Meme, đơn-vị-thông-tin-văn-hóa lan truyền bằng cách bắt chước. Thuật ngữ meme (bắt nguồn từ "mimema" trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "bắt chước") được giới thiệu vào năm 1976 bởi nhà sinh vật học tiến hóa người Anh Richard Dawkins trong tác phẩm The Selfish Gene.
Grumpy Cat (Chú mèo gắt gỏng), nguồn cảm hứng cho nhiều memes.
Nguồn ảnh: JStone / Shutterstock.com
Dawkins quan niệm các memes là thứ văn hóa song hành với gen sinh học và xem xét chúng, theo cách tương tự như gen "selfish", khi kiểm sát sự tự sinh sản và do đó phục vụ mục đích của chính chúng. Hiểu theo các thuật ngữ đó, các meme mang thông tin, được sao chép và được truyền từ người này sang người khác và chúng có khả năng tiến hóa, biến đổi ngẫu nhiên và trải qua chọn lọc tự nhiên, có hoặc không có tác động đến năng lực của con người (sinh sản và sinh tồn). Khái niệm về meme, dù thế nào thì, phần lớn vẫn là lý thuyết. Nó cũng gây tranh cãi, đưa ra khái niệm selfishness (tính vị kỷ) và ứng dụng khái niệm này vào tiến trình của các nền văn hóa, tạo thành nền tảng cho lĩnh vực memetics.

Trong một nền văn hóa, các meme có thể có nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như một ý tưởng, một kỹ năng, một hành vi, một cụm từ hoặc một kiểu cách thời trang cụ thể. Sự sao chép và truyền tải một meme xảy ra khi một người sao chép một đơn-vị-thông-tin-văn-hóa bao gồm một meme từ người khác. Quá trình truyền tải được thực hiện chủ yếu bằng các phương tiện giao tiếp bằng lời nói, hình ảnh hoặc điện tử, từ sách và hội thoại đến truyền hình, e-mail hoặc Internet. Những meme thành công nhất trong việc sao chép và truyền tải trở nên phổ biến hàng đầu trong một nền văn hóa.

Đọc thêm:
Việc khám phá các mối liên hệ giữa tiến hóa văn hóa, truyền tải văn hóa và sự bắt chước đã dẫn đến những lý thuyết thú vị về meme. Ví dụ, nhiều ý tưởng đa dạng đã làm nổi bật bản chất của meme, chẳng hạn như việc chúng có lợi, trung tính hay có hại. Meme có thể được hiểu là có hại, vì theo một số học giả, meme là ký sinh trùng hoặc virus của tâm trí; một khi đã đồng hóa vào tâm trí con người, mục đích chính của chúng là biến con người trở thành bản sao của chính chúng, với những người có ít hoặc không kiểm sát được chúng. Tuy nhiên, một số meme là lành tính hoặc có lợi nhưng có thể trở nên nguy hiểm bởi vì, sau khi chúng được gieo vào tâm trí con người, chúng được mượn lại để sử dụng vì mục đích khác. Ví dụ, mặc dù các meme liên quan đến các ý tưởng tôn giáo hoặc chính trị có thể mang lại lợi ích cho những người mang chúng, nhưng các meme đó, khi áp đặt lên những người có meme tôn giáo hoặc chính trị khác nhau, có thể gây hại, chẳng hạn như mất truyền thống tôn giáo hoặc xã hội hoặc ổn định chính trị. Memes liên quan đến các ý tưởng tôn giáo hoặc chính trị cũng có thể bị lạm dụng, như trong trường hợp các giáo phái tôn giáo hoặc các nhóm cực đoan, có thể dẫn đến cái chết của một vài người. Mặt khác, các meme có lợi có thể bao gồm những người thúc đẩy sức khỏe và sự sống còn của con người, như những meme liên quan đến vệ sinh.
Vào đầu thế kỷ 21, các meme Internet, hay các meme xuất hiện trong văn hóa Internet, đã trở nên phổ biến, đem lại mối quan tâm mới về khái niệm meme. Các meme Internet lan truyền từ người này sang người khác thông qua bắt chước, thường là qua e-mail, phương tiện truyền thông xã hội và các loại trang web khác nhau. Chúng thường ở dạng hình ảnh, video hoặc phương tiện truyền thông khác có chứa thông-tin-văn-hóa, thay vì đột biến ngẫu nhiên, đã bị các cá nhân cố tình thay đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi có chủ ý của họ đã vi phạm quan niệm ban đầu về các memes của Dawkins, và vì lý do đó, mặc dù có sự tương đồng về bản chất với các loại meme khác, các meme trên Internet cũng chỉ được Dawkins và một số học giả khác coi là một đại diện khác của khái niệm meme.
Lược dịch: Nguyễn Đức Thắng

Đọc thêm: