Mấy sự thật về chữa lành
Mấy suy nghĩ cá nhân về việc chữa lành của mình, mình nhắc lại, đây là những trải nghiệm cá nhân, có thể đúng và có thể sai
Mình sẽ không nói về khái niệm, và coi như những người đọc bài này đã biết chữa lành là gì. Mình chỉ nhấn mạnh vào healing ( chữa lành) tức là phải có vết thương, có vết thương thì mới cần chữa lành, chứ đang lành lặn, thì ai chữa lành làm gì
Có rất nhiều triết lý, trường phái, phương pháp về sự chữa lành : Therapy (Điều trị), Meditation (Thiền định) Mindfulness (Tỉnh thức), Art và Creativity (Nghệ thuật và Sáng tạo), Spiritual Practices (Thực hành tâm linh)… nhiều nữa, nhưng ở đây mình cũng không bàn về nó
Mình chỉ muốn nói về việc: thực sự có ai có thể được chữa lành, và tự chữa lành không
Ở đây mình thử giả dụ bằng một con số, để các bạn dễ hình dung ra vấn đề, giả dụ có một con số cho những người bị tổn thương là 100
Có chữa lành là có nỗi đau, có sự tổn thương. Vậy sẽ phải bắt đầu từ sự tổn thương ở mỗi người.
Trái với những gì chúng ta nghĩ, con người thường là không hề biết và không có nhận thức nhiểu về sự tổn thương, nên hoàn toàn mù mờ về nỗi đau của mình, họ luôn nghĩ rằng mình ổn, không vấn đề gì nên họ sẽ không có ý định hay tìm hiểu gì về lĩnh vực này. Trường hợp này sẽ chiếm khoảng 80 người / 100 người trên kia .
Còn lại 20 người, trong đó là những người có thể là những người có khả năng cảm nhận thấy nỗi đau, nhận ra mình có vấn đề bất ổn, và vấn đề nhận ra này cũng còn phụ thuộc vào nỗi đau nông hay sâu. Thực ra nỗi đau càng sâu lại càng khó nhận ra. Hay nói cách khác, con người thường chỉ nhận ra nỗi đau nông của mình thôi .
Nên nhận ra, không có nghĩa là sẽ được chữa lành.
Vì có thể con người sẽ chỉ lờ mờ nhận ra mình có tổn thương đâu đó thôi, cũng có thể họ bị hút về những vấn đề và năng lượng chữa lành, nhưng vì không biết chính xác nỗi đau là gì, từ đâu, nên chữa lành lung tung đâu đó trên bề mặt, hoặc chỗ cần chữa thì không chữa, lại chữa vào vào chỗ vẫn lành, và họ cứ nghĩ thế là chữa lành rồi, và đời họ lại các lạc lối, rồi bời hơn. Đây là trường hợp của những người rất hay nói, giao giảng về về chữa lành, hay để slogan”hoa rơi cửa phật, vạn vật tùy duyên”, hay kêu gọi sống tốt đười đẹp đạo, hay khoe lối sống tĩnh tâm, tập thiền định, thực hành các loại, nhưng thực tế khi gặp biến cố, hay trắc trở, khó khăn thì vẫn tham sân si như bất cứ ai …. Cón số này chiếm khoảng 15 người /20 người .
Còn lại khoảng 5 người, thì là những người nhận thức nỗi đau của mình, biết rất rõ nó đến từ đâu. Nhưng nhận ra đến như vậy, thì cũng chưa chắc có thể được chữa lành. Vì nỗi đau tức là ĐAU, không có gì ngoài đau cả, không có thú vị, hay khoái lạc gì cả. Mà con người thì thường có xu hướng né tránh, hoặc không muốn phải chịu đựng nỗi đau. Sự tổn thương về tâm lý lại là sự tổn thương mà con người dễ dàng né được nhiều nhất, nhất là trong xã hội hiện đại ( ăn uống, shopping, lướt mạng xã hội, game, thuốc lá, cần cỏ, rượu, các chất kích thích, các thú vui khác.., hay đơn giản là không nghĩ đến nó nữa thôi). Trong khi đó, muốn chữa được tổn thương thì việc đầu tiên là là mở vết thương cũ ra, nhìn nhận lại nó và và chịu đau đớn thêm rất nhiều lần nữa với nó, để có thể rèn luyện một tâm trí mạnh khoẻ và nâng sức đề kháng lên . Nhưng sự thật là không có ai chịu được đau, chịu đau về thể chất thì có thể, chứ chịu đau về tinh thần là bất khả, nên khả năng chữa lành cũng gần như là không có.
Hơn nữa, những sự tổn thương của con người phần lớn là do những tương tác với người khác, những nỗi đau thường là làm ta lú lẫn, và tiêu cực, nên ta cũng dễ tác động tiêu cực quay lại những người khác ấy, hoặc người khác khác. Vòng tròn tổn thương cứ thế sẽ lặp đi lặp lại, và đôi khi nỗi đau sẽ càng nặng hơn lên rất nhiều khi bạn nhận thức được sâu sắc nỗi đau ấy.
5 người / 100 người này, sẽ lùng bùng với những nỗi đau mãi, mà không thoát ra được. Nên cuối cùng cũng phải chọn cách là né tránh và quên đi thôi, chứ sống mãi nối đau, người ta sẽ tử tự mất.
Vì thế mà chữa lành thực sự là một việc mà kể cả các nhà tâm lý hang đầu cũng không dám chắc. Không ai có thể đi đến nơi mà ngay cả chủ nhân của mảnh đất đó cũng không biết nó ở đâu. Đó là cách nói ẩn dụ về thế giới tiềm thức đầy tăm tối và mịt mù của nỗi đau.
Đến đây, mình nghĩ đến các vị như Phật tổ Siddthatha, hay chúa Jesu. Mình nghĩ, có phải là, vì các ngài là những người chịu đựng được những nỗi đau, mà không bị những vô minh, bản năng dầy vò nữa, mà các vị ấy vẫn cư xử với người khác đầy nhân văn tử tế, có phải vì thế mà các vị ấy thành Thánh và Phật.
Chịu được đau đớn khác với việc không cảm nhận nỗi đau, hoặc né tránh nỗi đau. Con người dám bước vào nỗi đau, dám để nó khởi phát. để nó hoành hành trong tâm trí mình, chịu và cảm nhận nỗi đau ở từng tế bào thần kinh, ở từng đường gân thớ thịt, chịu đau đớn trong từng sat-na, cảm nhận thấy rõ mình mê mờ, lú lẫn, điên rồ như thế nào, nhìn thấy nó tuôn trào, phá phách bởi điều gì và dịu lại bởi điều gì? Điều này gần như là bất khả với con người. Chỉ riêng việc dám dấn than vào nỗi đau, dám chịu đựng nỗi đau, và dám tìm ra con đường để thoát ra khỏi nỗi đau thôi sẽ biến con người là thánh nhân.
Và vì việc không thể chữa lành được, mà chúng ta là con người
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất