Mặt lợi và mặt xấu của các ứng dụng đi chợ Online
Trong bài viết này mình chỉ có thể phân tích những ứng dụng mình thường hay sử dụng trong mùa dịch. 1. GrabMart Hiện GrabMart...
Trong bài viết này mình chỉ có thể phân tích những ứng dụng mình thường hay sử dụng trong mùa dịch.
1. GrabMart
Hiện GrabMart mới có ở Việt Nam từ 27/03/2020 nên chỉ có mặt ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Do đó số lượng các cửa hàng siêu thì mà bạn có thể mua hàng cũng không nhiều Tại Hồ Chí Minh có cá cửa hàng, cơ sở của BigC, Co.opMart Xtra, Farmers' Market, Cho Pho, C J Market, Coca Cola, Meat world, Farm Hill và Co.op Food. Còn tại Hà Nội thì hạn hẹp hơn nhièu khi chỉ mới có các sơ sở của BigC, Coca Cola và nhà phân phối Coca Cola.
Và đơn hàng có giới hạn giá trị 1.000.000, điều này cũng không làm ảnh hưởng đến nhiều người nên đây cũng không hẳn là một điểm trừ của GrabMart.
Các mặt hàng phần lớn chỉ là thực phẩm, nước uống, rau củ và hoa quả sạch. Còn về trải nghiệm thì không khác so với GrabFood là bao nên mình không đánh giá cao dịch vụ đi chợ này của Grab.
2. Be
Dịch vụ Be đi chợ chỉ mới được cung cấp từ ngày 04/03/2020 và hiện nay đã có các tình thành phố lớn (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Nha Trang).
Điểm nổi bật nhất các dịch vụ này là cách thức hoạt động, khác với các dịch vụ đi chợ khác thì đây là dịch vụ cho bạn mượn tài xế đi chợ hộ bạn theo nghĩa đen. Khách hàng sẽ lựa chọn cửa hàng mình muốn mua và liệt kê danh sách tên các loại mặt hàng mình cần trên ứng dụng (chi phí được hiện lên là chi phí của dịch vụ, còn số tiền thì bạn sẽ trả cho tài xế sau khi nhận được hàng bạn đặt mua). Trong quá trình đi chợ của tài xế thì họ sẽ chụp ảnh mặt hàng và hoá đơn (nếu có) lên trên ứng dụng để bạn theo dõi.
Điểm trừ của dịch vụ này là nếu như có nhiều mặt hàng cần mua thì sẽ tốn rất nhiều thời gian để type ra. Và chúng ta chỉ chọn hàng bằng cách nhập tên hàng cần mua nên nhiều trường hợp sẽ mua phải sản phẩm không ngon hoặc kém chất lượng, điều này còn làm cho thời gian để nhận được đơn hàng bị kéo dài thêm. Thời gian còn phụ thuộc rát nhiều vào tốc độ mua sắm của tài xế. Một điểm trừ quan trọng khác là với những địa chỉ bán hàng không có hoá đơn thì ngoài nghe theo tài xế thì không có cách nào để kiểm chứng.
3. VinID đi chợ
Dù Vinmart mới công bố dịch vụ đi chợ hộ này là mới mẻ, nhưng thực chất nó vẫn là tính năng Scan & Go đã ra mắt từ lâu trên ứng dụng VinID.
Dù được ra mắt lâu nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, và cái lớn nhất đó chính là thời gian giao hàng. Bình thường chỉ cần 1-2 tiếng là có thể giao tới nơi nhưng đến khung giờ cao điểm thì có thể lên tới 4-5 tiếng hoặc hơn. Do số lượng shipper của VinMart có ít nên bạn cần trách các khung giờ cao điểm hoặc nếu được thì đặt trước 1 đến 2 ngày cho an tâm.
Điểm cộng của dịch vụ này là có rất nhiều mặt hàng, gần như mọi thứ bạn có thể mua khi đi ra VinMart gần nhà.Ngoài ra, ứng dụng còn hay có thêm các ưu đãi, khuyến mãi từng món, và còn có thêm nhiều các mã giảm giá và ưu đãi khác khi mua hàng. Đặc biệt với các đơn hàng trên 500.000đ thì sẽ được miễn phí vận chuyển còn không thì phí vận chuyển sẽ là 28.000đ.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất