Outline
Những cuộc thi có kết quả và những cuộc thi không có kết quảĐiều gì dẫn đến "thành công"? Tận tâm, thẳng thắn, peer pressure, networkingĐằng sau những cuộc thi là gì?
Bắt đầu dấn thân vào công cuộc thi cử từ cuối năm nhất - đầu năm hai, đến giờ số lượng dù chưa nhiều, nhưng cũng vừa đủ một bàn tay, mình nghĩ là mình đã có cái-gì-đó để kể, và để chiêm nghiệm cho bản thân.
Mình cũng sẽ không giấu diếm sự thật rằng mình tự hào vì những gì mình đã đạt được khi đang là một sinh viên năm 2 :"> .

Trước khi trò chuyện trải lòng nhiều hơn, thì có lẽ vẫn nên điểm qua vài "dấu ấn" đi thi của mình. Mình chủ yếu tham gia các cuộc thi giải Marketing và Business Case.

Online Case Competition - The Building Blocks: Runner-up (Rất may mắn, và không dám show bài làm :D)Marketing Arena 2020: TạchZ Marketers - British University Vietnam: Second Runner-up (chiếc cuộc thi khiến mình thực sự bắt đầu hành trình chiêm nghiệm này. L'Oréal Brandstorm 2021: Top 14 National (chiếc cuộc thi nhiều chiêm nghiệm và nhiều chằm zn không kém).Và một chiếc cuộc thi mình xin phép giấu tên: Tạch.
Mọi người thường nói đi thi để trải nghiệm. Mình đồng ý. Nhưng, sau mỗi lần trải nghiệm, liệu chúng ta có thể rút ra được...

Điều gì dẫn đến "thành công"? 

Thỉnh thoảng vẫn có các bạn, các em inbox hỏi mình "tips đi thi". Đứng trước những câu hỏi này, mình luôn bối rối, vì để gọi tên là được những "phương pháp đi thi" gần như là không thể. Rõ ràng là không có một công thức cố định nào cho "thành công" (mình sẽ tạm gọi những thành tích đạt được là vậy).
Tuy rằng công thức thì không có, nhưng đối với trải nghiệm của mình, khi cẩn thận nhìn lại, rõ ràng vẫn có những điểm tương đồng giữa những cú "hit", và những cú "miss", luôn có những biến số trùng lặp ảnh hưởng tới kết quả. Việc nhận ra được những "biến số" dưới đây đã khiến mình có động lực để viết cho bản thân, và chia sẻ tới những ai cần.
Rào trước chút xíu, đây là trải nghiệm hoàn toàn cá nhân, áp dụng cho bản thân mình, nên mình không chắc chắn được nó có đúng với những người khác hay không. Đọc cho vui vậy ha!

Biến số 01: Sự tận tâm 

Mình đặt điều này lên đầu, vì sự tận tâm với việc đi thi của team, đối với mình là điều mấu chốt. Khi mình nói về sự tận tâm, mình đang nói về: 
Bao nhiêu thời gian mỗi người dành ra để tự suy nghĩBao nhiêu thời gian cả nhóm làm việc với nhauMức độ quan trọng của cuộc thi nằm ở đâu trong thang đo tại thời điểm đó của mỗi người? Mỗi người tự sử dụng bao nhiêu nguồn lực của bản thân (bao gồm cả mối quan hệ)?
Mình nhận ra khi team càng tận tâm bao nhiêu với bài làm của mình, sản phẩm càng tốt. Sự tận tâm thể hiện ở từng bước, từ khi research kĩ càng bao nhiêu, ghi nhớ được bao nhiêu, đến khi nghĩ idea - nghĩ đến nó nhiều như thế nào, đã có bao nhiêu options được đưa ra, có bao nhiêu giờ suy tư, vẩn vơ và cả chú tâm nghĩ về nó. Tận tâm ở từng slide, căn chỉnh từng chút, chau chuốt từng câu, từng từ, từng ý, từng tứ. Tận tâm ở cả cách viết email cho BTC, cách đặt tên file. Tận tâm ở cả việc dũng cảm đi hỏi xin feedback, nhờ vả, tất cả đều để đạt được một sản phẩm hoàn thiện nhất.
Khi mọi thứ đều được làm bằng tâm huyết, thì mới thấy rõ được khác biệt so với làm qua loa, làm cho xong. 
Khi mình tận tâm, mình mới làm được hết sức. Còn kết quả cao đến đâu là do sức đã đến được mức độ nào. Có nghĩa là, mình hoàn toàn có thể biết được mức độ mình nên hi vọng và tự tin vào bài làm, khi mình biết mình đang ở đâu, và biết mình đã cống hiến đến mức độ nào. 
Có một điều khiến mình bứt rứt, và chằm zn rất nhiều, đó là nộp đi một bài làm không tận tâm, một bài làm làm ra chỉ để "hoàn thành". Việc trưng bày một "tác phẩm" không hoàn thiện, đối với mình, cảm tưởng như một người nghệ sĩ từ bỏ tôn nghiêm của bản thân vì một điều không-xứng-đáng. 

Cụ Nam Cao từng viết: "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương." 

Khi nộp đi một bài thi, điều làm mình day dứt suốt rất lâu về sau luôn là đã để bản thân nộp đi một tác phẩm không-hoàn-thiện. Mình thấy bất công cho giám khảo phải chấm bài thi, bất công cho những người nói tin tưởng, và phản bội lại chính mình.
Mỗi khi làm một bài thi, mình đều âm thầm nghĩ, liệu mình có dám để tác phẩm này lên portfolio của bản thân sau này hay không?

Biến số 02: Sự thẳng thắn

Điều mình nhớ nhất về những buổi brainstorm của các cuộc thi đã chạm tay được đến giải thưởng, đó là sự thẳng thắn trao đổi, phản biện trên tinh thần xây dựng.
Nếu phải xây một ngôi mộ cho mỗi idea được đẻ ra, vỗ về, rồi lại chào tạm biệt, thì chắc chắn chúng mình sẽ có cả một nghĩa trang =)). Tuy nhiên, môn Triết học đã dạy mình rằng mâu thuẫn là tiền đề của sự phát triển, và rõ ràng, khi giải quyết được những "điểm chưa được", những bất-hợp-lí, những sự "lấn cấn" trong ý tưởng, trong câu chữ, trong bài làm, tất cả idea đều tích lại để đầu thai thành một idea tốt hơn hẳn so với những idea trước. 
Bài học mình nhận ra đó là: Khi thấy lấn cấn, phải sấn vào để nhào cho ra vấn đề, để đêm về nghĩ đến thấy thoả mãn (cho tới khi lấn cấn thêm một lần nữa và vòng lặp lại tiếp diễn). Nếu mình đồng ý dù trong lòng chưa thuận, biết đâu lại bỏ qua một mâu thuẫn tuyệt vời đáng lẽ đã có thể được giải quyết để tạo ra một kết quả tốt hơn?

Biến số 03: Peer pressure 

Vâng, đúng, chính xác, peer pressure. 
Nhờ có peer pressure - áp lực từ những người bạn đồng hành, mình mới có cơ sở, có hệ quy chiếu để biết bản thân mình đang nằm ở đâu, đang dở ở đâu, cần tiến bộ ở đâu, cần đầu tư thêm vào cái gì. Nhờ có những người bạn đang liên tục nỗ lực và tiến lên, đặc biệt là khi họ là đồng đội của mình, bản thân mình không thể đứng yên được. Nhờ áp lực lẫn nhau, cả team phải tiến lên phía trước. 
Nếu một nhóm cùng lười và cùng đứng yên, thì thứ trải nghiệm duy nhất mình nghĩ có thể nhận được sau một cuộc thi, là trải nghiệm thất bại.
Mình từng (và vẫn luôn) áp lực khi nhìn người bạn X cùng team đọc sách và nghiên cứu lí thuyết một cách say mê và tận tuỵ. Mỗi khi bạn đưa ra một chiếc framework, một mẩu lí thuyết, một trích đoạn, một case study, mình đều thấy ngưỡng mộ và được truyền động lực. Nếu không quen bạn, thì mình chưa chắc đã có được những kiến thức mình có bây giờ (dù vẫn ít vl và vẫn đang pressured vì bạn càng ngày càng giỏi :D).
Mình từng (và vẫn luôn) áp lực khi thấy người bạn Y chiêm nghiệm về ngành, về đời, về con người, về tất cả. Cách bạn quan sát và nhận định cuộc sống khiến bạn có một chiều sâu đầy hấp dẫn, mà mình chưa tìm thấy được ở ai khác. Bạn cũng là người cho mình hiểu được thế nào là tận tâm, thế nào là chăm bẵm cho đứa con tinh thần của mình, là người khiến mình hiểu ra rằng đằng sau một sản phẩm "đạt", nhiều khi là chất xám của 7749 anh chị bạn bè khác, chứ không chỉ của riêng team. 
Mình từng (và vẫn luôn) áp lực khi thấy người bạn Z tỉ mẩn sửa từng câu chữ, tỉ mẩn sắp đặt từng từ, tỉ mẩn như một chú ong chăm chỉ. Nhiều khi, sự cẩu thả sẽ thôi thúc ta bỏ qua, phiên phiến, nhưng, nếu liên tục phiên phiến, thì liệu có cái gì thực sự ra hồn?
Mỗi người bạn là một người thầy. Áp lực từ nhau là thứ khiến tất cả cùng tiến lên.
Tất nhiên, ngoài 3 yếu tố trên, còn ti tỉ những vấn đề khác mà khi mình viết ra, mình không thể nhớ mặt-gọi tên đầy đủ. Thế nhưng, mình tin rằng, có được ít nhất 1 trong 3 điều trên, đã mở được một ổ khoá đầu tiên trên con đường phát triển rồi. 

Đằng sau những cuộc thi

Khi mình khoe, mình chỉ nói kết quả, và người nhìn cũng chỉ thấy được điểm-cuối-cùng đó. Nhưng đằng sau những thứ có vẻ hào nhoáng đầy tự hào ấy, là gì?
Gần đây mình có biết một câu:

Success is like getting pregnant. Everyone says congratulations but no one knows how many times you were fucked'. 

Mình đã cười và khóc (trong lòng) khi thấy câu này, vì đúng vậy, chẳng ai biết, và chẳng ai quan tâm quá trình, chỉ có thể thấy kết quả. 
Khi mình fail, thì không ai cần nghe giải thích. Và khi mình được, thì không ai biết mình đã trải qua những gì.
Cuộc sống thì không màu hồng, và con đường thì cũng không lót thảm nhung =)). Năm 2 Đại học, mình mới thực sự hiểu cảm giác ăn không ngon - ngủ không yên vì suy nghĩ là như nào, mình mới biết thế nào là trằn trọc đến mất ngủ, thế nào là down mood và lạc lối suốt nhiều ngày nhiều đêm. Và mình biết, các bạn mình cũng trải qua nhiều điều, chỉ là họ không kể. 
Cái gì cũng có cái giá của nó, và mình chấp nhận, và mình cảm kích vì ít nhất, mình có cơ hội được trả giá để nhận về cho bản thân. 
---Đây là chiếc note chắc là dài nhất mình từng viết, thế nhưng, chắc chắn không thể đầy đủ và thấu đáo được từng vấn đề. Maybe vào một ngày đẹp trời nào đó, sẽ có những chiếc note tiếp theo.
Cảm ơn mọi người vì đã đọc đến đây. 
Love, 
An.