LIỆU CORONAVIRUS CÓ KÉO THEO “BÙNG NỔ DÂN SỐ”?
Trong khi “những người lạ” bị buộc phải giãn cách xã hội, thì “những người quen” lại đang gần nhau hơn bao giờ hết,...
Trong khi “những người lạ” bị buộc phải giãn cách xã hội, thì “những người quen” lại đang gần nhau hơn bao giờ hết, đặc biệt là các cặp đôi. Cũng giống như bao nguyên thủ quốc gia khác, trong lần xuất hiện trên truyền hình gần nhất, Thủ tướng Ukraine (Ukraina) Volodymyr Zelensky yêu cầu toàn dân chấp hành nghiêm túc chỉ thị ở-yên-trong-nhà. Tuy nhiên, ông cũng kêu gọi họ “tận dụng thời cơ”, “xích lại gần nhau hơn”, và “tạo ra em bé” để cứu rỗi sự sụt giảm dân số của nước này.
Viễn cảnh “bùng nổ trẻ em” do virus corona trong 9 tháng tới là hoàn toàn khả thi. Thường thì những dự báo kiểu như này sẽ xuất hiện sau mỗi đại dịch, đặc biệt trong những hoàn cảnh người dân được yêu cầu ở-yên-nơi-trú-ẩn. Ngay cả những sự kiện thời tiết khắc nghiệt cũng được dự đoán sẽ kéo theo tỉ lệ sinh cao: điển hình như siêu bão Hurricane Sandy (2013), bão tuyết New York (2015) và những siêu bão Harvey, Irma hay Maria (2017). Minh chứng là một nghiên cứu năm 2008 đã chỉ ra mối tương quan giữa các sự kiện thời tiết như mưa giông và bão và một tỉ lệ sinh cao trong 9 tháng tiếp theo.
Tuy nhiên, ở những thảm họa tự nhiên khác như nạn đói, động đất, và sóng thần, tỉ lệ sinh lại có xu hướng giảm trong 9 tháng đầu, và tăng mạnh trở lại ngay sau đó. Số liệu thống kê từ Lyman Stone, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Gia đình (Institute for Family Studies) cho thấy số liệu tương tự với các đại dịch. Điển hình như đại dịch SARS (2002-2003) đã làm sụt giảm tỉ lệ sinh ở Hồng Kông trong suốt 9 tháng, rồi tạo đà tăng vọt trở lại chỉ trong 2 năm sau đó. Tương tự, tỉ suất sinh nở cũng tăng mạnh trong vòng 18 tháng sau khi dịch Ebola (2016) càn quét Tây Phi.
Đọc thêm:
Nhìn chung, tỉ lệ sinh trong thời covid sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu-tố-khó-đoán. Từng có dự báo rằng số lượng ca nhiễm và tỉ lệ tử vong cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉ lệ sinh trong 9 tháng tới, và càng nhiều người nhiễm bệnh, thì tình hình sẽ càng khả quan hơn. Tuy vậy, ta vẫn cần cân nhắc tới nhiều biến số khác, điển hình như tình thế “xích lại gần nhau hơn” bắt buộc này sẽ kéo theo một tỉ suất sinh cao trong năm tới; hay một nền kinh tế ảm đạm phần nào đó sẽ “làm chùn bước” các cặp đôi.
Dù vậy, cho tới thời điểm hiện tại, mọi thứ vẫn có vẻ khả quan với nền công nghiệp đ-ồ-c-h-ơ-i-t-ì-n-h-d-ụ-c. Trong khi nền kinh tế vẫn tiếp tục trì trệ, các doanh nghiệp chuyên cung cấp “séc toy” lại được hưởng lợi từ các lệnh ở nhà bắt buộc, do nhu cầu thị trường đang tăng mạnh. Trong báo cáo kinh doanh, các nhà cung cấp condom đang cho thấy doanh số cực-kì-ấn-tượng (bất chấp sự khan hiếm do lệnh đóng cửa các nhà máy). Các cặp đôi bị-buộc-ở-cạnh-nhau rất có thể sẽ tận hưởng thời gian này, vì quan hệ sẽ giúp họ khuây khảo phần nào. Dù vậy, họ vẫn có thể lựa chọn không-tạo-ra-sản-phẩm.
Bài viết được dịch lại từ The Economist. Bài dịch còn nhiều sai sót, mong nhận được nhận xét từ các bạn. Cảm ơn vì đã ghé qua đây ^_^
Đọc thêm:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất