Bài viết trước mình đã giới thiệu 3 cách giao tiếp trong Microservice, bạn có thể đọc lại tại đây
Bài viết này mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu cách thức giao tiếp đầu tiên trong 3 cách thức giao tiếp trên.
Bắt đầu nhé!
Vậy có thể hiểu đơn giản, message queue giống như một hòm thư email của chúng ta. Email có lẽ là ví dụ tốt nhất về giao tiếp không đồng bộ. Khi một email được gửi đi, người gửi tiếp tục xử lý những thứ khác mà không cần phản hồi ngay lập tức từ người nhận. Cách xử lý tin nhắn này tách người gửi khỏi người nhận để họ không cần phải tương tác với hàng đợi tin nhắn cùng một lúc.

Kiến trúc cơ bản của message queue rất đơn giản, bao gồm các thành phần như sau:
- Message: Thông tin được gửi (có thể là text, binary hoặc JSON)
- Producer: Service tạo ra thông tin, đưa thông tin vào message queue.
- Message Queue: Nơi chứa những message này, cho phép producer và consumer có thể trao đổi với nhau
- Consumer: Service nhận message từ message queue và xử lý
Một service có thể vừa làm producer, vừa làm consumer

Các loại message queue

- Point-to-point
Message queue có thể là kiểu point-to-point, tức là khi đó ta chỉ có một hàng đợi và một consumer duy nhất để xử lý các tin nhắn trong hàng đợi
- Publisher-Subscriber
Ngoài ra, message queue có thể sử dụng định dạng Publisher-Subscriber, trong đó publisher (nhà sản xuất) gửi tin nhắn đến hàng đợi (trong trường hợp này được gọi là Topic) và tất cả subscriber (người đăng ký) vào cùng 1 Topic đều sẽ nhận được tin nhắn trong Topic đó

Đọc thêm:

Một số Message queue được dùng hiện nay:

- Kafka
- Pulsar
- RabitMQ
- ActiveMQ
- SQS
- ZeroMQ
- MSMQ
- IronMQ
- Kinesis
- RocketMQ

Có 2 loại Message queue gồm:

- Message Base: RabitMQ, ActiveMQ, SQS, ZeroMQ, MSMQ, IronMQ
Message Base là loại message queue truyền thống, thích hợp làm hệ thống trao đổi message giữa các service. Việc đảm bảo mỗi consumer đều nhận được message và duy nhất một lần là quan trọng nhất.
Các đặc trưng của loại Message Base như: lưu trạng thái của các consumer nhằm đảm bảo tất cả các consumer đều nhận được message từ topic mà đã subscribe, sau khi tất cả các consumer nhận được message thì message đó sẽ bị xóa, khi có một message mới một consumer chỉ có thể lấy được môt message duy nhất.
- Data Pipeline: Kafka, Kinesis, RocketMQ
Data Pipeline có cách lưu trữ message cũng như truyền tải message đến consumer hoàn toán khác với hệ thống message queue truyền thống. Việc đảm bảo mỗi consumer đều phải nhận được message và duy nhất một lần không phải là ưu tiên số một, mà thay vào đó là khả năng lưu trũ message vả tốc độ truyền tải message. Khi có message mới, consumer sẽ lựa chọn số lượng message mà mình muốn lấy, chính vì thế mà cùng một message consumer có thể nhận đi nhận lại nhiều lần. Những hệ thống sử dụng message queue loại này thường là hệ thống Event Sourcing, hoặc hệ thống đồng bộ dữ liệu từ những database khác nhau
Các đặc trưng của loại Data Pipeline như: không lưu trạng thái của consumer, message được xóa sau một khoảng thời gian nhất định, khi có một message mới, consumer có thể tùy chọn lấy về một danh sách message bao gồm cả message cũ hoặc chỉ lấy message mới.
Khi các bạn lựa chọn message queue cho hệ thống của mình, các bạn nên xác định rõ mục địch của hệ thống messague queue để xem mình cần loại trong hai loại trên. Việc xác định được loại message queue nào mình cần sẽ giúp các bạn giảm bớt thời gian tìm hiểu cũng như tìm được chính sác cái mà mình cần.
Ưu điểm:
- Dễ scaling hệ thống: Vào giờ cao điểm, nhiều truy vấn, ta có thể tăng số lượng consumer lên để xử lý được nhiều messege hơn. Khi không cần ta có thể giảm lại.
- Phân tán hệ thống: Giúp phân tách hệ thống thành nhiều service nhỏ hơn, mỗi service chỉ xử lý 1 chức năng nhất định theo cấu trúc microservice.
- Đảm bảo duration/recovery: Do message đã được lưu trong queue, khi 1 service đang xử lý nhưng bị crash, ta không lo bị mất data vì có thể lấy message từ trong queue ra và retry. Trong 1 hệ thống có nhiều consumer, nếu vài consume crash cũng không làm crash cả hệ thống
- Hỗ trợ rate limit, batch process: Trong trường hợp khả năng xử lý của hệ thống có hạn (chỉ có thể xử lý 100 lượt release/s) mà phải xử lý 10000 lượt release. Với message queue, ta có thể lấy từng lượt release chưa xử lý trong queue ra xử lý từ từ, không sợ bị mất.
Nhược điểm:
- Làm hệ thống phức tạp hơn: Thêm message queue sẽ tăng tính phức tạp của hệ thống. Ta cần phải biết rõ message nào gửi vào queue nào, ai gửi ai nhận. Lúc debug ở local sẽ khó khăn hơn
- Phải có Monitor Queue: Phải có các biện phát theo dõi (monitor), để đảm bảo lượng message queue không quá nhiều, làm đầy queue. Queue tốt nhất là queue luôn rỗng, hoặc số lượng message trong queue không tăng lên nhiều (message gửi vào queue đều bị consume hết trong thời gian ngắn nhất)
- Phải có message format: Để gửi/nhận từ 2 phía producer và consumer thống nhất format với nhau. Nếu 1 bên thay đổi sẽ làm bên kia không đọc được dữ liệu.
- Khó xử lý đồng bộ: Không phải hệ thống nào cũng cần tới message queue. Nếu như service A gọi service B, theo cơ chế đồng bộ, cần kết quả xử lý ngay, ta nên dùng Rest hoặc gRPC sẽ tốt hơn.

--
Bạn có thể theo dõi các bài viết khác của mình tại đây nhé!
http://blog.ntechdevelopers.com