Lo lắng -"Một trong những con đường gặp tử thần nhanh nhất"
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng là một người rất lo lắng, sợ hãi, đến cả những điều nhỏ nhặt cũng khiến cho chúng ta trở nên...
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng là một người rất lo lắng, sợ hãi, đến cả những điều nhỏ nhặt cũng khiến cho chúng ta trở nên lo lắng, sợ hãi, tim đập nhanh, đôi khi là những khoảnh khắc khi ta thử nghiệm những điều mới mẻ, đôi khi là một hoàn cảnh quen thuộc nhưng lại có những yếu tố bất ngờ. Lo lắng là một trong những trạng thái cảm xúc bình thường của con người chúng ta có lẽ đó là do nguồn gốc con người chúng ta. Vì trong thời tiền sử, tổ tiên đã phải đối mặt với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tình trạng đói khát và cả những mãnh thú hung dữ nên từ đó hình thành nên sự nhận thức đề phòng trước mọi tình huống đe doạ, nguy hiểm tới sự sống còn. Đó gọi là phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy và đi kèm với đó chính là hệ quả của nó: " Nỗi Lo Lắng".
Lo lắng quá mức có thể biến đổi thành rối loạn lo âu( bệnh này thường kết hợp với nhiều rối loạn khác như: trầm cảm,rối loạn nhân cách,...) Những triệu chứng thường đi kèm với rối loạn lo âu là: cảm thấy lo lắng, căng thẳng, hoảng loạn, cảm giác như nguy hiểm sắp xảy ra, nhịp tim đập nhanh, thở nhanh, đổ mồ hôi, run sợ, khó tập trung, mất ngủ, khó kiểm soát lo lắng,...Có thể đôi khi chúng ta đi ra ngoài đường mua một món đồ gì đó và ta lo sợ liệu mình có bị tai nạn không?, liệu có gì bất trắc xảy ra không?hay đôi khi ta đi ra khỏi nhà và ta suy nghĩ liệu ngôi nhà ta đang ở có bốc cháy không? Và nhiều nỗi lo từ quá khứ và tương lai ập tới: Căn nhà của mình có bị trộm không? Bạn gái sẽ cắm sừng mình? Bạn bè sẽ chơi sau lưng mình? Liệu mình có bị cô lập?,...Bao nhiêu câu hỏi từ trong đầu vụt ra, nỗi lo lắng này chồng lên nỗi lo lắng nọ và nó cứ dai dẳng bám lấy bản thân chúng ta từ ngày này qua ngày khác. Nó vắt kiệt năng lượng của chúng ta, làm chúng ta mệt mỏi, kiệt sức và có khi còn tồi tệ hơn là nó xúi giục ta tìm đến cái chết.
I.Những nguyên nhân lo lắng
Chấn thương thời thơ ấu(đặc biệt là những trẻ em bị lạm dụng hoặc chấn thương, chứng kiến chứng thương từ nhỏ), bệnh tật, căng thẳng, nhân cách một số người dễ bị rối loạn lo âu hơn một số người khác,di truyền, lạm dụng chất kích thích(ma tuý, rượu bia,...).Ngoài ra bốn nguyên nhân phổ biến gây ra lo lắng: Đổ vỡ hôn nhân, Rắc rối khủng hoàng tài chính, cô đơn và lo lắng, bất mãn kéo dài,còn rất nhiều nguyên nhân khác nhưng đây chỉ là bốn nguyên nhân phổ biến.
II. Những hậu quả mà lo lắng đem lại
Bác sĩ Alexis Carrel(người đã từng đạt giải nobel y học) nói rằng: "Những người không biết cách chống lại lo âu thường chết trẻ".Việc suy nghĩ thường xuyên có thể gây ra tình trạng căng thẳng đầu óc ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh điều khiển các bộ phận khác nhau trên cơ thể đặc biệt là dạ dày. Nó cũng là nguyên nhân của các căn bệnh như: khó tiêu, viêm loét dạ dày, rối loạn nhịp tim, đau đầu, chứng tê liệt,....Lo lắng cũng là nguyện nhân gây thấp khớp, viêm khớp và sâu răng.Lo lắng cũng chính là thứ làm tàn phai nhan sắc, nó khiến gương mặt đanh lại, quai hàm bạnh ra, nếp nhăn lộ rõ, tạo ra sắc mặt cau có thường xuyên, làm tóc bạc thậm chí còn gây rụng tóc. Nó cũng huỷ hoại làn da và làm xuất hiện mụn nhọt, mẩn đỏ.
III. Giải pháp để chữa trị lo lắng
Tôn giáo, giấc ngủ, âm nhạc và tiếng cười. Ngoài ra bạn có thể tham khảo 2 cuốn sách "Quẳng gánh lo đi và vui sống" của tác giả Dale Carnegie và "Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông" của tác giả Richard Nicholls,âm nhạc và thiền định.Bác sĩ Sara Lazar của chương trình nghiên cứu chẩn đoán thần kinh massachusetts là 1 trong những người đầu tiên nghiên cứu ảnh hưởng của thiền định. Ông cùng các cộng sự đã quét cấu trúc não của 16 người trước và sau khi tham gia thực hành thiền kéo dài 8 tuần. Nghiên cứu cho thấy thiền giúp não hoạt động mạnh ở ba lĩnh vực then chốt.
Đầu tiên là vùng vỏ thuỳ trước trán, đây là bộ phận tiến hoá sau cùng,chịu trách nhiệm cho tất cả gì bạn nghĩ.Nó đóng vai trò trong việc giải quyết vấn đề, điều tiết cảm xúc,theo đuổi mục tiêu,kìm hãm những thôi thúc phản tác dụng.
Thứ hai là vùng hải mã, đây là bộ phận đóng vai trò trong học tập và ghi nhớ.Cũng bởi khả năng này, vùng này dễ bị ảnh hưởng bởi căng thẳng,trầm cảm. Một vùng hải mã khoẻ mạnh giúp ta đương đầu với căng thẳng,trầm cảm,...
Thứ ba là hạch hạnh nhân, kết quả chụp công hưởng cho thấy hạch hạnh nân bị co lại sau 8 tuần. Vùng này liên quan đến cảm xúc và sự sợ hãi của con người,nó cũng tham gia vào phản ứng của cơ thể đối với tình trạng căng thẳng. Vì thế khả năng lo lắng diễn ra chậm hơn và khả năng suy nghĩ mạch lạc nhanh nhạy, ta dễ duy trì cái nhìn lạc quan hơn.
Link cách hướng dẫn ngồi thiền:
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất