“Bắt tận day, day tận trán” hay “Mắt thấy tai nghe” thường dùng để chỉ những điều tưởng như là chân lý được chứng thực bởi hiện thực sờ sờ trước mắt không thể chối cãi được. Nhưng hiện thực thường bị bóp méo bởi yếu tố cảm xúc, nhận thức và nó giới hạn ta khỏi “những sự thật khác”. Thiên kiến xác nhận là một khuynh hướng của con người ưa chuộng những thông tin nào xác nhận các niềm tin hoặc giả thuyết của chính họ, và những sai lệch này có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Một chút chia sẻ từ hành trình quan sát và rèn luyện cá nhân, mong có thể cho bạn thêm một góc nhìn về chuyện tu Phật.

Trước khi tu luyện

Một lần du lịch Tà Xùa may mắn được ngắm thiên đường mây, nhưng nhờ có anh xe ôm thổ địa dẫn đi xuống tận bản dưới nên chuyện không dừng lại ở đó, mình được trải nghiệm ba tầng mây, ba tầng hiện thực cùng một địa điểm.
Trên tầng mây: là nắng ráo, một biển mây bồng bềnh như trên tiên cảnh.
Đi lần đầu đã săn được mây, thiệt là được ông Trời ưu ái
Đi lần đầu đã săn được mây, thiệt là được ông Trời ưu ái
Trong tầng mây: là mù mịt, chẳng thấy rõ đường và cảnh vật xung quanh.
Thơ thẩn dưới triền dốc mờ sương
Thơ thẩn dưới triền dốc mờ sương
Dưới tầng mây: là âm u cảnh vật trông thật ảm đạm.
Người ta chỉ đi vừa vừa, còn mình đòi đi cho tới lúc hết đường mới thôi
Người ta chỉ đi vừa vừa, còn mình đòi đi cho tới lúc hết đường mới thôi
Cả ba điều trên đều là hiện thực, và cùng là huyện Tà Xùa cách nhau vài km thôi. Nếu mình đang ở dưới xuôi, ai đó nói Tà Xùa đang nắng ráo, lại có người nói Tà Xùa đang sương mù, người khác nói Tà Xùa đang âm u. Mình biết chọn tin ai? Nếu không đủ sáng suốt, mình ắt sẽ chọn tin người mình cho là đáng tin cậy và bỏ lỡ các khả năng khác. Vì được thấy tận mắt mới biết cả 3 đều là hiện thực được xác nhận bởi “Mắt thấy, tai nghe”. Chuyến đi ấy khiến mình xuýt xoa vì cảnh đẹp và lại ngẫm ngợi mãi rồi rút ra bài học nho nhỏ.
Bài học đầu tiên: đừng vội tin, đặc biệt là tin vào kinh nghiệm bản thân. Thứ mình thấy chỉ là một góc nhìn; Thứ mình nghe chưa hẳn là toàn bộ sự thật.
Mình vẫn áp dụng nhưng bập bõm, lại chẳng khắt khe nên cứ hay tranh luận hơn thua để chứng tỏ quan điểm bản thân, mãi đến lúc tu Phật và quan sát mỗi ngày thì mới dần thành thục hơn chút ít, mình bước vào một hành trình hoàn toàn mới mẻ. Tu Phật không mê tín hay khô khan như mình từng nghĩ.

Sau khi tu luyện Phật Pháp (Pháp Luân Đại Pháp)

Sau một thời gian đủ dài thực hành quan sát cảm xúc, liên tục so sánh đối chiếu với những điều được học trong Phật lý tự tu sửa, mình dần bỏ được những quan niệm/phán xét để nhìn sự việc ở một góc nhìn bao quát hơn, mình thoát ra khỏi thiên kiến xác nhận và có thêm một trải nghiệm sâu sắc khác trong mối quan hệ với bố.
Mình thoát khỏi hiện thực là bố đối với mẹ rất tệ, để thấy sự thật lỗi cả đôi bên. Mỗi khi bố nóng tính mẹ sẽ trì triết để cuộc cãi vã lên đến đỉnh điểm, bạo lực nổ ra. Còn mình luôn bênh mẹ thậm chí cãi tay đôi rồi đẩy bố sang bên đối lập, bố lại càng giận giữ với mẹ hơn. Vì giúp sai mà khiến quan hệ bố mẹ thêm căng thẳng.
Mình thoát khỏi hiện thực “Bố rất tệ” để phân tách hai vai trò “Làm Cha” và “Làm chồng”. Ở cương vị người chồng bố không tốt, nhưng ở cương vị làm Cha tuy bố có áp đặt nhưng cuối cùng vẫn luôn thoả hiệp để mình được sống theo cách mình muốn, và bố đã luôn cố gắng cho mình những điều tốt nhất trong khả năng.
Mình thoát khỏi sự ghen tị, oán trách Bố vì cho rằng em trai nhận nhiều hơn, bố trọng nam khinh nữ để nhớ lại bố đã cho mình rất nhiều, nuôi ăn học tử tế, chăm sóc khi ốm, bố đã luôn yêu thương mình đấy chứ. Nhưng vì so sánh với em, mình luôn thấy bản thân thiệt thòi và cáo buộc bố không đủ công bằng và cho em nhiều hơn.
Mình thoát khỏi bề mặt là bố là người Toxic, gia trưởng, hay áp đặt để nhìn cả quá trình là bố cũng nhận rất nhiều tổn thương từ gia đình lớn đầy mâu thuẫn. Mọi thứ bố làm do bị định hình từ môi trường gia đình, rồi đến xã hội, giáo dục khiến bố vô tình trở thành như vậy mà thôi.
Mình thoát khỏi sự oán hận bố luôn đổi xử tệ với mẹ, áp đặt các con khiến gia đình tan vỡ rồi khiến mình đầy tổn thương để thấy được những khía cạnh khác và thấu hiểu, biết ơn. Những sự “giác ngộ” nho nhỏ gộp lại đến vỡ oà xót xa khi năm đó bố rủ mọi người đi chúc Tết nhưng không ai muốn đi cùng, vì mọi người đều mắc kẹt ở bề mặt “Bố là người gia trưởng/bạo lực”. Nhìn cái dáng vẻ lủi thủi ấy mình đã khóc rất nhiều, mình thấy bố đáng thương hơn là đáng trách. Một sự thực mà mình mất rất lâu mới nhận ra, và học cách hành xử đúng đắn hơn, nó đồng thời cũng là sự giải phóng sự oán giận trong lòng bấy lâu.
Con người có xu hướng tìm kiếm sai sót ở đối phương rồi đưa ra kết luận thay vì nhìn nhận lại bản thân mình. Và cảm xúc ngay tại thời điểm đó sẽ là lăng kính phóng đại khiến chúng ta mất đi lý trí để nhận định sáng suốt hơn qua góc nhìn toàn thể.
Bài học thứ 2: quan sát và nhận diện cảm xúc, nếu đang có một cảm xúc không tốt (nóng giận/thất vọng/buồn khổ…) cần xử lý cảm xúc trước, có thể là tạm dừng giao tiếp để bình tĩnh hơn.
Bài học thứ 3: sau khi bình tĩnh hơn, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của đối phương để xem tại sao họ lại phải làm như vậy, liệu có uẩn khúc gì không, nếu được hãy hỏi lại để hiểu hơn trước khi đưa ra bất kỳ kết luận nào.
Bài học thứ 4: Luôn có nhiều hơn 1 “sự thật”. Đối phương luôn đúng trong quan niệm/nhận thức của bản thân họ. Khi đã nhìn câu chuyện đa chiều hơn thay vì cố định bởi một góc nhìn duy nhất, lúc đó mình sẽ có cách hành xử lý trí, hiệu quả hơn hạn chế gây tổn thương cho bản thân và những người xung quanh.
Như phần kết của “Cánh động bất tận” khi Nương trải qua bi kịch bị lạm dụng, cô mới thấy được một sự thật khác : "Rồi ký ức ùa về kinh hãi, vẻ mặt má tôi cái hôm bị người đàn ông bán vải đo lên người hình như không phải là khoái lạc thăng hoa, nó giống như tôi bây giờ, đau ràn rụa, nhói tận chân tóc. Trời ơi, tại sao tôi không nhận ra điều đó, ngay lúc ấy!”
Và rồi biết đâu sẽ có cách tốt hơn “Để giấu kín nỗi ám ảnh trong lòng, giả đò tươi cười với má, xem như không có chuyện gì, để chiều chiều cùng má ra sông, hỏi nhau, không biết chừng nào thì cha về.”
Cô bé Nương khi lúc đó mới chỉ 10 tuổi, làm sao có đủ trải nghiệm để nhận ra đây? Nếu sự tình như Nương ước, có lẽ tấn bi kịch reo rắc bao đau thương đã không xảy ra. Cô vẫn sẽ có một gia đình êm ấm, và bao gia đình ngoài kia không bị tan nát bởi cha cô. Tất cả chỉ là nếu như.
Vậy những người lớn như mình, vì vô minh che mờ con mắt cũng tạo ra rất nhiều tổn thương cho người bố vốn dĩ đã nhiều thương tổn, còn cả biết bao người xung quanh nữa. Mình luôn thấy may mắn vì được tu luyện, được nhận ra để kịp sửa sai, dần nối lại mối quan hệ với mọi người trong gia đình. Mong rằng chúng mình có thêm nhẫn nại và tâm sáng suốt để không bị đánh lừa bởi “Mắt thấy, tai nghe”.