nghệ thuật và nghệ thuật là để phục vụ chính trị.

Nghệ thuật ảnh hưởng đến góc nhìn xã hội

 Không chỉ chính trị tác động và định hướng nghệ thuật, chính nghệ thuật lại tạo góc nhìn của con người lẫn trong và ngoài nước về chính trị đất nước dó. Nghệ thuâtj đem chúng ta gần hơn với văn hoá xã hội, tạo cho ta hình ảnh về con người đất nước đó. Phải thừa nhận là cõ nhiều đất nước đã quảng bá hình ảnh con người và xã hội đất nước mình rất tốt thông qua nghệ thuật, điển hình như hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, nga, Trung Quốc, Ấn Độ,... Chẳng cần nói các bạn cũng biết những ấn phẩm nghệ thuật đặc biệt là điện ảnh và âm nhạc của những quốc gia kể trên đã ảnh hưởng nhiều đến như nào tới cuộc sống của ta và hình ảnh mà đất nước đấy để lại trong ta. Sức hút từ nghệ thuật cũng kéo ta đến gần hơn với nhiều mối quan tâm khác về đất nước đó.
  
Nói về mối liên hệ giữa nghệ thuật và chính trị thì văn học có lẽ là nổi bật nhất
Nghệ thuật và chính trị có mối quan hệ bao trùm lên nhau, sống dựa vào nhau và củng cố nhau. Có nhiều nghệ sĩ phủ nhận sự ảnh hưởng của chính trị lên nghệ thuật. Họ ra sức lấy dó làm cái cớ để ra mắt những tác phẩm nghệ thuật chống phá chế độ, không tôn trọng những thành quả cách mạng và gọi đó là một 'luồng gió mới' đang tiên phong cho một tinh thần nghệ thuật không phụ thuộc vào sự lãnh đạo của Đảng, đề cao sự độc lập cá nhân. Không thể nói như vậy được vì nói đến chính trị là nói đến vai trò chủ đạo cả trong ý thức xã hội lẫn hệ thống thiết chế mang tính chất nhà nước để bảo đảm cho sự hiện thực hóa tư tưởng chính trị. Khi đã hiển nhiên giữ vai trò chủ đạo trong một xã hội, thì chính trị không chỉ ảnh hưởng và tác động tới các hình thái ý thức xã hội khác cùng trong một kiến trúc thượng tầng, mà còn giữ vai trò lãnh đạo và chi phối mọi hoạt động trong lĩnh vực vật chất, tinh thần của xã hội. Và nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, đặc thù cho thẩm mỹ của con người.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Rõ ràng là dân tộc bị áp bức, thì văn nghệ cũng mất tự do. Văn nghệ muốn tự do thì phải tham gia cách mạng”. Vì vậy, dù có những đặc trưng, đặc thù nào đi chăng nữa thì từ sự nhận thức, phản ánh của mình, nghệ thuật vẫn phải nhằm mục đích góp phần vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, giải quyết những yêu cầu đặt ra của thời đại. Ý thức chính trị và ý thức văn học là những người bạn đồng hành trên con đường đi tìm hạnh phúc. Tiếng nói chính trị và tiếng nói nghệ thuật bổ sung cho nhau, làm thăng bằng đời sống tinh thần của xã hội. 
 Để kết thúc bài viết naỳ. mình xin phép được trích một đoạn trong bài báo 'Văn học, nghệ thuật không thể đứng ngoài chính trị' của tờ Quốc phòng toàn dân
Văn học, nghệ thuật chính thống của một chế độ xã hội bao giờ cũng phục tùng, phục vụ việc xây dựng và củng cố chế độ xã hội ấy. Điều đó đã khẳng định: văn học, nghệ thuật không thể đứng ngoài chính trị, không thể tách khỏi sự lãnh đạo của giai cấp cầm quyền. Đó là quy luật.


* bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng cộng với quan điểm của tác gỉa