Mô hình Ponzi được nhắc đến như một hình thức lừa đảo khét tiếng ra đời từ hàng trăm năm nay. Thế nhưng nó vẫn luôn được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau. Trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều tổ chức, cá nhận sử dụng Ponzi nhằm kiếm lợi nhuận bất chính từ các nhà đầu tư thông qua các dự án trá hình. Vậy chính các mô hình lừa đảo Ponzi là gì? Nó ra đời thế nào và nhận biết ra sao? Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn.

1. Mô hình Ponzi là gì?

Mô hình Ponzi là một mô hình huy động tiền từ người này để trả lợi nhuận cho người khác. Người đi vay sẽ vẽ ra một kế hoạch đầu tư lý tưởng, cam kết một mức lãi suất cao chót vót. Người cho vay sẽ bơm tiền vào hệ thống với mong muốn kiếm được lợi nhuận. Để kiếm được nhiều hơn thì bản thân người cho vay cũng phải giới thiệu thêm người mới tham gia vào mạng lưới.

2. Mô hình Ponzi hoạt động như thế nào?

Để mô hình Ponzi được hoạt động trơn tru và kêu gọi được số tiền lớn đòi hỏi phải có sự tham gia cùng lúc của 3 đối tượng sau:
- Schemer – Kẻ chủ mưu cho kế hoạch Ponzi
Schemer Ponzi là những kẻ đứng đầu, chủ mưu lập nên kế hoạch Ponzi để lừa đảo các nhà đầu tư. Những người này thường xây dựng một hình ảnh của một doanh nhân thành đạt và có một background bịa đặt cực khủng. Đặc biệt, có tài ăn nói và một cái đầu cực kỳ thông minh.
Schermer Ponzi có thể lập nên một kế hoạch kinh doanh chi tiết và hợp lý đến mức những người khác khi nghe vào kế hoạch đều muốn tham gia ngay.
- Investor– Những nhà đầu tư
Investor là những nhà đầu tư có tiền và thứ họ quan tâm chỉ là lợi nhuận. Chấp nhận đi trước, chấp nhận rủi ro để đầu tư vào các mô hình kinh doanh mới táo bạo.
Là những người đầu tiên bơm dòng vốn vào hệ thống Ponzi để nó bắt đầu hoạt động, bắt đầu thu hút những nhà đầu tư khát máu khác tham gia vào hệ thống.
- Ponzi Introducing Investor– Những người giới thiệu
Introducing Investor là người bỏ tiền vào rất ít vào mạng lưới, nhưng lại rất tích cực đi giới thiệu người khác tham gia để có được hoa hồng giới thiệu. Đây là lực lượng rất đông đảo, làm việc hết mình và hăng say, không quan tâm đến hậu quả.
Introducing Investor là lực lượng nồng cốt để mô hình Ponzi trở lên lớn mạnh và ngày càng phình to. Với đối tượng này, họ chỉ có một kim chỉ nam duy nhất: Cứ giới thiệu người là có tiền.

3. Các vụ lừa đảo Ponzi chấn động

Bitconnect

Bitcoinnect ra mắt vào tháng 11 năm 2016, được quảng bá là nền tảng cho vay lending áp dụng công nghệ Blockchain. Sau 1 năm thì Bitcoinnect được coi là dự án ICO thành công bật nhất lúc bấy giờ khi làm gia tăng tài sản lên 3000 lần cho nhà đầu tư. Ban đầu, giá chỉ có 0,12 USD nhưng sau đó đỉnh điểm lên 400USD/coin. Mô hình này cam kết trả lãi lên đến 1%/ngày.
Đến ngày 17 tháng 01 năm 2018, Bitcoinnect tuyên bố ngừng hoạt động thì người ta mới vỡ lẽ ra rằng chẳng có công nghệ blockchain nào đứng đằng sau nó cả. Không có số liệu chính thức cho mô hình Ponzi này đã lừa đảo bao nhiêu nhưng ước tính con số trên dưới 3 tỷ USD.

Hextracoin

Hextracoin cũng ăn theo mô hình cho vay bằng công nghệ blockchain giống như Bitcoinnect. Hextracoin cũng hoạt động theo mô hình Ponzi, cam kết trả lãi lên đến 48%/tháng. Một con số rất hời thời điểm đó cho các nhà đầu tư tiền ảo.
Thời điểm Bitcoinnect sụp đổ cũng là thời điểm Hextracoin tuyên bố ngừng hoạt động. Ước tính số tiền lừa đảo hơn 1 tỷ USD.