Mặt hạn chế của thương mại điện tử
Có thể nói thương mại điện tử đang phát triển rất mạnh mẽ tại Việt Nam, theo đánh giá của Vecom, dự kiến tr ong vòng 4 năm tiếp theo...
Có thể nói thương mại điện tử đang phát triển rất mạnh mẽ tại Việt Nam, theo đánh giá của Vecom, dự kiến trong vòng 4 năm tiếp theo quy mô TMĐT Việt Nam sẽ đạt 10 tỷ USD. Bên cạnh đó thương mại điện tử Việt Nam cũng kêu gọi đầu tư thành công ở các doanh nghiệp nước ngoài.
Những năm vừa qua, số người sử dụng Internet tại Việt Nam ngày càng cao, nhất là độ tuổi từ 16 đến 35, ở độ tuổi này họ ưa thích công nghệ, nhu cầu mua sắm cao và sẽ là khách hàng tiềm năng của TMĐT.
Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ nhất của TMĐT đang thể hiện rõ nhất ở các trang như Shoppe,Tiki,Sendo,Lazada,..
Tham gia sân chơi ở Việt Nam có các thương hiệu thương mại điện tử lớn như Amazon,Alibaba chắc chắn sẽ góp phần tạo thêm động lực cho thị trường này, cũng như khởi động lại cuộc đua giành thị phần. Theo dự báo từ giới chuyên gia, khả năng đến năm 2025, thương mại điện tử Việt Nam sẽ vượt qua các nước trong khu vực.
Dù tiềm năng phát triển như vậy, nhưng thương mại điện tử tại Việt Nam cũng gặp không ít trở ngại như sự phát triển thiếu bền vững, người tiêu dùng còn nhiều nghi ngại ở sản phẩm, thông tin còn đơn điệu, thiếu chi tiết, thiếu sức hấp dẫn cũng như một số công cụ hỗ trợ khách hàng.
Đọc thêm:
Vấn đề lớn nhất đối với khách hàng và người tiêu dùng vẫn là yếu tố lòng tin. Hiện nay vẫn còn rất nhiều khách hàng chưa có sự tin tưởng cao đối với việc mua sắm trực tuyến, họ lo ngại việc sản phẩm đến tay mình không giống sản phẩm trên web bán hàng nên họ vẫn muốn kiểm chứng trước khi thanh toán. Chỉ cần một người mua không nhận được sản phẩm như quảng cáo sẽ lên các diễn đàn để phản ánh thì hiệu ứng tiêu cực này sẽ lan tỏa rất nhanh với cộng đồng. Đó cũng là lý do vì sao có khoảng 50% người Việt mua sắm hàng hóa trực tuyến bên nước ngoài vì độ tin tưởng, chất lượng sản phẩm,dịch vụ,...
Khó khăn còn tồn đọng của thương mại điện tử tại Việt Nam là còn thiếu tính đã dạng về chủng loại, chủ yếu vẫn là những sản phẩm nội địa.Thông thường, lợi nhuận của nhãn hiệu nội địa chỉ tầm khoảng 40-45%, trong khi đó, chi phí phải trả cho đơn vị thương mại điện tử khá cao trung bình 30%.
Tóm lại những nhà đầu tư cần có những bước phát triển mới hơn trong tương lai, cần có những bước đi thử nghiệm trước khi tiếp cận và lên kế hoạch để thực hiện đầu tư vào thị trường.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất