MINIMALISM VÀ HÀNH TRÌNH THỰC HIỆN LỐI SỐNG ZERO WASTE. (ĐÃ ĐẾN LÚC CHÚNG TA HÀNH ĐỘNG...)
Unsplash.com Có lẽ chưa bao giờ mà mọi người lại có nhận thức cao về sự nguy hại của biến đổi khí hậu như thời điểm này. Khi mà...
Có lẽ chưa bao giờ mà mọi người lại có nhận thức cao về sự nguy hại của biến đổi khí hậu như thời điểm này. Khi mà hàng loạt các sự kiện, hiện tượng về biến đổi khí hậu chưa từng có trong lịch sử diễn ra ngày một thường xuyên hơn. Trái đất đang thực sự gặp nguy khi lượng khí CO2 thải ra môi trường vẫn không ngừng gia tăng khiến cho nhiệt độ trái đất ngày một nóng lên, băng ở 2 cực đang dần tan và môi trường sinh sống của các loài sinh vật ngày càng nhỏ hẹp bởi chính sự can thiệp của con người.
Các hậu quả do chính con người gây ra đang ngày một rõ ràng hơn hết. Nếu chúng ta không dừng lại, không thay đổi cách ta đối xử với môi trường thì không sớm thì muộn mẹ thiên nhiên cũng sẽ trừng phạt chính loài người chúng ta.
Chưa bao giờ mà ta thấy chúng ta cần phải thay đổi như lúc này. Một lối sống sạch và thân thiện với môi trường có lẽ là phương pháp duy nhất để cứu hành tinh này. Zero waste, cuộc sống không rác thải đang ngày càng được tiếp nhận và trở thành trào lưu cho lối sống hiện nay, khi con người trách nhiệm được những gì mình làm và nhiệm vụ của bản thân là cùng chung tay bảo vệ môi trường.
Đọc thêm:
Từ vô thức, không cần phải biết đến và thực hành zero waste, những người theo chủ nghĩa tối giản đã tự thực hiện nó bằng chính lối sống của mình. Những người sống tối giản có thể là những người mở đầu cho xu thế của lối sống không rác thải và ngược lại theo một khía cạnh nào đó, những người bắt đầu thực hành zero waste đang bước những bước đầu tiên trên con đường trở thành một người sống theo chủ nghĩa tối giản. Một mối quan hệ chặt chẽ mà có lẽ chúng ta sẽ nhận ra khi bắt đầu thực hành 1 trong 2 lối sống trên.
Làm thế nào để bắt đầu cuộc sống không rác thải, theo như cuốn sách zero waste home của Bea Johnson, mình có rút ra được và chia sẻ với mọi người quy tắc 5R, là những quy tắc để giảm tải rác thải trong cuộc sống thường ngày.
1. Đầu tiên trong quy tắc trên là REFUSE (từ chối).
Từ chối những vật dụng không cần thiết, những thứ chỉ sử dụng một lần. Việc nói không với những thứ này là cách tuyệt vời ta có thể giảm tải một lượng lớn rác thải từ chính những gì chúng ta nhận, nào là hàng miễn phí, nào là danh thiếp, giấy quảng cáo,... Những thứ dường như không mấy quan trọng và chúng ta hoàn toàn có thể sống thoải mái mà không cần chúng. Đằng sau sự hiện diện của những món đồ kia là cả một quá trình sản xuất vô cùng to lớn tác động không hề nhỏ đến môi trường như đốn gỗ để làm giấy chẳng hạn,...
Nếu so sánh qua một chút với lối sống tối giản thì có lẽ không khác mấy nhỉ, ở đây những người sống tối giản hoàn toàn nói không với việc tiếp nhận đồ đạc mới không cần thiết. Thậm chí họ còn có xu hướng vứt bỏ bớt những gì qua thời gian họ thấy không thực sự quan trọng thì không cần phải đi theo bước đầu tiên của quy tắc 5R, những người sống tối giản cũng đã thực hiện nó một cách hiển nhiên rồi. Đây là quy tắc cơ bản để có thể trở thành một người sống tối giản thực thụ. Nếu bạn bắt đầu với quy tắc đầu tiên kia, bạn đang bắt đầu hướng đến cuộc sống đơn giản hơn rồi đó.
Đọc thêm:
2. REDUCE.
Giảm thiểu, lược bỏ đó là quy tắc thứ hai, cũng là cách để đưa bạn gần hơn đến với lối sống tối giản. Khi chỉ tập trung vào chất lượng của đồ dùng thay vì số lượng. Chúng ta có thể loại bỏ lượng lớn rác thải từ việc sử dụng lâu dài một món đồ nào đó. Chỉ tập trung vào cuộc sống hiện tại, loại bỏ những điều không quan trọng. Điều này cũng tạo cho bạn một thói quen chi tiêu, mua sắm hợp lý hơn để không thải ra thêm rác ra ngoài môi trường.
