Tái lập Liên Xô, một điều sẽ xảy ra nhưng bao giờ và khi nào ?
Hồi sinh từ trong lòng nước Nga..
Liên Bang Xô Viết sụp đổ tan rã, Liên Bang Nga là một bộ quốc gia mới vốn là một phần cỉa Liên Bang Xô Viết được thành lập và thừa kế toàn bộ các khoản cho vay và nợ cũng như các quyền và nghĩa vụ của Liên Bang Xô Viết. Chế độ mới của nước Nga là tư bản chủ nghĩa, các quốc gia từng là một phần của Liên Bang Xô Viết được bao trùm và nuốt chửng bởi các xu hướng chống Nga, các cuộc đảo chính, cách mạng màu dần dần là mối đe doạ thường trực đối với các quốc gia hậu Xô Viết và mục đích của Mĩ và Phương Tây là một lần nữa xé Nga ra thành nhiều mảnh như đã từng xé Liên Xô để cho Nga không bao giờ có thể vùng dậy trở thành Liên Xô hay bất kể thành một cái gì khác có thể đe doạ vị thế của Mĩ và Phương Tây - vị thế có quyền can thiệp vào bất cứ quốc gia nào mà họ muốn với bất kỳ lý do gì họ có thể nghĩ ra miễn là nó hợp lý.
Những lời hứa rằng "Nato sẽ không tiến về phía Đông dù chỉ một ing.." và bao nhiêu lời hứa khác về viện trợ kinh tế, cho Nga ra nhập hàng ngũ Phương Tây một khi người dân Nga chủ động phá hủy chế độ cộng sản, phi chính trị hoá lực lượng vũ trang, bôi nhọ chế độ cộng sản đã từng tồn tại và lãnh đạo Xô Viết .. chỉ là hứa suông cho vui, chỉ là bốc phét.
Một ngày kia, sau rất nhiều các mối đe doạ an ninh mà nước Nga phải chống lại suốt nhiều năm kể từ khi Liên Bang Xô Viết tan rã, sau rất nhiều các lệnh trừng phạt dội lên đầu Nga và các quốc gia đồng minh hậu Xô Viết thì người dân nga đã tỉnh ngộ.
Người dân Nga và một số các quốc gia hậu Xô Viết vào những năm trước đây, rất lâu trước khi Liên Bang Xô Việt sụp đổ, họ từng ao ước được chạm tới các giá trị dân chủ của Mĩ và Phương Tây, muốn là một phần đứng chung hàng ngũ với những người bạn Mĩ và Phương Tây, từng hồ hởi đập bỏ tượng đài Lenin, từng tư nhân hoá ồ ạt các công sản Xô Viết, bán tống bán tháo rẻ mạt những thành quả mà nhân dân Liên Xô nghiên cứu, tạo tác để đổi lấy viện trợ nhân đạo và một niềm tin rằng họ sẽ ngoan ngoãn nghe lời để Mĩ và Phương Tây thấy đất nước họ không tạo ra một mối nguy hiểm nào nhưng cuối cùng sau hơn ba mươi năm kể từ khi Liên Xô không còn nữa - họ đã nhầm. Dù là Liên Xô hay nước Nga thì họ vẫn cứ là con ngáo ộp trong mắt Mĩ và Phương Tây để Nato lấy làm đối thủ và coi như một mối đe doạ tiềm ẩn hoặc hiện hữu. Mục tiêu tối thượng của Mĩ và Phương Tây là xé nước Nga ra làm nhiều mảnh để những người Nga không bao giờ có thể gượng dậy trở thành một mối đe doạ cho thế giới mà họ cho là dân chủ được nữa.
Hợp nhất các chính Đảng hậu Xô Viết
Các chính đảng cầm quyền trong cộng đồng các quốc gia độc lập SNG sau bao nhiêu các biến cố và cuộc đảo chính, cách mạng màu đã dần tỉnhngộ, họ đã biết ngồi lại với nhau để quyết định cho tương lai của đất nước mình. Các khuynh hướng xã hội chủ nghĩa và tư tưởng cộng sản được thống nhất và thành lập một Chính đảng mới chung cho cộng đồng các quốc gia độc lập SNG. Đây chính là bước đi vĩ đại đưa Đảng cộng sản Liên Xô trở lại chính trường sau hơn 30 năm Chủ nghĩa xã hội thoái trào trên thành trì Xã hội chủ nghĩa.
Việc cần làm của Đảng là tổ chức một kỳ đại hội Đảng toàn SNG bao gồm là thành lập trở lại các ban Tuyên Giáo để làm truyền thông cho Đảng trong thời kỳ các luồng tin tức cần được kiểm soát chặt chẽ, kế đó thành lập ra ủy ban dân tộc Toàn Liên Xô để thống nhất các dân tộc trong cộng đồng các quốc gia độc lập SNG.
Tiếp sau đó là chính trị hoá các lực lượng vũ trang lấy tư tưởng làm nòng cốt và mục tiêu phấn đấu của Quân đội, sau hơn ba mươi năm vắng bóng, Đảng đã trở lại với quân đội và quân đội đã chính chức là quân đội của nhân dân, vì mục tiêu cách mạng của Đảng chiến đấu và hành động vì nhân dân, những quân nhân suốt sắc, những vị sĩ quan thủ lĩnh uy tín được Đảng giao trách nhiệm chính quy hoá cho quân đội. Sau khi quân đội về tay Đảng thì Đảng cộng sản Liên Xô tiến hành chuyên chính vô sản trên lãnh thổ các quốc gia SNG lấy quân đội làm nòng cốt với mục tiêu thu hồi công sản về tay nhân dân. Các tập đoàn tài phiệt, các tài sản của Nga ở nước ngoài bị Mĩ và Phương Tây lấy cớ tịch thu, giờ đây Đảng cộng sản Liên Xô lãnh đạo quân đội tịch thu các tài sản các nước không thân thiện trên lãnh thổ các quốc gia độc lập SNG.
Tuyên truyền các tư tưởng Xô Viết
Cuộc sống của nhân dân Liên Xô bao gồm tất cả các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây là một cuộc sống yên ổn nhưng thiếu thốn là vì các tư duy kinh tế lỗi thời từ hồi chiến tranh thế giới thứ 2 được duy trì quá lâu. Mô hình kinh tế bao cấp này không hoàn toàn phát huy ưu điểm trong một thời gian dài, thay vào đó nó lại gò bó sức phát triển của kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân. Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước không được công nhận mà nhà nước không phải lúc nào cũng làm tốt cho nên những khẩu hiệu "tự do kiểu phương Tây về mọi mặt" khiến nhân dân quay lưng lại với chế độ xã hội chủ nghĩa và hệ tư tưởng cộng sản. Không, vẫn là các quốc gia xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng cộng sản, ở Trung Quốc hay Việt Nam cuộc sống của nhân dân xã hội chủ nghĩa sung sướng hơn trước đây rất nhiều, là vì họ cải cách đúng và đủ để không mất chế độ chính trị, không lung lay thể chế nhà nước nhưng kinh tế của họ vẫn tiến lên như vũ bão, Trung Quốc và Việt Nam được đưa vào trong chính sách tuyên truyền khiến cho nhân dân các nước hậu Xô Viết có cái nhìn khách quan hơn về chủ nghĩa xã hội. Các khẩu hiệu mới trong cuộc sống "đưa các anh hùng trở lại", hãy sống như những anh hùng Xô Viết" được tuyên truyền khắp nơi và biểu dương các tấm gương lao động, chiến đấu, nghiên cứu khoa học đã được Nhà nước Liên Xô trước đây phong danh hiệu anh hùng luôn được nhắc đến. Một xã hội mới yêu lao động, coi trọng văn hóa, thấu suốt tinh thần anh hùng cách mạng được hình thành trong lòng cộng đồng các quốc gia độc lập SNG lấy Nga làm chủ đạo. Tuyên truyền tinh thần Xô Viết và các giá trị Xô Viết luôn được đẩy mạnh từ các tấm biểu ngữ trên đường phố, thôn quê, các bài báo và cả các kênh truyền hình đều nhắc nhiều về tinh thần Xô Viết và các giá trị Xô Viết để có thể ảnh hưởng được sâu rộng đến từng tầng lớp nhân dân.
Tổng tuyển cử lập nên Xô Viết Tối Cao
Sau các thành tựu vĩ đại của các chiến dịch tuyên truyền, các tầng lớp nhân dân từ khắp nơi trên lãnh thổ SNG xuống đường biểu tình kêu gọi thành lập một cuộc tổng tuyển cử bầu ra hội đồng Xô Viết Tối Cao tiến đến thống nhất Liên Xô về mặt hành chính đó là thay đổi chế độ chính trị các nước cộng hoà theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó lần lượt các quốc gia được tuyên bố thành lập trở lại như:
1, Cộng hòa XHCN Armenia
2, Cộng hòa XHCN Azerbaijan
3, Cộng hòa XHCN Belarus
4, Cộng hòa XHCN Nam Ossetia (bao gồm Abkhazia)
5, Cộng hòa XHCN Kazakhstan
6, Cộng hòa XHCN Kyrgyzstan
7, Cộng hòa XHCN Moldova
8, Cộng hòa XHCN Liên bang Nga
9, Cộng hòa XHCN Tajikistan
10, Cộng hòa XHCN Turkmenistan
11, Cộng hòa XHCN Ukraina (là sự sáp nhập của hai nhà nước Cộng hoà nhân dân Donetks, Cộng hoà nhân dân Luhansk, tỉnh Zaporizhzhia, tỉnh Kherson, tỉnh Odessa và bán đảo Krym
12, Cộng hòa XHCN Uzbekistan
Các nước trên đều là các quốc gia Xã hội chủ nghĩa theo khuynh hướng cộng sản và cùng hợp lại thành lập một quốc gia mới có tên Liên bang cộng hòa XHCN Xô Viết.
Sau khi một phần Lãnh thổ và các giá trị về tinh thần và văn hoá của Liên Xô đã được khôi phục, tiếp theo là giải quyết các đảng phái, tổ chức đối lập tồn tại trên lãnh thổ SNG, trong quá trình đó đại hội của hội đồng Xô Viết tối cao được thành lập đã chọn ra quốc kỳ, quốc ca, quốc huy và quốc hiệu. Đến đây chính thức Liên Bang Xô Viết đã trở lại trên vũ đài chính trị thế giới.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất