Image may contain: 1 person, smiling, closeup

Người các bạn thấy trong ảnh là Asia Argento, nữ diễn viên và đạo diễn có tên tuổi ở mức bình thường, nhưng hồi cuối năm ngoái đã được "lên mây" khi đi đầu phong trào #MeToo để tố cáo Harvey Weinstein trong các vụ bê bối tình dục, lẫn kêu gọi dư luận phản đối nạn dùng tình dục đổi vai diễn của giới làm phim. Cũng nhân sự kiện đó mà Argento cùng những phụ nữ khác được tạp chí Times tôn vinh là Person of the Year 2017. Trong liên hoan phim Cannes 2018 vừa rồi, hơn nửa năm sau vụ Weinstein, Argento lần nữa xuất hiện cũng để lên án văn hoá lạm dụng với phát ngôn đanh thép nhận được những tràng vỗ tay vang dội sau: 
"Và ngay cả tối nay, ngồi giữa các bạn, vẫn có những kẻ đáng phải chịu trách nhiệm cho các hành vi chống phụ nữ, những hành vi không xứng đáng có trong ngành công nghiệp này, không xứng đáng có trong bất kỳ ngành công nghiệp nào."

Kết thúc diễn văn là hình ảnh Argento giơ tay lên như biểu tượng của ý chí phản kháng chống lại nạn xâm hại trong điện ảnh. 
Image: Italian actress Asia Argento gestures on stage on May 19, 2018 during the closing ceremony of the 71st edition of the Cannes Film Festival in Cannes, southern France.

