Mấy nay rộn chuyện đặc khu 99 năm, tôi nghe mà rất buồn, buồn không phải vì dự thảo, mà buồn vì một số thành phần chỉ có bàn nhau nên bán cho Tàu hay bán cho Tây, bán cho bên nào thì thơm hơn. Tôi có viết mấy dòng, cũng gọi là phản biện các bạn ủng hộ việc cho thuê này. Tôi là dân kỹ thuật, lập luận chưa chắc, tuổi đời trẻ, nhìn chưa được sâu, các bác cứ đọc rồi góp ý thoải mái, tôi ghi nhận.
Thứ nhất, đúng, chính sách đặc khu đã có từ lâu, việc cho thuê 99 năm cũng có nhiều nước thực hiện( List SEZ: https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_special_economic_zones). Thật ra trong link này tôi không thấy có nhiều quốc gia giàu mạnh lắm, có mỗi Nga và Hàn Quốc là rồng.
Thậm chí chính phủ anh Cam này còn làm một bài rất quen, mà tôi nghe mấy ngày nay đến mức ngứa tai nên mới viết bài này, đó là các nước lân cận đã áp dụng mô hình và rất thành công và phát triển vượt bậc, trong đó có VIETNAM và Thái ??? Trong khi giờ VN còn đang dự thảo ??? “ SEZs have been successful in Thailand and Vietnam but will need more time in Cambodia, which requires better infrastructure”, said Chan Sophal, president of the Cambodian Economic Association.
Vậy nên tôi mới hỏi ngược lại các bạn ủng hộ và các bác phía trên đồng ý một câu: Vậy các bạn dựa vào đâu, đảm bảo rằng VN sau khi cho thuê đặc khu sẽ không đi vào chit chít những vết xe đổ nói trên. Hay thậm chí là như những nước nghèo đói đến mức phải nhượng địa trá hình bằng hình thức này ?(Câu sau là 1 bác ĐBQH nói, không phải tôi nói, không có người lại mắng tôi là ăn nói hàm hồ).
Nếu bạn không đảm bảo được, nhà nước không đảm bảo được cho chúng tôi, thì chúng tôi phản đối. Cha ông chúng tôi đổ máu, đổ xương thịt để dựng nước, giữ nước bao đời này để giờ các bạn ủng hộ đem xương máu cha ông ra đánh cược hay sao ? Giờ tôi sẽ giải đáp tại sao tôi lại nói là “ đánh cược”, chứ không lại bảo tôi ngụy biện này kia. Đó là không ai đảm bảo được việc quản lý sẽ không như những vết xe đổ đi trước kia, tức có nguy cơ. Có nguy cơ, là phải đánh bài 5 ăn 5 thua. Bạn kinh doanh bạn làm giàu, bạn đem tiền bạc gia quyến của bạn ra thì đó gọi là đánh cược chứ gì nữa.
Bạn lấy đồ nhà bạn đem cầm cố đem cá cược gì đấy, tôi đếch quan tâm. Chứ còn bạn xách đất ông cha ra đánh cược, tôi phản đối, ok chưa ?
Thứ 2, Vân Đồn ai học sử cũng biết đây là yếu địa chiến lược của vùng biển đông bắc, nếu đánh trận mà thua ở đây thì kinh đô sẽ gặp nguy hiểm( xem lại nguyên – mông). Trần Khánh Dư vừa thua Ô Mã Nhi 1 trận tại đây, Ô Mã hội quân với Thoát Hoan tại Vạn Kiếp, uy hiếp kinh đô ngay. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư còn chép lại, chắc không phải tôi fake sử đâu nhỉ.
Phú Quốc thì không phải yếu địa, nhưng nó là một hệ bảo tồn sinh vật học rất quý, là vườn quốc gia cần được bảo tồn và duy trì chứ không phải đem đi làm casino. Ai học sinh địa đều rõ cái chỗ này, chả cần dẫn chứng đâu nhỉ
Nếu các bạn đồng ý đem đất cha ông đi đánh cược như một lũ phản phúc thì hãy chọn vị trí khác, đừng chọn những nơi như vậy , ok không ?
Nói đến đây sẽ có nhiều bạn phán rằng, ôi đồ nhược tiểu, thế thì bế quan tỏa cảng luôn đi, đừng mở cửa, hở ra sợ mất mất thì sao giàu được. Thì tôi xin thưa với bạn rằng không cho thuê đất, bảo toàn lãnh thổ, hay thậm chí là ăn chắc mặc bền đi nó không phải là bế quan tỏa cảng, đóng cửa cứng nhắc, mà là tôn trọng công sức ông cha để lại. Danh sách trên wiki tôi tạm tin cũng chỉ có 33/193 quốc gia, vậy số còn lại không cho thuê đặc khu họ làm gì để sống mà vẫn tồn tại được đến ngày nay ? Nhật nó phát triển, nó bán cả nền quân sự, nhưng nó không cho thuê 1 cái đặc khu đặc khèo nào cả, nó vẫn thành rồng châu á, vẫn phát triển. Bạn đừng có cố lái sang ý là an phận thủ thường, suy nghĩ nhược tiểu. Tôi kể cho các bạn nghe về một quốc gia, đó là Israel. Quốc gia này sống trong 1 vùng bất ổn với những dải Gaza, Liban, Syria. Họ thành lập cách đây gần 70 năm, tuổi đời trẻ hơn mình. Trong giai đoạn mở cửa, khi các quốc gia láng giềng liên tục cho thuê SEZ với mục đích làm giàu thì số lượng SEZ ở đây vẫn bằng 0. Ấy thế mà họ vẫn phát triển, GDP bình quân đầu người họ vẫn gấp gần 20 lần chúng ta đấy ( tính theo GDP, số liệu năm 2016: https://countryeconomy.com/countries/compare/israel/vietnam).
Chốt một câu cuối, đất giờ quốc hữu hóa rồi :) Thuộc quyền định đoạt của nhà nước rồi, đâu còn là đất là xương máu cha ông của tôi nữa. Nên về lý, các ông, các bác xách đem đánh cược tôi cũng chịu thua thôi. Nhưng tôi xin, tôi xin các ông đừng có đem 1 cái vườn quốc gia ra làm casino, đừng có đem bình phong của miền bắc, yết hầu của tổ quốc ra làm mồi cho cá mập nó xơi, thích thì cút sang chỗ khác mà bán . Cứ nói đến đây tôi lại nhớ về một tập truyện trong sách Tiếng Việt lớp 3, ai qua phổ cập giáo dục tiểu học cũng biết đến mẩu truyện này:
Còn giờ thì chúng ta cũng đâu phải dạng nghèo đói, tại sao phải đem quê hương ra đánh cược vậy chứ ? Than ôi, "Đất quý, Đất yêu".
Bài viết tôi viết trong cơn nóng giận, không tránh khỏi những chỗ còn sai sót, dùng từ chưa hợp lý, mọi người cứ góp ý thẳng tay.
Cuối cùng dân vẫn là dân thôi, đừng ghép suy nghĩ mình với các suy nghĩ của các nhà chiến lược khác. Ở nơi bạn nghĩ là nơi bảo tồn thiên nhiên người ta nhìn ra đó là khu nghỉ dưỡng sinh thái, ở nơi là yếu địa thì cũng là nơi giao thương vận chuyển dễ dàng (tự nhiên đến đây mới nhớ bạn viết kiểu như là cho thuê thì tụi nước ngoài được vác tàu chiến vũ khí vào đấy ). Chung quy lại phản đối cứ phản đổi nhưng ở nước theo thể chế này thì ý kiến mấy bạn không quan trọng lắm đâu
DÂN CUỐI CÙNG VÂN LÀ DÂN, và vâng xin thưa vẫn bạn là Lãnh đạo ( Đảng cầm quyền ) hèn nhát, ngu dốt, tham lam không đủ năng lực khiến nợ chồng chất nên mới phải lập đặc khu,mở cửa hội nhập cho "Nước ngoài" vào đầu tư, cho mấy thằng doanh nghiệp cơ hội, các "Nhà chiến lược" "Biết làm ăn" và "Nhìn ra con đường phát triển của đất nước" chứ không phải là bơm tiền vào rồi không rút ra được, không nghĩ gì đến lợi ích bọn dân đen và mảnh đất của tổ tiên để lại, thì cuối cùng vẫn là lãnh đạo ư ? Đọc cmt của bạn mà máu dồn lên não !!!
Ở đây khi mình nói dân vẫn là dân thôi không có nghĩa bất kì người dân nào cũng thiếu tầm nhìn về chiến lược, ở đây mình đang chỉ số đông thôi. Dĩ nhiên giải thích thế này vẫn sẽ không khiến bạn hài lòng được. Có lẽ bạn là người theo quan điểm chủ nghĩa tập thể tin rằng mọi chuyện nên phụ thuộc vào dân chúng, nhưng mình thì lại ngược lại, mình là một đứa tôn sùng chủ nghĩa cá nhân và như mọi khi mình luôn thích trích dẫn một câu trong phim Men in black, Agree the disagree.
Tóm tắt lại các bài báo ở trên thì :
_ Ở Ấn Độ do thiệt hại về thiên nhiên lớn nên dân ở cận vùng đặc khu kinh tế đang phản đối.
_ Ở Úc thì tôi không thấy có chi tiết nào liên quan đến đặc khu kinh tế, đó là khu quân sự thì đúng hơn.
