Tôi đoán chắc hẳn có rất nhiều bạn đang bối rối trong việc lựa chọn giữa học đại học hay không, đặc biệt đối với các bạn học sinh THPT. Và tôi cũng vậy, đã từng một học sinh THPT tôi rất hiểu điều này.
     Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết về các nhân vật như: Mark Zuckerberg- một nhà lập trình máy tính người Mỹ kiêm doanh nhân mảng công nghệ Internet Anh , nhà đồng sáng lập của Facebook, Bill Gates- là một doanh nhân người Mỹ, nhà từ thiện, tác giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft, hãng phần mềm khổng lồ, Steve Jods-là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ, đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple,... và nhiều nhân vật nổi tiếng khác. Tại sao tôi lại đưa ra những ví dụ này? Tất cả họ đều có một điểm chung là họ đều bỏ học và rất thành công, hơn nữa họ là những người có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới. Nói đến đây có rất nhiều người có suy nghĩ hay thắc mắc rằng:' Liệu việc bỏ học có phải là một trong những điều tất yếu để dẫn đến thành công hay không?', một số quan điểm khác cho rằng ' Mình không cần học cũng vẫn có thể thành công ( hoặc giàu có)',... và rất nhiều quan điểm trái chiều khác. Vậy tại sao họ không đặt ra câu hỏi : Vậy giáo dục xuất hiện để làm gì? Tại sao con người chúng ta ai cũng cần phải đi học, có phải đơn thuần là đi học để biết chữ hay đi học do phong trào? Đó thực sự là một quan niệm sai lầm.
    Giáo dục  là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Có rất nhiều người quan niệm đi học chỉ để lấy bằng tốt nghiệp,vì thế họ phớt lờ , học cho có hình thức để đạt được tấm bằng tốt nghiệp, thậm chí có rẩt nhiều cá nhân đã dùng quyền lực, tiền bạc để có được điều này. Có thể là do họ chưa nhận thức được ý nghĩa thực sự của những tấm bằng. Như tôi được biết rằng, cách đây một vài năm về trước chỉ cần có được tấm bằng tốt nghiệp cấp 2, cao hơn nữa là cấp 3 là bạn có thể dễ dàng có những cơ hội tìm kiếm việc làm, thậm chí là có thể có có cơ hội làm việc ở các cơ quan nhà nước với mức thu nhập cao,...Nhưng xã hội ngày một phát triển, đi cùng với sự phát triển của xã hội là sự phát triển của từng cá nhân , nếu chúng ta luôn nghĩ chỉ cần tốt nghiệp cấp 2 hay cấp 3, học theo lối hình thức, không sáng tạo , học hỏi thì tôi tin chắc rằng bạn đang là một người lạc hậu và như vậy sẽ khó có thể hội nhập với xu thế phát triển của xã hội.Thực trạng hiện nay, có rất nhiều các xí nghiệp lớ nhỏ, doanh nghiệp , công ty họ có yêu cầu rất cao trong việc tuyển nhân sự . Như trước đây chỉ cần một tấm bằng tốt nghiệp cấp 2 hay cấp 3 thì giờ đây bằng đại học còn rất khó khăn để có được việc làm ( có thể là có một việc làm nhưng quá thấp so với nhu cầu của một tấm bằng đại học, hay số tiền mà bạn phải bỏ ra để có được tấm bằng đại học, thu nhập thấp,...). 
Vậy điều họ thật sự cần ở đây là gì? Đó không  đơn giản chỉ còn là một tấm bằng tốt nghiệp thậm chí là cấp 3 hay đại học mà điều họ cần đó là sự hiểu biết , những kinh nghiệm, những kiến thức và những kĩ năng. Làm thể nào để có được những điều đó? Bạn ạ, nó thực sự đang ở ngay cạnh bạn nhưng bạn đã không để tâm đến nó và đó là ' trải nghiệm'. Điều đó cũng cho thấy một phần ý nghĩa của việc học đại học.Chúng ta luôn nghĩ xa xôi rằng cần phải học những thứ đó ở đâu, nhưng nó không phải là thứ mà bạn có thể học ngày một ngày hai mà có được , nó là cả một quá trình lâu dài đòi hỏi chúng ta phải kiên trì thì mới có được. Và con đường học đại học là một trải nghiệm đáng giá nhất mà ai cũng cần trải qua, nó cho ta những bài học về cuộc sống , về cách nhìn nhận mọi thứ xung quanh và cũng nơi tiềm ẩn rất nhiều kiến thức , những kĩ năng, nó không phải là thứ học được từ thầy cô mà là từ những người xung quanh ta. Một sự thật mà bản thân tôi nhận ra rằng tấm bằng đại học không thể khẳng định giá trị của bất kì ai nhưng nó lại là tiền để để đánh giá , suy xét một ai đó hơn thế nữa nó còn mở ra cho ta những cơ hội, hi vọng để đạt được điều mong muốn. Có thể thấy ngay trong thực tế, một người có có bằng đại học sẽ khác với một người  học hết cấp 2 hay cấp 3. Không phải chỉ có người có bằng đại học nới thành công mà ai cũng có thể thành công nhưng con đường dẫn tới thành công của một người có trình độ học vấn cao hơn sẽ dễ dàng hơn, thuận lợi  hơn so với người có trình độ học vấn thấp.
   Hiện nay , có rất nhiều trường đại học tuyển chọn , đào tạo những học sinh phát triển một cách toàn diện , khai thác những tiềm ẩn giá trị trong mỗi cá thể. Không ngừng nỗ lực cố gắng, hoàn thiện bản thân tích lũy kinh nghiệm để thành công trong cuộc sống, hướng tới những điều tốt đẹp đang chờ chúng ta khám phá phía trước.
Chúng ta luôn tìm mọi cách để bản thân trở nên an nhàn khi còn trẻ để rồi hối hận khi về già.Vậy tại sao không làm điều ngược lại. Sẽ tốt hơn đấy!!