Tuần vừa qua, Asia Argento một lần nữa trở thành tâm điểm của dư luận, cụ thể là trên tờ báo New York Times, và cũng là về một vụ bê bối tình dục. Song lần này, cô lại đứng ở vai thủ phạm. Nạn nhân là Jimmy Bennett - một diễn viên nam trẻ tuổi, người mà rất oái ăm là trên phim ảnh cùng với Argento từng đóng vai mẹ con, thậm chí ngoài đời Argento còn nhận làm mẹ đỡ đầu của Bennett. Song vào năm 2013, tại một căn phòng khách sạn ở California, Mỹ, khi Bennett mới chỉ 17 tuổi hai tháng còn Argento đã 37 tuổi, cô đã hiếp dâm Bennett. Bằng chứng đầy đủ đến nỗi bên nặc danh tố cao Asia còn có cả 1 tấm hình selfie của cô trên giường với chiến lợi phẩm của mình. Và để cho Bennett ngậm mồm rút đơn thì Argento đã mở hầu bao ra để chi 380k$.
Về chuyện đàn ông là nạn nhân của hiếp dâm, xã hội ngày nay thường có nhận định ngô nghê rằng "sướng mà còn lắm mồm". Trong khi nếu đã kêu gào bình đẳng giới thì phải thấy việc cưỡng hiếp đối với nam và nữ là tệ hại như sau. Đừng nghĩ chỉ có nữ mới bị cưỡng hiếp hay đùa cợt kiểu mất dạy rằng :"ôi tao muốn bị cưỡng hiếp mà đéo được đây này". Thêm nữa, ở đây Bennett còn chưa đủ tuổi (luật ở bang Cali lúc đó là phải trên 18), và do đó, kể cả nếu Bennett có đồng ý giao hợp hay có "sướng" như nhiều người bĩu môi, thì Argento vẫn mắc vào cái luật pháp gọi là statutory rape. Điều này cũng giống như giao hợp với bé gái vị thành niên, cho dù có sự đồng ý, vẫn bị xếp vào hiếp dâm. 
Thật ra sau khi sự kiện xảy ra thì phía luật sư của Bennett cho biết họ có đủ bằng chứng để chứng minh hậu quả lâu dài của vụ hiếp dâm trên, cụ thể các sang chấn tâm lý của chàng diễn viên này sau sự kiện ấy. Và mọi thứ còn tồi tệ hơn khi Argento xuất hiện dày đặc trên báo đài hồi năm 2017 để tố cáo Harvey Weinstein và kéo theo đó là việc những ký ức "đáng kinh tởm" của Bennett ùa về.
Đương nhiên là với quan hệ rộng, Argento dư sức kiếm luật sư giỏi để chữa cháy gấp. Thỏa thuận cuối cùng không thể cấm cả hai bên công khai bàn luận về câu chuyện trên mặt báo theo luật của bang California. Tuy nhiên, Goldberg (luật sư lo vụ này của Argento) lại khéo léo đưa luật của bang New York vào thỏa thuận. Theo đó, Bennett có thể nói với người khác về những hành vi mà Asia Argento đã gây ra, nhưng anh không thể tiếp tục kiện cô hay đăng tải tấm hình trên giường của hai người sau khi sự vụ đã được dàn xếp ổn thỏa. Quan trọng hơn cả, Jimmy Bennett cũng không thể tiếp tục đòi thêm tiền minh tinh nếu muốn, chừng nào Asia Argento vẫn còn tuân thủ loạt điều khoản trong thỏa thuận.
Sự việc êm xuôi cho đến khi New York Times mò ra. Thậm chí họ còn nắm giữ bằng chứng thuyết phục đến nỗi mà phía đại diện của Asia phải im lặng hoàn toàn trước thư mời phỏng vấn của tờ báo này.
Còn nhớ rằng, huyền thoại của điện ảnh Pháp, nữ diễn Catherine Deneuve đã từng lên tiếng phản đối #MeToo. Bà cho rằng phong trào này giúp phụ nữ thì ít và vì cái tôi là quá nhiều. Rằng phong trào này thay vì tập trung giúp đỡ nạn nhân thì lại dùng bình phong tốt đẹp là phản đối xâm hại tình dục để buộc tội vô tội vạ cánh mày râu lẫn phong trào này đánh vào tâm lý "ghét đàn ông" đang âm ỉ trong lòng phụ nữ phương Tây.
Và kết quả là bạn có bức ảnh mình đăng, Asia gần như muốn "tế sống" Catherine và dùng những từ ngữ đầy tính miệt thị bà, kéo theo sự lên đồng của các con chiên theo đạo #MeToo, đến nỗi Catherine phải lên báo để xin lỗi vì áp lực quá lớn. Một chi tiết đáng chú ý là Harvey Weinstein hiện đã thoát 6 vụ kiện về bê bối tình dục, trong đó có các chứng cứ không rõ ràng. Và phía luật sự đại diện cho Harvey cũng tự tin bảo rằng chuyện ông hãm hiếp Asia là không có và họ có đủ bằng chứng là cô ta tự nguyện dùng tình dục đổi vai diễn.
Xâm hại tình dục là một thứ đang lên án bất kể giới nào nhưng rõ ràng #MeToo đang có vấn đề và phong trào nữ quyền 4th wave cũng vậy, ở 1 thời đại mà chỉ cần share ở facebook và hashtag ở twitter thì bạn đã thể hiện mình là người thức thời. Và với thói đạo đức giả đang lên ngôi thì điều này đáng lo ngại. Một anh MC lên tiếng đi làm từ thiện giúp lũ, lập lờ trong phát ngôn và tiền từ thiện thì đi đâu cũng chả biết. Nghe quen không ? Sự việc này đáng lo ngại là nó ngày càng được nhân rộng. Bạn cũng có những điều tương tự thế này khi mà đứng đầu phong trào chống xâm hại tình dục ở Hollywood cho phái nữ lại là một kẻ hiếp dâm, còn là xâm hại tình dục trẻ vị thành niên không hơn không kém và dùng tiền để bịt miệng nạn nhân. 
Một lời buộc tội vu vơ nào đó cộng với sự hùa vào thiếu suy xét của đám đông sẽ dư sức cho người bị vu oan đại bại thanh danh và sự nghiệp. Chúng ta có toxic masculinity nhưng chúng ta cũng có toxic feminism, đó là sự lên đồng không chỉ đòi quyền bình đẳng mà lâu dần nó thành đòi quyền thượng đẳng của phái nữ. Với sự lập lờ của mạng xã hội, cùng sự lan truyền nhanh đến chóng mặt. Chúng ta giờ đây đang thấy sự lên ngôi của xử án theo dư luận. Tòa chưa cần kết án thì đám đông đã làm đủ mọi việc. Nó chẳng khác nào thời kì witch hunt của toà án dị giáo Tây Ban Nha thời xưa, khi 1 người chưa cần biết có là witch hay không chỉ cần bị cáo buộc là sẽ bị ném đá và hành quyết cho đến chết.
Nên nhớ cyber bullying (bắt nạt qua mạng) cũng kinh tởm chẳng khác gì bắt nạt ngoài đời.  Với #MeToo chỉ cần 1 hashtag và 1 câu chuyện không rõ ràng cũng đủ để một anh chàng điêu đứng và sự nghiệp tan nát. Như Catherine từng lo ngại rằng, giờ đây phụ nữ nhạy cảm quá mức, một lời nói tán tỉnh gió mây lãng mạn khi xưa vô hình chung sẽ bị hiểu nhầm là một hành động mang ý muốn xâm hại tình dục.
Vì mạng xã hội và sự cuống tín của đám đông một phong trào tốt đẹp có thể bị biến tướng. Và với thói đạo đức giả của thời đại chúng ta đang sống, những phong trào những mỹ từ được lồng ghép vào nhau kèm với sự lập lờ trong lập luận và cách truyền tải thì hệ quả là không hề nhỏ.
Catherine có thể đúng có thể sai nhưng rõ ràng Feminism đang có vấn đề và với sự cổ súy vô tội vạ của truyền thông cùng với Hollywood và ngành công nghiệp phim ảnh thì thảm họa đang đến gần, một tương lai mà phụ nữ nhìn những chàng trai như một vật hiến tế. Một lời nói và hành động nào đó cũng sẽ bị quy kết là xâm phạm tình dục, hạ thấp nhân phẩm phụ nữ và bị lên án kịch liệt.
Trong thời đại này phải chăng làm đàn ông khó khăn đến đến vậy sao ?


Trên là bài bạn tôi viết đăng facebook tại đây , thấy thú vị nên tôi post có sửa lại một chút trên spiderum để cùng tranh luận.

Còn dưới đây là tác phẩm biếm hoạ của nghệ sĩ đường phố Sabo, được dán khắp Los Angeles, thủ phủ của Hollywood, sau khi tin về vụ lạm dụng của Argento Asia bị phanh phui.




Los Angeles street artist Sabo plasters large posters of embattled actress and #MeToo activist Asia Argento, who has reportedly settled with an accuser who claimed she sexually assaulted him when he was underage. (Photo courtesy unsavoryagents.com)

My facebook: Gwens