Có lẽ chúng ta không quá xa lạ khi bắt gặp hình ảnh này:
Đố kỵ giống như một phản ứng tự nhiên của con người, nó xảy ra với mọi người và tôi dám chắc bạn - người đang đọc bài viết này cũng có không dưới một lần cảm thấy ganh ghét, khó chịu khi thấy người khác đạt được thành công còn mình thì không. Nhưng liệu bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao mình lại có cảm giác như thế ? Một cảm giác khó chịu, bực tức, ám ảnh suốt thời gian dài. Ai cũng biết đố kị là xấu; sách báo, truyền hình cùng các phương tiện truyền thông khác luôn luôn tuyên truyền về điều này thế nhưng tại sao thói đố kị vẫn chưa có xu hướng thuyên giảm mà ngược lại nó còn đang hiện hữu rõ nét hơn ? 

Đọc thêm:

Vậy nguyên nhân của sự đố kị là gì và liệu ta có thể vứt bỏ nó vì một cuộc sống hạnh phúc hơn ?

Theo tôi lòng đố kỵ sinh ra do chúng ta thiếu mất đi lòng biết ơn . Con người ta khi thường không biết trân trọng những cái mình đang có luôn luôn khao khát những thứ của người khác. Khi ta nhìn vào thành công của người khác như việc: Họ có xe đẹp, thông minh, thành tích học tập cao,  ... ta thường có thái độ ghen tức và thường đổ lỗi : 
- Nó may mắn thôi !
- Ôi dào nó có giỏi gì đâu .
- Nó COCC thôi chứ không có ông già nó thì nó chả là cái gì ! 
Trong khi thực tế điều đó không làm ta cảm thấy tốt lên mà trái lại cảm thấy càng lúc càng mất niềm tin trong cuộc sống. Cũng không thể trách được vì thực chất chúng ta sinh ra với một bộ não có tầm nhìn tương đối "hạn hẹp" không bao quát. Khi nhìn vào những con người ta ghen tỵ - tôi tạm gọi là "người thành công" ta rất dễ dàng nhận ra những thuận lợi của họ và cảm giác họ đạt được những điều đó một cách vô cùng dễ dàng nhưng thực tế ta đâu có là họ, ta đâu sống cuộc đời của họ mà hiểu hết họ đã phải đánh đổi, cố gắng như nào. Có thể nói nếu ta có thể bớt chút thời gian suy xét kĩ hơn đặt mình vào hoàn cảnh những "người thành công" đồng thời trân trọng hơn những thứ đang quý ta đang có mà người khác không có ta sẽ bớt đi sự ganh ghét. Đố kị sinh ra một phần cũng là do ta so sánh bản thân với người khác quá NHIỀU. Đây quả là một hành động ngu ngốc vì chúng ta sinh ra đâu ai giống ai tất cả đều khác biệt nên việc so sánh giữa hai con người thật khập khiễng nó giống như việc bắt con cá phải "leo cây" vậy. Ấy thế mà, trong xã hội ta đang sống hiện nay mọi người vẫn không ngừng so sánh : Bà A so sánh con bà B với con ông C, giáo viên so sánh học sinh này với học sinh khác... dần dần sự đố kỵ cứ thế mà có cơ hội nảy sinh ngay giữa những đứa bé với nhau. Bản thân tôi từng là một con người vô cùng đố kỵ ở cấp 2, trong lớp có một đứa tên Quang và nói thật tôi ghét nó lắm tôi ghét vì trong các cuộc thi từ thi trên lớp đến thi HSG nó luôn hơn điểm tôi cộng thêm gần như nó cái gì cũng tốt hơn tôi từ ngoại hình, khả năng giao tiếp, ... Và thậm chí tôi còn ghen tỵ nó hơn nữa khi giáo viên Toán luôn lôi nó ra là hình tượng SO SÁNH với tôi dần dần trong tôi có sự thù ghét và từ sự đố kỵ đã trở thành nỗi căm hận. Với căm hận tôi cố gắng cày cuốc rồi cuối cùng cũng "thắng" được nó trong kì thi HSG thành phố thế nhưng tưởng rằng tôi có thể sống một cách thoải mái nhưng không tôi lại tiếp tục so sánh bản thân mình với những kẻ khác để rồi tiếp tục với những nỗi uất hận. Cuộc sống mà tràn ngập sự đố kị thật không tốt đẹp gì ta luôn phải sống trong trạng thái lo âu căm phẫn luôn "ngó trước, nhìn sau" nhất cử nhất động người khác. Không thể phủ nhận được rằng, nền giáo dục hiện nay với căn bệnh "thành tích" bất hủ, xã hội với tâm lí hơn thua đã khiến cho những đứa trẻ vốn có thể là những người bạn tốt với nhau trở nên đố kỵ lẫn nhau chỉ vì chúng bị SO SÁNH với nhau quá nhiều.
Có lẽ nếu không còn hệ thống giáo dục kiểu này những đứa trẻ sẽ khó có thể biết đến đố kị 

Đọc thêm:

Thêm vào đó sống trong xã hội ngày nay, nơi những giá trị vật chất được tôn thờ, chủ nghĩa cá nhân được tôn vinh, các phương tiện truyền thông liên tục tung hô khiến giới trẻ ngày càng tin rằng chỉ có thành công về mặt vật chất ta mới hạnh phúc, coi cuộc sống như một cuộc đua chỉ có một kẻ chiến thắng làm cho cuộc sống thật mệt mỏi. Đố kỵ khác với cạnh tranh, cạnh tranh là nhân tố là động lực để xã hội phát triển nhưng đố kỵ làm con người ta trở nên mù quáng gây ra những cảm xúc tiêu cực, kìm hãm sự phát triển xã hội  là nguyên nhân dẫn đến những hành động xấu phương hại đến người khác ( Bạn nào xem Parasite, một số phim Hàn khác thì cũng thấy rõ là sự đố kị giữa người với người bị dồn nén  cụ thể trong Parasite là người nghèo-người giàu đã dẫn đến hậu quả tai hại như nào), làm bản thân mù quáng chỉ biết tập trung chạy trong một cuộc đua không có hồi kết mà không biết rằng bản thân mình thậm chí có thể
"bay".    
Bạn không nhất thiết phải chạy đua 
Một điều vô cùng tồi tệ mà cánh báo chí đã chẳng may tạo ra, họ đã tạo ra hiệu ứng tâm lí "ảo giác tần số" khiến rất nhiều người luôn luôn thấy họ gặp quá nhiều kẻ có thể đem bản thân mình ra so sánh có quá nhiều kẻ đáng ghen tị, cuộc sống trở nên nặng nề hơn. 
Dẫu nhiều người hoàn toàn biết được mặt xấu tác hại của đố kỵ - điều này đã được dạy ngay cả với nhưng đứa trẻ bởi ba mẹ của chúng tại sao người ta vẫn đố kỵ lẫn nhau. Câu trả lời ở đây có lẽ là vì ĐỐ KỴ ... DỄ hơn là KHÔNG ĐỐ KỴ, nó cũng giống như việc chúng ta biết ăn hoa quả tốt cho sức khỏe nhưng vẫn không làm bởi vì không ăn hoa quả dễ hơn. Còn nếu nói về những đứa trẻ chúng dù được dạy ĐỐ KỴ là xấu nhưng chẳng ai nói chi tiết và giải thích kĩ càng cho chúng hoặc có giải thích thì chúng cũng khó có thể hiểu được và trên hết không ai dám chắc người lớn dạy chúng không có thói đố kị . Điều này làm cho chúng cảm giác vô cùng mẫu thuẫn và khó hiểu và thường chúng sẽ chọn con đường dễ hơn là ĐỐ KỴ thay vì KHÔNG ĐỐ KỴ. 
Sự mâu thuẫn không rành rọt giữa lời nói và hành động khiến không chỉ những đứa trẻ mà nhiều người khác cũng không hiểu được sự tai hại của thói đố kỵ.
Tạm kết
Đố kỵ giống như một liều thuốc độc và bạn chỉ cần search trên Google cũng sẽ thấy nó "độc" như nào tuy nhiên thực tế không có giải pháp nào có thể khiến nó biến mất một cách triệt để vì hiện giờ từ góc nhìn của tôi đố kỵ phát sinh do ngoại cảnh tạo điều kiện cho nó phát triển nhiều hơn là từ bản thân mỗi người. Tuy nhiên nói thế không có nghĩa là ta không có cách để làm nó thuyên giảm khiến lòng nhẹ nhõm hơn, cách hữu hiệu nhất mà tôi sử dụng để chiến thắng nó chính là việc mở rộng tầm nhìn đặt mình vào hoàn cảnh người mình ghen tỵ và thấu hiểu họ từ đó thay vì đố kỵ ganh ghét than vãn cuộc đời bất công ta sẽ tìm cách để sửa chữa và phát triển bản thân vì một cuộc sống hạnh phúc hơn. 
*Nếu bạn quan tâm về vấn đề này tôi thấy bài viết  Bàn về tính đố kỵ của người Việt của anh Nguyễn Ngọc Long sẽ cho bạn cái nhìn rõ nét hơn.