Tuần đầu tháng 6, tàu Hải quân Trung Quốc ngang nhiên đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đi qua vô hại, liên tục là quyền cơ bản của ''Tự do hàng hải'' không phân biệt đó là tàu chiến, hay tàu công vụ của các nước và được ghi nhận rõ ràng trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Việt Nam, Hoa Kỳ và nhiều nước công nhận điều này và hành xử đúng theo tinh thần của UNCLOS (Luật biển Việt Nam 2012). Việt Nam đã không phản đối hay có bất kỳ ý kiến nào về hành động của tàu Hải quân Trung Quốc khi nó đi ngang rất gần bờ biển miền Trung của Việt Nam.
Vậy câu hỏi được đặt ra là: Liệu tàu Quân sự (Tàu HQ, CSB...) của Việt Nam có thể đi ngang qua lãnh hải của các quốc gia ven biển mà không xin phép/thông báo có được không?! Các quốc gia phản ứng thế nào khi tàu chiến các quốc gia khác di chuyển trong khu vực 200 hải lý.!?
"Bài viết khó tránh khỏi các sai sót, các bạn hãy soi kỹ''
.......
Innocent Passage- Đi qua vô hại là một quyền cơ bản trong Công ước về luật biển 1982 - UNCLOS. Các tàu có quyền di chuyển “vô hại” liên tục qua vùng biển có chủ quyền của các quốc gia ven biển bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế và vùng lãnh hải.
<i>Các vùng biển theo UNCLOS</i>
Các vùng biển theo UNCLOS
Điều 19 của Công ước giới hạn các hành động quân sự nước ngoài trong vùng lãnh hải (territorial sea) của quốc gia ven biển như: sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, trinh sát do thám, các hành động tuyên truyền, cất hạ cánh các thiết bị bay, do thám hoặc can thiệp vào hệ thống thông tin liên lạc. Điều 52 diễn đạt hạn chế tương tự với lãnh hải của các quần đảo. Tàu ngầm và các thiết bị lặn khi đi qua lãnh hải phải di chuyển trên bề mặt và treo cờ. Tuy nhiên, Công ước không có hạn chế nào đối vối tàu thuyền quân sự áp dụng trong vùng đặc quyền kinh tế EEZ (kể cả diễn tập Quân sự theo giải thích của Cảnh sát biển Hoa Kỳ).
Hoa Kỳ nằm trong nhóm các quốc gia không tham gia UNCLOS (ồ ha:)). Từ lâu Hoa Kỳ từ lâu đã duy trì, đảm bảo rằng tự do hàng hải cho các tàu của mình (thế mới zui:)) kể cả tàu quân sự trong các vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý (EEZ) của các nước khác. Việc Ấn Độ phản đối Hải quân Hoa Kỳ cho tàu đi qua vùng EEZ của Ấn Độ vào ngày 7 tháng 4 năm 2021 là một ví dụ, hay tàu Hải quân Hoa Kỳ đi vào khu vực lãnh hải 12 hải lý của quần đảo Trường Sa là hành động gay gắt hơn.
Hạm đội 7 của Mỹ cho biết tàu USS John Paul Jones đã 'khẳng định các quyền và tự do hàng hải' bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Ấn Độ phù hợp với luật pháp quốc tế bằng cách đi khoảng 130 hải lý (241 km) về phía tây các đảo Lakshadweep của Ấn Độ, trong một tuyên bố vào ngày 7 tháng 4. © Reuters/Congluan.vn
Hạm đội 7 của Mỹ cho biết tàu USS John Paul Jones đã 'khẳng định các quyền và tự do hàng hải' bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Ấn Độ phù hợp với luật pháp quốc tế bằng cách đi khoảng 130 hải lý (241 km) về phía tây các đảo Lakshadweep của Ấn Độ, trong một tuyên bố vào ngày 7 tháng 4. © Reuters/Congluan.vn
Với UNCLOS, Trung Quốc tham gia đàm phán từ năm 1973 đến 1982, và phê chuẩn vào năm 1996. Tuy nhiên, Trung Quốc cùng với nhiều quốc gia khác không đồng ý với tuyên bố rằng tự do hàng hải trong các vùng đặc quyền kinh tế là tuyệt đối và đã đặt ra các hạn chế đối với các hoạt động của tàu quân sự và máy bay nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. Các hoạt động quân sự tại các vùng đặc quyền kinh tế là một vấn đề gây tranh cãi trong các cuộc đàm phán về Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và tiếp tục như vậy trong thực tiễn. Một số quốc gia ven biển cho rằng các quốc gia khác không thể thực hiện các cuộc tập trận quân sự hoặc các hoạt động khác trong hoặc trên vùng đặc quyền kinh tế của họ mà không có sự đồng ý của họ. Những quốc gia này bao gồm Bangladesh, Brazil, Cape Verde, Ấn Độ, Pakistan, Malaysia, Myanmar, Uruguay và thậm chí là đồng minh của Mỹ, Thái Lan.
Hiểu thế nào là cuộc tập trận quân sự, thế nào là các hoạt động do thám, thế nào là tàu thuyền quân sự !? Nhiều quốc gia ven biển đã và đang giải thích UNCLOS theo quan điểm của riêng mình cho nên việc cần phải xem xét trên cơ sở "thực tiễn" để hiểu và có ứng xử/đối phó phù hợp là cần thiết. Sau đây vụ va chạm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trên biển Đông do quan điểm khác nhau giữa hai nước về quyền "Tự do hàng hải" .
.......................
Sự kiện quấy rối tàu USNS Impeccable (2009) - Trung tâm CSIS (Center for Strategic and International Studies)
Hoa Kỳ và Trung Quốc từ lâu đã không có sự thống nhất về sự cho phép một số hoạt động hải quân của Hoa Kỳ dọc theo ngoại vi hàng hải của Trung Quốc. Trung Quốc và một số ít các quốc gia ven biển khác khẳng định quyền cấm các cuộc tập trận và trinh sát của quân đội nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ). Bắc Kinh cũng yêu cầu hải quân nước ngoài phải xin phép trước khi đi qua lãnh hải Trung Quốc (lãnh hải Trung Quốc tuyên bố chủ quyền). Tuy nhiên, Washington bác bỏ những yêu cầu này. Phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Hoa Kỳ khẳng định rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để hạn chế việc thực thi quyền tự do hàng hải và hàng không. Những khác biệt về quan điểm là nguồn cơn quá trình căng thẳng kéo dài. Trong những năm gần đây, các lực lượng Trung Quốc đã thường xuyên đối đầu, thậm chí quấy rối các lực lượng của Hoa Kỳ, hoạt động trong và ngoài vùng biển, vùng trời mà Trung Quốc có chủ quyền. Đôi khi các đối đầu này gây ra các sự cố nguy hiểm trên biển. Một cuộc đối đầu như vậy xảy ra vào tháng 3 năm 2009.
Vào ngày 08 tháng 3 năm 2009, năm tàu Trung Quốc bao vây tàu USNS Impeccable 75 dặm về phía nam của đảo Hải Nam ở Biển Đông (gốc - South China Sea). Impeccable là tàu khảo sát đại dương dân sự - vận hành không vũ trang thuộc Bộ Tư lệnh vận tại quân sự biển - Military Sealift Command (MSC).
Người ta tin rằng con tàu đã thực hiện các cuộc khảo sát thủy văn liên quan đến căn cứ tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Du Lâm (Yulin) trên đảo Hải Nam của Trung Quốc vào thời điểm đó. Sau khi Trung Quốc yêu cầu tàu Hoa Kỳ hoặc là rời khỏi khu vực khảo sát hoặc nhận hậu quả, tàu Impeccable (cùng với một tàu chị em đang hoạt động trên Hoàng Hải, USNS Victorious) đã bị tàu và máy bay Trung Quốc xua đuổi dẫn đến sự cố.
<i>Địa điểm xảy ra va chạm</i>
Địa điểm xảy ra va chạm
Các hoạt động quấy rối thực hiện vào ngày 8 tháng 3 năm 2009 được điều hành, chỉ huy bởi Kiểm ngư Trung Quốc (FLEC). Một tàu trinh sát của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), một tàu tuần tra của Kiểm ngư (FLEC) và tàu Hải cảnh Trung Quốc (CMS) quan sát trong khi hai tàu cá treo cờ Trung Quốc tiếp cận và quấy rối tàu Impeccable.
<i>HÌnh ảnh hai tàu cá Trung Quốc nhìn từ tàu Tàu Impeccable </i>
HÌnh ảnh hai tàu cá Trung Quốc nhìn từ tàu Tàu Impeccable
Hai tàu này nhanh chóng nhắm vào thiết bị sonar thủy âm. Một tàu đánh cá cố gắng cắt ngang thiết bị ở dưới nước. Khi thất bại, các ngư dân trên tàu đánh cá Trung Quốc đã thử sử dụng những chiếc sào có móc ở đầu. Impeccable cảm thấy buộc phải sử dụng vòi phun nước áp lực cao để đáp trả.
Ngư dân Trung Quốc sử dụng sào có móc câu cắt thiết bị khảo sát
Ngư dân Trung Quốc sử dụng sào có móc câu cắt thiết bị khảo sát
Lo ngại trước những chiến thuật hung hăng, thuyền trưởng tàu Impeccable quết định rút lui và yêu cầu các tàu Trung Quốc mở một con đường thoát. Tuy nhiên, ngay sau đó, hai tàu đánh cá Trung Quốc đã đột ngột dừng lại trước mũi tàu Impeccable và thả những mảnh gỗ xuống nước để chặn lối ra. Tàu Hoa Kỳ đã buộc phải ra lệnh dừng khẩn cấp để tránh va chạm. Một tàu Hải cảnh CMS cũng di chuyển cản trở tàu Impeccable, chỉ dừng lại khi 2 tàu cách nhau vài chục feet. Tàu trinh sát của Hải quân Trung Quốc cũng có động thái tượng tự, di chuyển áp sát, cách mạn trái tàu Impeccable vài trăm feet. Chỉ sau một loạt hành động đe dọa này tàu Hoa Kỳ mới được phép rời đi.
<i>Tàu khảo sát Impeccable </i>
Tàu khảo sát Impeccable
Nhà Trắng đã nhanh chóng đưa thông cáo về vụ việc. Evan Medeiros, thành viên Hội đồng An Ninh quốc gia Hoa Kỳ phụ trách Trung Quốc lúc bấy giờ tuyên bố rằng: các hoạch định chính sách của Hoa Kỳ là không rõ ràng về việc liệu những hành động này có phản ánh một nỗ lực có chủ ý của [chủ tịch Trung Quốc] Hồ Cẩm Đào để kiểm tra Hoa Kỳ giải quyết sớm vấn đề của chính quyền mới của Obama. Dù không chắc chắn, họ kết luận rằng, “có đủ yếu tố ở đó để họ dừng lại, bạn cần phải gửi một tín hiệu cực kỳ rõ ràng”. Vào ngày 9 tháng 3, Bộ Quốc phòng đã công khai hành vi hung hăng, thiếu chuyên nghiệp của Trung Quốc và cáo buộc Bắc Kinh đã bỏ qua các nghĩa vụ của mình theo UNCLOS. Các quan chức cũng nhấn mạnh tính hợp pháp của các hoạt động thường ngày của Hoa Kỳ tại khu vực hải phận quốc tế.
Người phát ngôn của Trung Quốc đã phản ứng, đưa ra những lời chỉ trích của riêng họ về hành vi và chính sách của Hoa Kỳ. Thay vì tranh chấp các chi tiết thực tế của vụ việc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lập luận rằng chính Hoa Kỳ đã vi phạm luật pháp quốc tế và nội địa của Trung Quốc bằng cách tham gia các hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc ở Biển Đông mà không có sự cho phép của Trung Quốc. Bộ Quốc phòng biện minh cho hành vi quấy rối là ‘’hoạt động bình thường của lực lượng thi hành pháp luật’’. Trung Quốc kêu gọi Washington tôn trọng lợi ích hợp pháp và mối quan tâm an ninh của Bắc Kinh. Một vài tiếng nói gần gũi với Bắc Kinh cho rằng hải quân nước ngoài chỉ được hưởng quyền đi qua vô hại – Innocent Passgae ở vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc EEZ, và tàu Impeccable đã đến gần quá gần với bờ biển Trung Quốc lần này so với các nhiệm vụ trước đây. Mặc dù vậy, theo một quan chức hàng đầu của Hải quân Trung Quốc PLA, Bắc Kinh sẽ không để vụ việc làm trật bánh quan hệ quân sự song phương nói chung.
Vào ngày 11 và 12 tháng 3, Ngoại trưởng Trung Quốc Yang Dương Khiết Trì đã gặp Ngoại trưởng Hillary Clinton, Cố vấn An ninh Quốc gia, Tướng James Jones, và Tổng thống Barack Obama tại Washington. Theo Ngoại trưởng Clinton, hai bên đã có những trao đổi tương xứng về sự cố Impeccable và đồng ý làm việc với nhau để đảm bảo rằng những sự cố như vậy sẽ không xảy ra lần nữa. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng công khai đặt trách nhiệm tránh các cuộc đối đầu trong tương lai cho Washington.
Hoa Kỳ đã triển khai tàu khu trục tên lửa dẫn đường, USS Chung-Hoon, đến Biển Đông cùng lúc với các cuộc đàm phán cấp cao này. Lầu Năm Góc thông báo với các phóng viên rằng khu trục hạm sẽ “keep an eye on” (hộ tống) tàu Impeccable, khi nó quay trở lại để tiếp tục nhiệm vụ khảo sát đáy biển. Phát biểu một tuần sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates ám chỉ rằng những tàu hộ tống có vũ trang như vậy có thể trở thành thông lệ tiêu chuẩn nếu tình trạng quấy rối của Trung Quốc còn tiếp tục. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo quân sự cho thấy mong muốn vượt qua khủng hoảng, dành thời gian cho các vấn đề hợp tác chống cướp biển ở Vịnh Aden.
Các quan chức Trung Quốc theo dõi chặt chẽ tín hiệu của cuộc khủng hoảng. Vào ngày 20 tháng 3, truyền thông nhà nước đã đăng một bài báo bất thường thông báo rằng quân đội Trung Quốc kêu gọi đã sẵn sàng chấm dứt trạng thái bế tắc. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Bắc Kinh đã thay đổi quan điểm về các điệp vụ do thám/ khảo sát của Hoa Kỳ dọc theo ngoại vi hàng hải. Chỉ một tháng sau, các tàu đánh cá dân sự Trung Quốc lại quấy rối tàu USNS Victorious khi nó đang tiến hành do thám trên biển Hoàng Hải.
Một số kết luận quan trọng có thể được rút ra về sự cố Impeccable có ý nghĩa đối với các cuộc chạm trán trên biển và trên không đầy rủi ro khác ở Tây Thái Bình Dương.
- Thứ nhất, vụ việc bắt nguồn từ những quan điểm khác nhau về những gì không (hoặc nên) trong luật quốc tế. Ngay cả khi không có bất đồng nào về thực tế, Washington và Bắc Kinh vẫn có thể tranh chấp, nguyên nhân cơ bản của các cuộc đối đầu đầy rủi ro.
- Thứ hai, chiến dịch quấy rối rõ ràng đã được dự tính trước và phối hợp tốt. Giống như sự cố EP-3 năm 2001 xảy ra ngay sau khi George W. Bush đảm nhận chức tổng thống, hành động khiêu khích này có thể là một nỗ lực nhằm thăm dò quyết định của chính quyền Obama.
- Thứ ba, mặc dù Hải quân PLA cũng như các cơ quan thực thi pháp luật tham gia trong sự cố, ngư dân dân sự đóng vai trò là một dân quân biển, chịu trách nhiệm cho các hành vi quấy rối nghiêm trọng nhất.
- Thứ tư, Bắc Kinh đã xuống thang trong thời gian ngắn sau khi Washington thể hiện sự sẵn sàng leo thang căng thẳng. Tuy nhiên, các lực lượng Trung Quốc tiếp tục quấy rối tàu và máy bay của Hoa Kỳ trong những tháng, năm sau đó. Mặc dù những sự cố này gây ra những nguy hiểm, lịch sử cho thấy chúng ít có khả năng gây ra một cuộc xung đột hoàn toàn diện hơn chỉ là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
Bài viết được viết bởi các học giả của Trung tâm CSIS (Center for Strategic and International Studies) mang góc nhìn của các học giả phương Tây về các vấn đề tranh chấp trên biển.
Hanoi.4.9 Lt. Phan