_ Ở Cam thì đang triển khai đặc khu kinh tế, tuy nhiên vẫn đang nằm trên giấy.
Tiếng Anh hơi cùi nên mình chỉ dịch được các ý chính đó thôi.
Bạn dịch có thấy đoạn chính quyền Gile cho Lanbrige Group thuê 99 năm cảng Darwin một cách giấu diếm nên mới gây ra tranh cãi địa chính trị lớn trong nội bộ 3 bên á
hình như Úc trao quyền cho các chính quyền của bang (giống Mỹ) nên mới xảy ra tình trạng này.
Tôi cũng đồng ý là dự thảo luật này có nhiều vấn đề (chúng ta cần cải thiện chất lượng nhân công, cần nhà máy sản xuất, cần bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên chứ không phải địa ốc với casino). Tuy nhiên tôi vẫn phản đối những bài được share nhiều trên mạng vì đơn giản luận cứ của họ chỉ là Trung Quốc sẽ xâm lược nước ta, TQ sẽ thế này thế nọ dân ta nên t thấy nó quá cảm tính và nhiều chỗ còn sai.
Vấn đề tôi đặt ra ở đây là hiệu quả quản lý của Chính phủ đối với các đặc khu này khi mà niềm tin của nhân dân không còn cao và câu hỏi lớn về lợi ích nhóm, tham nhũng ... vốn đã quá "được coi là bình thường". Có lẽ hình ảnh cá chép mắc cạn dễ xảy ra hơn là hóa rồng!
Vấn đề tq muốn xâm chiếm ta thì cả ngàn năm nay lịch sử còn để lại,ngay cả vc chiếm đảo cũng vậy,nó thẳng ra là chưa bao giờ tàu nó bỏ ý định dòm ngó đất nước ta. Tôi là tôi phản đối,đất nước ta ko nghèo đến mức phải cho thuê như vậy,quan trọng là tiền thuế của dân đi về đâu,cứ về mấy cái biệt phủ với biệt thự thế thì ngân sách chả rỗng. Có đất nước nào như vn ko,khi mà dân ko dám nói lên ý kiến của mình vì sợ tù đày đàn áp thì bị nói là ko quan tâm, mà quan tâm và dám nói ra thì ai dám khẳng định gia quyến và bản thân bạn ko bị đày đoạ ngục tù.
thuê như vậy là thuê như nào? bác nên biết 99 là thời hạn TỐI ĐA có thể thuê tức là có thể có thằng chỉ được 20-30 năm hoặc hơn (không biết từ hqua đến hôm nay caps chắc phải 20 chữ tối đa rồi) và phải được sự cho phép của Chính phủ (chắc chắn là phải có điều kiện kèm theo mới được thuê như thế).
tôi xin phép nói lại quan điểm, tôi nghĩ vấn đề k nằm ở 99 hay 100 mà là cách chính phủ quản lý nó. nếu quản lý chặt thì chúng nó cũng chẳng làm được gì chỉ sợ lại tham nhũng, buông lỏng an ninh lúc ấy mới là vấn đề. mà tình trạng như vậy có khả năng xảy ra rất cao.
mà tôi nói thật với bác phần đa dân VN mình k phải k dám nói mà là chẳng có j để nói hoặc suy nghĩ rất cảm tính và có tính bày đàn (tôi đôi lúc cũng thế). việc TQ luôn muốn thôn tính VN t k khẳng định đúng sai nhưng viết về nó chia sẻ nó với những câu chữ chỉ thể hiện quan điểm trong khi dẫn chứng thì ít hoặc k thực tế lắm. Tôi nói thế này nếu luật ghi cho tất cả thuê trừ trung quốc thì bác còn phản ứng mạnh như thế nữa không?
Có rất nhiều vấn đề có thể đặt câu hỏi về khả năng quản lý của chính phủ. tôi sẽ nêu ra 2 dẫn chứng
- Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông do nhà thầu TQ thi công: chậm tiến độ, đội vốn, xây dựng thì cong lên cong xuống cong phải cong trái. nhưng tôi cũng đã từng đi cao tốc TQ mà tựa đầu vào kính ngủ k sóc 1 chút nào luôn. Vậy vấn đề ở đây là do TQ hay do chúng ta quản lý kém?
- Trụ sở Bộ Công an xây mới tại đường Phạm Văn Đồng bị nghi bị lắp máy nghe trộm khắp nơi do nhà thầu TQ thi công (thông tin giang hồ chưa được kiểm chứng chính xác). Vật do ta hay do họ.
Tôi nghĩ chúng ta có thể tránh được vấn đề trên nhưng lý do gì khiến chúng ta vẫn đi vào?