Hồng Kông, thủ đô tài chính của Châu Á, nơi từng được xem là một hình mẫu lý tưởng của Thiên đường tư bản, một nơi mà thị trường là vua và tiền là quyền lực, nơi mà bất cứ điều gì cũng có thể đạt được. HongKong cũng là nơi sinh sống của nhiều tỷ phú có giá trị tài sản ròng cao hơn bất kỳ nơi nào khác trên Thế giới. Và Hồng Kông cũng là nơi mà cứ bốn người thì có một người sống dưới mức nghèo khổ, nơi mà người già buộc phải đi nhặt phế liệu để kiếm tiền sinh sống và nơi mà hàng trăm hàng nghìn người sống trong địa ngục đô thị của những cái gọi là nhà quan tài. Vậy thì điều gì đã xảy ra?

Mặt tối của Hồng Kông

Nhìn vào số liệu thống kê này. Có thể thấy, Hồng Kông là thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới. Nhiều người dân của thành phố bị buộc phải sống trong điều kiện không thể tưởng tượng nổi..
Hong Kong - nơi có chi phí sống đắt đỏ nhất Thế giới
Hong Kong - nơi có chi phí sống đắt đỏ nhất Thế giới
Nơi đây chính là nơi có giá nhà ở cao nhất Thế giới, cao hơn những nơi vốn đã được xem là đắt đỏ như New York, San Francisco hay Los Angeles. Theo số liệu thống kê, sẽ mất hơn 20 năm để một người bình thường tiết kiệm được tiền mua một căn hộ ở HongKong nếu họ không chi tiêu vào bất cứ thứ gì khác.
Và giải pháp trước mắt của họ là thuê nhà. Những người thuê nhà trung bình chi hơn 50 phần trăm thu nhập của họ cho việc này nhiều hơn ở bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới. Diện tích đất nhỏ hẹp nhưng bất cứ ai cũng cần một nơi để ở và do đó hiện tượng được gọi là nhà lồng, hay nhà quan tài đã xuất hiện trong những năm qua.
Hong Kong - nơi thị trường nhà ở đắt đỏ nhất Thế giới
Hong Kong - nơi thị trường nhà ở đắt đỏ nhất Thế giới
Những căn hộ bình thường ở Hồng Kông sẽ được chia bất hợp pháp thành nhiều nhà ở cực kỳ nhỏ. Để chứng minh những căn hộ này nhỏ như thế nào. Chúng ta cùng xem qua diện tích trung bình của một căn hộ ở một số thành phố lớn trên  Thế giới. Ở Tokyo là 65m2. Với New York là 69m2. Với Paris là 36m2. Còn với Hồng Kông chỉ là 14m2, thậm chí còn nhỏ hơn kích thước trung bình của một bãi đậu xe tiêu chuẩn của Hoa Kỳ.
Thực tế, Hồng Kông có thể dễ dàng xây dựng nhiều nhà ở hơn và giảm giá để tạo điều kiện cho người dân. Vì thực tế hiện nay chỉ có một phần tư lãnh thổ nơi đây được xây dựng và chỉ có bảy phần trăm trong số đó được phân vùng cho khu dân cư. Nhưng họ không làm điều đó. Vì sao vậy?
Để giải thích cho điều này, chúng ta cần nhìn về lịch sử của HongKong. Trong hầu hết lịch sử của mình, Hồng Kông không gì hơn chỉ là một Làng chài nhỏ không đáng kể, nằm ở ngoại vi của Trung Quốc và ngay cả khi vùng đất này bắt đầu phát triển dần dần lớn hơn khi bị Vương Quốc Anh chiếm từ Trung Quốc với hợp đồng thuê đất 99 năm thì nó cũng sẽ chẳng được xem trọng.
Tuy nhiên, sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thực dân Anh đã đưa ra một quyết định cấp tiến để xác định hướng đi cho tương lai của Hồng Kông. Họ đã quyết định rằng Hồng Kông sẽ tuân theo “chủ nghĩa không can thiệp tích cực”. Về cơ bản là hình thức thuần túy nhất của chủ nghĩa tư bản. Chúng cho rằng những quy định của chính phủ và sự can thiệp là những gì kìm hãm nền kinh tế và điều duy nhất mà Anh nên làm là để HongKong phát triển tự do. Và Hồng Kông đã làm chính xác điều đó cho đến cuối thế kỷ 20.
Không có thuế quan, không có mức lương tối thiểu, không có chế độ lương hưu chính thức, cũng không có luật cạnh tranh và không có phúc lợi xã hội. Quan trọng nhất là nó có mức thuế cực thấp để tiền luôn nằm trong tay khu vực tư nhân thay vì được phân phối lại bởi chính phủ.
Tuy nhiên, thuế thường là công cụ để chính phủ có được nguồn thu ngân sách. Và không có thuế, chính phủ buộc phải tìm một nguồn thu khác. Và họ chọn đất đai để làm công cụ thu tiền.
Đất đai đều là tài sản của chính phủ Anh và họ không bán bất kỳ phần đất nào trong số này. Thay vào đó, họ đã cho các doanh nghiệp bất động sản thuê đất. Chính những hợp đồng cho thuê đó là nguồn thu nhập chính của chính phủ Hồng Kông. 
Đất đai cần phải đắt đỏ để chính phủ Anh kiếm đủ tiền và cách mà họ giữ chúng đắt đỏ là hạn chế nguồn cung, tạo sự khan hiêm. Nói cách khác chính phủ được khuyến khích giữ nhà ở đắt đỏ vì càng nhiều chi phí thì càng kiếm được nhiều tiền. Do đó chỉ một phần nhỏ đất HongKong có thể được sử dụng để xây dựng bất động sản. Điều này cũng có hiệu quả đối với các doanh nghiệp bất động sản vì họ biết rằng bất cứ thứ gì họ xây dựng đều có thể được bán với bất kỳ giá nào họ muốn.
chỉ 24.3% đất được dùng cho bất động sản, chính phủ Anh hạn chế nguồn cung, tạo sự khan hiếm
chỉ 24.3% đất được dùng cho bất động sản, chính phủ Anh hạn chế nguồn cung, tạo sự khan hiếm
Nhưng điều đó có nghĩa là đối với người dân, số lượng nhà ở có sẵn cực kỳ hạn chế và hoàn toàn không đủ cho họ. Và hậu quả đã đến sau đó. Mặc dù GDP cao vào năm 2020, nhưng 23 phần trăm dân số Hồng Kông khoảng 1,6 triệu người sống dưới mức nghèo khổ cao hơn nhiều so với bất kỳ quốc gia nào khác ở Châu Á.
Tình hình thậm chí còn tệ hơn ở nhóm dân số trên 65 tuổi là hơn 40 phần trăm người cao tuổi đã sống dưới mức nghèo khổ vào năm 2020. Điều này dẫn đến hiện tượng người già phải đi thu gom phế liệu trên khắp thành phố để bán chúng kiếm một khoản tiền nhỏ đểduy trì cuộc sống.
Về lâu dài, tình hình thực sự dần trở nên tệ hơn khi Tỷ lệ đói nghèo đã gần tăng gấp đôi kể từ những năm 1980 nhưng tại sao lại có nhiều người nghèo như vậy ở một trong những thành phố giàu có nhất trên thế giới khi theo số liệu thống kê, vùng đất này có tỷ lệ thất nghiệp thấp và nền kinh tế đang tăng trưởng.
Vấn đề là trong khi Hồng Kông là một trong những thành phố giàu có nhất thì sự giàu có này cũng được phân phối cực kỳ không đồng đều. Hồng Kông thực sự đã phát triển trong hai đợt sóng. Đầu tiên là  những năm 1950 phát triển nhờ làn sóng công nghiệp hóa thông qua sản xuất hàng dệt may được thúc đẩy bởi thuế suất thấp, chính sách xuất khẩu dễ dàng và nguồn lao động giá rẻ có sẵn nhờ hàng triệu người nhập cư đến từ Trung Quốc. Họ cần việc làm và các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may cần người lao động và kết quả là Hồng Kông kiếm được tiền.
Nhưng điều này đã thay đổi khi Hồng Kông tìm ra một cách dễ dàng hơn để kiếm tiền. Đó là đợt sóng thứ 2, vào cuối những năm 1970, Trung Quốc có một nhà lãnh đạo mới thay thế Mao Trạch Đông và công bố một hướng đi mới cho đất nước bị cô lập này. Họ khởi động cuộc chuyển đổi, Đổi mới kinh tế sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 
Đây là một cơ hội lớn cho Hồng Kông khi vùng đất này có mức thuế suất thấp, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức và một nền văn hóa tư bản chủ nghĩa. Hồng Kông cũng là một cửa ngõ tự nhiên vào Trung Quốc và là cơ sở cho các công ty phương Tây đến đầu tư tại đó. Điều này đã thay đổi hoàn toàn nền kinh tế của Hồng Kông. Họ chuyển dịch từ sản xuất sang cung cấp các Dịch vụ tài chính và thương mại. Chúng mang lại giá trị gia tăng cao hơn nhiều và mức lương tốt hơn cho người dân.
Ngành tài chính cũng cung cấp ít việc làm hơn và những người lao động trong ngành sản xuất trước đó đã bị bỏ lại phía sau. Họ buộc phải tìm những công việc dịch vụ lương thấp mà không có triển vọng thăng tiến trong khi họ sinh sống ở thành phố đắt đỏ nhất thế giới, nơi ngày càng đắt đỏ hơn mỗi năm. Với chính sách không can thiệp, chính phủ sẽ chỉ tạo ra của cải chứ không phân phối lại của cải. Điều này tạo nên sự bất bình đẳng trong thị trường. 
Ngành tài chính - Thu nhập cao nhưng ít việc làm
Ngành tài chính - Thu nhập cao nhưng ít việc làm
Thực tế là hầu hết nền kinh tế của Hồng Kông được kiểm soát bởi một số ít Gia tộc đã nắm giữ chặt chẽ nền kinh tế này kể từ thời kỳ thuộc địa, mỗi gia đình này sở hữu và điều hành các tập đoàn lớn, sau đó đã thiết lập các công ty độc quyền trong tất cả các ngành công nghiệp quan trọng nhất như vận tải, xây dựng, bất động sản hoặc tiện ích. 
Họ là những người hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách của Hồng Kông và ảnh hưởng của họ lớn đến mức việc khởi nghiệp của các doanh nghiệp đi ngược lại lợi ích của họ là điều gần như không thể. Do đó, bất chấp các tuyên bố rằng Hongkong là vùng đất của khởi nghiêp, việc lựa chọn khởi nghiệp không hề dễ dàng. 
Ngoài ra, vị thế là Trung tâm tài chính chính của Châu Á của Hồng Kông cũng đang dần mất đi kể từ khi chính phủ Trung Quốc tuyên bố từ bỏ nguyên tắc một quốc gia, hai chế độ. Trung Quốc đã thực hiện mọi biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn đối với thành phố này. Điều này làm giảm đi niềm tin và gia tăng sự lo lắng của các nhà đầu tư vào Hồng Kông. Trong tương lai không xa, Hồng Kông có thể sớm trở thành một thành phố khác của Trung Quốc, chỉ có các tòa nhà chọc trời và những kỷ niệm về vinh quang trước đây của thành phố này.