Qua thời gian tiết giảm cuộc sống hằng ngày, khi mà bạn đang được sống bao quanh toàn là những gì cần thiết cho bản thân. Điều này sẽ đem lại hạnh phúc và chúng ta sẽ biết trân quý những gì hiện tại chúng ta có.
3. REUSE.
Tái sử dụng không giống với tái chế. Đây là cách để bạn nhìn nhận sự vật không chỉ bằng chính công dụng của nó, mà đồ vật còn có thể sử dụng với nhiều công dụng khác nhau mà bạn không hề ngờ tới. Cách nhìn nhận đồ vật với sự đa năng này cực kì đậm chất thiền, là cách mà các nhà sư suy nghĩ về vạn vật để đem đến cuộc sống đúng nghĩa.
Xin phép được đề cập đến một ý trong cuốn sách "Sống đơn giản cho mình thanh thản" của nhà sư Shunmyo Masuno đó là "Suy nghĩa về những vai trò khác của đồ vật". Ví dụ như khi nói về chiếc cối đá, sau ba mươi, bốn mươi năm sử dụng, bề mặt của nó cũng sẽ bị bào mòn. Và khi đã bị bào mòn từng chút từng chút một, bề mặt không còn nhẵn mịn, thì nó chẳng còn tác dụng cho việc nghiền bột nữa. Hoặc sau nhiều năm liên tục sử dụng, có cái sẽ bị vỡ đi. Về bản chất, nó vốn là đồ vật do thiên nhiên ban tặng, nên đó cũng là điều đương nhiên, Tuy nhiên, sẽ không có sự từ bỏ nào dễ dàng khi hòn đá vẫn có để làm đá nén muối dưa và sau một thời gian dài sử dụng cho đến khi kiếp làm hòn đá nén không còn nữa, các nhà sư lại nghĩ ra cách đặt hòn đá bé nhỏ này ở ngoài vườn để khi trời mưa, ta có thể bước trên nó mà không bị ướt chân...
Từ chiếc cối xay đá đến hòn đá trong vườn, đó chính là sự lựa chọn của thiền cũng là sự thể hiện sự trân trọng với vạn vật trong cuộc sống.
Đọc thêm:
4. RECYCLE.
Tái chế là cách để tiết kiệm nguồn năng lượng tài nguyên thiên nhiên của trái đất, khi những vật dụng không còn sử dụng nữa thì nó vẫn có thể là năng lượng để tạo ra một kiếp sống mới trong vai trò một đồ dùng mới. Mặc dù tái chế rác thải cũng rất tốn kém và cũng ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường như khi bạn thực hiện 3 bước trên thì việc này cũng không còn quá to tát đâu.
Có lẽ bước này không mấy liên quan đến minimalism khi những người sống tối giản cũng không nhất thiết coi trọng sự tái chế mà họ coi trọng những gì họ sỡ hữu lâu dài, và khi đồ dùng đó không còn công dụng nữa, họ sẵn sàng mua một cái mới để phục vụ cho đời sống của mình. Đây cũng là quy tắc 1:1, mua một cái vứt một cái trong lối sống tối giản.
5. ROT.
Đây là phương pháp nghe có vẻ lạ nhất và mình cũng chưa thực sự biết đến nhiều về nó. Đây là quy trình tái chế đơn thuần từ thiên thiên bằng cách ủ phân các loại rác hữu cơ ngay tại nhà. Việc ủ phân có lẽ sẽ phù hợp với những ai có cho mình mảnh vườn riêng để trồng trọt khi sản phẩm bạn thu được qua quá trình ủ phân là nguồn dinh dưỡng cực kì dồi dào cho cây xanh cũng như giúp đất đai thêm phì nhiêu màu mỡ.
Rõ ràng khi chúng ta sống với ít đồ đạc, rác thải hơn. Cuộc sống của chúng ta sẽ thêm phần nhẹ nhàng hơn, ta hoàn toàn có thể tập trung vào những gì mình yêu thích thêm vào đó cũng góp một phần công sức trong việc bảo vệ môi trường sống chung. Đây là thời điểm chúng ta không thể nào có thể ngồi yên dửng dưng khi trái đất đang đối mặt với nhiều nguy hiểm và nó ảnh hưởng rất tệ hại đến chính con người chúng ta. Hãy bắt đầu suy nghĩ lại những gì mình làm có tốt cho môi trường hay không và bạn có thể bắt đầu một lối sống mới thân thiện với môi trường hơn, ZERO WASTE. Một ý không tồi nhỉ.
Xin cảm ơn.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất