"Mai" là bộ phim có khá nhiều tranh cãi trong dịp tết này vì là một sản phẩm của Trấn Thành đạo diễn, vẫn là cuộc chiến giữa những luồng ý kiến khen và chê. vậy hãy phân tích xem liệu mai có đáng để ta trãi nghiệm không.
Về phần tác giả là Trấn Thành, một người giỏi, đa tài nhưng có phần hơi nhạy cảm vì dễ xúc động. Phim đã có sự thay đổi trong nội dung phim không còn là những drama, mâu thuẫn gia đình mà lần này là câu chuyện về nhân vật mai một người mẹ đơn thân và những hạnh phúc cùng bất hạnh trong cuộc đời cô ấy. nhân vật được xây dựng tâm lý rõ ràng, cảm xúc hơn và chạm đến người xem hơn. bố cục quay phim, góc quay, màu sắc, âm thanh, ánh sáng đều dc đầu tư tỉ mỉ. Ngôn ngữ điện ảnh, lẫn nghệ thuật trong phim cũng làm tăng sức hút và sức gợi cho phim. Thế hãy xem trong phim có gì mà có thể lấy đi cả nước mắt khán giả?
Về nội dung: Lấy chủ đề về cuộc sống của những người mẹ đơn thân, nỗi vất vả của những bậc làm mẹ vừa phải làm cha gồng gánh tất cả vì con và vì gia đình. Chủ đề lần này không quá mới đã có nhiều tác phầm về chủ đề này nhưng motip cũ thì không quan trọng, điều quan trọng là cách kể câu truyện ấy ra sao. Lối dẫn dắt, kể chuyện, xây dựng nhân vật và miêu tả tâm lý tất cả những điều ấy đều có thể cho ra tác phẩm hay mặc dù motip cũ. về nội dung phim cho ta thấy một góc nhìn mới hơn, hiểu hơn và đồng cảm hơn cho nhân vật chính mặc dù motip không mới nhưng với kịch bản chắc cùng với diễn xuất của Phương Anh Đào trong vai mai thì không thể nào chê được. Không còn những câu nói đạo lý dạy đời người khác mà thay vào đó là những lời thoại đủ hay và đủ thấm cùng ngôn ngữ điện ảnh kết hợp khiến người xem vẫn hiểu được thông điệp nội dung muốn truyền tải.
Về diễn viên: có 2 nhân vật mà mình thấy là hay nhất trong cả bộ phim là Pương Anh Đào trong vai nv chính "Mai" và cô Hồng Đào trong vai "Bà Đào". những nhân vật khác đều diễn hay và tròn vai nhưng ấn tượng nhất vẫn là 2 nhân vật trên. Bà Đào là nhân vật với số phận bất hạnh cũng là một người mẹ đơn thân nhưng có những khúc miêu tả tâm lý nội tâm dằn xé vô cùng bi thương, một người mẹ thương con hay một con cáo già giả vờ tốt bụng? Đây là một trong những vai diễn khó miêu tả và bộc lộ ra cảm xúc đúng lúc luôn phải gồng mình làm cha lẫn mẹ cho Dương con trai mình do Tuấn Trần thủ vai. Và cô Hồng Đào diễn rất xuất sắc vai diễn này rất đời rất giống một người mẹ Việt Nam lo cho cho con. Còn nhân vật mai do chị PAĐ thủ vai quá tuyệt vời cảm xúc lẫn ánh mắt đó là con người thật, một người có quá khứ khủng khiếp, và tâm lý phản ứng lẫn ánh mắt vô cùng thật. Chi tiết mai chửi tất cả mọi người "ác với tôi quá" và cuối phim nhìn bà đào một cách tôn trọng như hiểu mọi điều bà đào làm là do cuộc sống ép bà ấy phải làm thế, một người cũng từng là chị ấy một người mẹ đơn thân. Cả 2 nhân vật đều rất hay và diễn xuất của họ cũng rất xuất sắc những tình huống và ánh mặt nhập hồn làm cho nhân vật ấy không phải trong phim nữa mà như là mình xem một người có thật vậy.
Về nghệ thuật: trong phim có nhiều phân đoạn cho thấy sự tài tình của đạo diễn. Chi tiết đầu phim lúc mai lên cầu thang là mỗi bước chân đều là mỗi một con người với nhân cách khác nhau nhưng rất đời. Hình ảnh chung cư dơ hay chó ị bậy ra cửa nhà nữ chính khiến nửa đầu bộ phim có cảm giác chỗ này cũng giống nhà mình, tạo sự đồng cảm với nhân vật. Chi tiết hồ cá là một nghệ thuật ẩn dụ khá hay trong phim. 2 con cá trong bể là đại diện cho Mai và Dương đến lúc hồ cá bể cũng là lúc câu chuyện tình yêu của họ thật sự không thể cứu chữa. Trong nửa đầu bộ phim dường như là câu chuyện tình yêu đôi lứa hạnh phúc hàn quốc kết hợp với "lalaland" và "singing in the rain" nhưng đến nửa sau Mai lại phải đối mặt với những thăng trầm của một người mẹ đơn thân, bao nhiêu thứ dồn dập khiến tình yêu đẹp nào cũng đến lúc tàn. Sự hạnh phúc lúc đầu và bất hạnh lúc sau chắc chắn là nghệ thuật đối lập tương phản. Và mỗi khi tâm trạng nhân vật có sự thay đổi thì thời tiết cũng xấu theo đó là nghệ thuật ngôn ngữ hình ảnh rất chi tiết và tỉ mỉ đến từ nhà làm phim. Và đến cuối phim "Mai" đã thành đạt trong cuộc sống con cái và gia đình đều hạnh phúc có tất cả nhưng ước mơ và hạnh phúc của mai đã không còn. Mai phải đánh đổi tình cảm riêng để một lần nữa gồng mình như cách mà "bà Đào" đã làm. đánh đổi hạnh phúc và ước mơ dc yêu thương của mình để đổi lấy sự hạnh phúc cho con, một chi tiết rất con người và nhiều lúc trong mỗi chúng ta đều buộc phải chọn 1 trong 2. Thêm 1 chi tiết thú vị là khi Mai quyết định phản kháng lại mọi sự bất công thì nó rất thỏa mãn cho người xem và quyết định đó rất đúng rất con người và rất Việt Nam. Phần âm nhạc cũng rất hay cho nhiều phân cảnh đặt đúng chỗ, đoạn cuối phim vừa lúc nhạc Phan Mạnh Quỳnh cất lên thì âm nhạc ấy chắc chắn chạm đến người xem rất thấm và rất hay.
Điểm trừ cho phim lần này là những lùm xùm không đáng có và tần xuất chiếu phim nó quá dày đặc, muốn xem phim khác cũng không được. Mọi người đi xem vì tin rằng Trấn Thành làm phim hay chứ không phải là xem vì không còn phim nào để xem. Tổng kết lai thì đây là một bộ phim hay nhất trong những phim Việt Nam chiếu rạp, nếu bạn muốn trãi nghiệm một góc nhìn mới, một bộ phim đủ cuốn đủ thực và thấm, ủng hộ nền điện ảnh nước nhà, một điện ảnh việt đúng nghĩa thì hãy xem "MAI". Đánh giá công tâm nhất sẽ là 8,5/10 theo quan điểm cá nhân.