Mô hình kinh doanh kiểu thiên nga đen
3 câu chuyện mà chỉ riêng mỗi câu chuyện đều có thể biến kiến thức kinh tế mà bạn học được trở nên vô nghĩa....
3 câu chuyện mà chỉ riêng mỗi câu chuyện đều có thể biến kiến thức kinh tế mà bạn học được trở nên vô nghĩa.
Hôm nay, mình sẽ kể cho mọi người nghe 3 câu chuyện về cách mà những mô hình kinh doanh phi truyền thống khai thác các lỗ hổng trong thị trường tự do như thế nào, mà mỗi ví dụ trong số này đều có thể biến toàn bộ chương trình kinh tế mà bạn học được ở trường đại học trở nên vô nghĩa không hơn không kém.
Vì không có một lý thuyết hợp lý nào trong nền kinh tế hiện đại có thể dự đoán được điều này. Câu chuyện đầu tiên mình muồn đề cập ở đây là bài viết đầu tiên:
The python paradox có thể hiểu một cách đơn giản là nghịch lí khi bạn dễ dàng tìm được những lập trình viên siêu đẳng cho một ngôn ngữ như python hơn là tìm được họ ở một ngôn ngữ phổ biến và dễ học để kiếm việc làm hơn như Java. Tác giả đã lí giải cho hiện tượng này, bằng việc chỉ ra rằng ở các ngôn ngữ mạnh mẽ và khó ( phân biệt rõ ràng giữa những ngôn ngữ khó nhưng yếu ớt ) những người học nó là những người có hiểu biết và cảm nhận tốt về lập trình nên mới chọn nó điều này phân biệt năng lực rõ ràng với những người học lập trình vừa đủ để kiếm việc làm. Ở đây chúng ta thấy suy luận này rất hợp lí và logic nhưng nếu nhìn vào cách mà mọi người vẫn làm bạn sẽ nhận ra điều ngược lại. Đa số mọi người sẽ chọn ngôn ngữ phổ biến hơn để xây dựng phần mềm vì nó sẽ là sự lựa chọn an toàn hơn. Chính vì suy luận này đã tạo ra một lỗ hổng trong lý thuyết thị trường hoàn hảo để mà ta có thể khai thác. Điều này khắc sâu hơn trí tò mò của mình vào lĩnh vực này khiến cho bản thân mình nghĩ rằng.
Liệu có câu chuyện nào khác về cách khai thác các lỗ hổng này không thì mình đã tìm được câu chuyện thứ hai:
Alan Greenspan một nhà kinh tế học kiệt xuất được biết đến nhiều nhất với cương vị là thống đốc cục dữ trữ liên bang Hoa Kì. Tuy nhiên, câu chuyện này không bắt đầu ở đó, nó bắt đầu từ trước đó rất lâu. Trước khi mà ông Greenspan trở thành thống đốc. Ông ấy đã điều hành một công ty tư vấn kinh tế (economic firm) nhưng điều kì lạ ở đây là công ty này có rất nhiều nhà kinh tế học nữ ở vị trí lãnh đạo có thể nói đây là điều vô cùng kì lạ ở thời điểm đó những năm 90 của thể kỉ trước và có thể nói là bây giờ. Mọi người có thể nghĩ rằng ông là một người đấu tranh cho phong trào bình đẳng giới nhưng trong một lần trả lời báo chí ông đã trả lời rằng không lý do đơn giản cho việc này là đa số mọi người phân biệt giới tính khi tuyển dụng, còn ông thì không ông xem xét họ bình đẳng như nhau. Điều này khiến ông nhận ra là việc thuê một nhà kinh tế học nữ giỏi sẽ rẻ hơn là thuê nhà kinh tế học nam giỏi nên công ty của ông sẽ có chi phí tối ưu hơn cho cùng một kết quả so với đối thủ của mình. Đó là một quyết định điên rồ so với một người thường nhưng thiên tài trong kinh tế, nhìn ra bản chất thay vì để thiên kiến đánh lừa.
Nhân đây, nói về thiên kiến chúng ta có thể tiến tới câu chuyện thứ ba. Mình nghĩ nên bắt đầu với một câu hỏi trông có vẻ đơn giản nhưng rất khó để đưa ra câu trả lời đúng: Giữa một nhóm những tiến sĩ từ các trường đại học danh giá hàng đầu và một đám đông ai sẽ giỏi giao dịch hơn ? Đa số mọi người sẽ không do dự mà chọn những vị tiến sĩ rồi . Một số ít những người đã đọc cuốn sách "Thiên nga đen" của Nassim Nicholas Taleb thì sẽ thận trọng hơn và suy nghĩ lại vì cuốn sách cứ rả rả là các bậc tiến sĩ cao quý thật ra chả biết tí gì về giao dịch hay kinh tế cả và họ còn tệ hơn cả một người bình thường trong việc phán đoán thị trường khi tự làm mình mờ mắt với mớ kiến thức không hơn gì giấy lộn. Nếu có thời gian thì việc suy nghĩ về câu hỏi này rất hay nhưng thời gian thì có hạn nên bây giờ mình sẽ công bố câu trả lời:
Numerai là một quỹ đầu tư trung lập (neutral market fund) một điều đặc biệt là quỹ này không được điều hành bởi một nhóm các nhà khoa học có bằng tiến sĩ trong lĩnh vực khoa học máy tính như thường thấy bởi các quỹ khác trong cùng lĩnh vực mà là một quỹ crowdsourced. Có điên rồ không cơ chứ dùng nguồn lực của một đám đông để đối đầu với những bộ óc thông minh nhất trong xã hội. Và kết quả như mọi người vẫn thấy đó Numerai có thành tích vượt trội. Đám đông đã thắng một lần nữa. Ở đây các khuôn mẫu định hình giá trị lại một lần nữa bị xáo trộn, nhưng nhãn dán mà xã hội gắn lên mọi thứ để định giá dường như bị xé nát. Những nhãn dán về giá trị như giới tính, tính phổ biến, học vị, ... bị phá nát đơn giản bởi giá trị thực không phản ánh được điều đó.
Nếu bạn nhận ra một mô hình nào khác kiểu thiên nga đen hay nghĩ ra được một lý thuyết kinh tế truyền thống nào có thể lí giải cho những hiện tượng này thì hãy để lại một comment trình bày điều đó và chúng ta có thể thảo luận thêm. Mình luôn luôn cởi mở với những ý tưởng mới.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất