Nguồn : Vozforums
Tác Giả Sưu Tầm : ___zak___


Một Số Lưu Ý :
+ Bài Viết Được Sưu Tầm Và Dịch Thuật
+ Bài Viết Không Mang Tính Chất Thương Mại
+ Chủ Biên Và Chủ Thread Không Chịu Trách Nhiệm Về Bất Cứ Bản Copy Hay Thương Mại Hóa
+ Nếu Copy Vui Lòng Dẫn Nguồn Như Một Cách Thức Thể Hiện Văn Minh, Xin Cảm Ơn
+ Nguồn Voz - Nếu Không Vào Được Thì Làm Theo Cách Này 

Những Chiếc Máy Bay Cổ Đại


Vật thể trong hình này đã được tìm thấy vào năm 1898 trong một ngôi mộ tại Saqquara, Ai Cập và sau đó đã được giám định độ tuổi vào khoảng 200 năm trước công nguyên. Ngày người ta khám phá ra nó, máy bay chưa được biết đến, nên nó đã được đặt tên là “con chim gỗ” và đã được cất trong tủ dưới kho của viện bảo tàng Cairo.

Nó đã được tái khám phá bởi Tiến sĩ Khalil Messiha, một chuyên gia nghiên cứu

các vật thể được làm bởi cổ nhân. Khám phá này quan trọng đến nỗi chính phủ Ai Cập đã triệu tập một hội đồng đặc biệt tập hợp những nhà khoa học hàng đầu để khảo sát nó.

Để làm sáng tỏ những lý do dẫn đến quyết định thành lập hội đồng, gần như chưa từng có trong lĩnh vực khảo cổ học, chúng ta hãy xem xét một số khía cạnh của mô hình. Mô hình này có tỷ lệ chính xác của một hình thức rất tiên tiến của “tàu lượn đẩy” (pusher-glider). Đây là loại tàu lượn sẽ ở lại trong khoảng không gần như tự mình nó – thậm chí là một động cơ rất nhỏ sẽ giữ cho nó đi ở tốc độ thấp, thấp nhất là 70 – 105 km/h, trong khi nó có thể mang một tải trọng rất lớn. Khả năng này phụ thuộc vào hình dạng kỳ lạ của đôi cánh và tỷ lệ của chúng. Các đỉnh của đôi cánh hướng xuống, một dạng cánh “Nhị Diện Nghịch” (reverse dihedral) như nó được gọi, là đặc điểm đằng sau khả năng này. Một loại tương tự của dạng cánh uốn cong đã được triển khai trên máy bay Concorde (máy bay chở khách siêu thanh thương mại thành công nhất từng hoạt động), cho phép một độ nâng tối đa mà không làm mất đi tốc độ của nó.

Trong bối cảnh đó, nó có vẻ khó tin rằng có một ai đó, hơn 2.000 năm trước đây, vì bất cứ lý do gì, đã phát minh ra một mô hình của một thiết bị bay với các tính năng cao cấp, đòi hỏi kiến thức khá sâu rộng về khí động học. Không có gì đã được biết đến như là máy bay trong thời gian này, các nhà khảo cổ học và sử học đã nói với chúng ta như vậy. Nhưng trường hợp này có vẻ là một ngoại lệ, tồn tại ngay trong lòng các mô hình cứng nhắc và thiếu sáng tạo của nền khoa học đương đại. Cần phải nhắc lại rằng ai cũng biết là người Ai Cập họ luôn tạo ra những mô hình với tỉ lệ thu nhỏ trước khi thực hiện một dự án hay công trình nào.

________


Chương 2 – Phần 20 (LSCKCTĐ) – Bằng chứng về kiến thức y tế cao cấp cổ xưa


Ngoài những công trình bí ẩn được làm từ đá, còn có những dấu hiệu được tiết lộ về những cuộc phẫu thuật rất tinh vi tân tiến đã được thực hiện trong quá khứ xa xôi. Đã có những phát hiện về nhiều hộp sọ đã bị khoan trám (trepanned) từ thời đồ đá. Khoan trám là một quá trình phẫu thuật rất tinh xảo và khó khăn. Richard Mooney giải thích quá trình này trong cuốn sách “Thuộc Địa Trái Đất” (Colony Earth) của ông:

“Khoan trám ngày nay là một quá trình phẫu thuật lấy đi một phần của lớp xương sọ, với mục đích làm giảm nhẹ áp lực tạo ra bởi một khối u hay một khối máu đông, hoặc loại bỏ những mảnh xương vụn do những vết nứt gãy xương sọ gây ra, và vùng trống đó sẽ được đóng lại bởi một miếng xương khác. Phẫu thuật này không đơn giản chút nào và nó đòi hỏi một trình độ cực cao để thực hiện. Thật khó mà tin được là người đồ đá, nếu họ thật sự là vậy, đã được cho là cực kì hoang dị, đã có thể tiến hành được những cuộc giải phẫu với các kĩ thuật thô sơ, những con dao bằng đá, không có thuốc mê, hay không hề có ý niệm gì về an toàn vệ sinh.”

Bằng chứng cho thấy rằng những người được giải phẫu vẫn tiếp tục sống nhiều năm sau đó. Điều này thật đáng ngạc nhiên vì nếu so ra với trình độ y tế thời gian gần đây thì những bệnh nhân trải qua quá trình khoan trám tương tự có cơ hội sống sót rất thấp vì những lý do như nhiễm trùng, hay nhiễm độc, và nhiều sự phức tạp khác liên quan tới phẫu thuật hộp sọ.

Vậy mà có những bằng chứng khác về khoan trám cổ xưa xuất hiện tại Liên Xô Cũ, những cuộc khám nghiệm về các hộp sọ được khai quật tại Ishtikunuy gần Hồ Sevan tại Armenia cho thấy một kĩ thuật rất cao tương tự về phẫu thuật hộp sọ đã được thực hiện hơn 4000 năm trước! Một bệnh nhân đã bị chấn thương sọ não rất trầm trọng và người bác sĩ giải phẫu đã khéo léo đắp vào chỗ nứt bằng một mảnh xương thú đã được đẽo gọt vừa khít tinh vi. Hộp sọ cho thấy những dấu hiệu rõ rệt những tế bào xương của bệnh nhân đã phát triển trở lại và bao bọc lấy mảnh xương trám, điều này giải thích một cách đầy đủ rằng người đó đã sống sót được một thời gian khá lâu sau cuộc giải phẫu.

Một hộp sọ tương tự được tìm thấy tiết lộ về một người phụ nữ cũng đã được giải phẫu để loại bỏ một vật thể rộng 2.5 cm đã đập thủng sọ cô ta, xuyên thấu trực tiếp vào não, sự việc đã được một nhà giải phẫu tài tình cắt quanh vật thể này và đã lấy ra được những mảnh xương vỡ vụn và sau đó đã đóng lại vết thương sử dụng một miếng xương thú. Những ca giải phẫu loại này có thể nói là cực kì phức tạp vì nó có liên quan tới giải phẫu não, chưa hết, sự phát triển của xương sau cuộc giải phẫu chứng tỏ rằng bệnh nhân thời tiền sử này đã vẫn có thể sống tiếp tục nhiều năm sau đó.

_____________



Chương 2 – Phần 19 (LSCKCTĐ) – Baalbek – Ngôi Đền Jupiter


Còn nhiều điều khác tuyệt vời hơn nữa con người đã đạt được trong quá khứ xa xăm.

Ở miền đông Li Băng (Lebanon) có một thành phố gọi là Baalbek. Nơi đây thật sự lưu giữ có thể nói là một lời tuyên bố hùng hồn, kì tuyệt nhất trái Đất về một tàn tích, nó có tên gọi là Đền Jupiter (Temple of Jupiter) (Jupiter là tên một vị Thần trong thần thoại La Mã. Sau này người ta dùng tên này đặt tên cho một hành tinh trong thái dương hệ, đó là Sao Mộc, Jupiter)

Trong khi đang cố gắng xác minh nguồn gốc đích thực của ngôi đền tại Baalbek này, giới hàn lâm đã nói với chúng ta rằng vào năm 27 trước công nguyên, Hoàng Đế La Mã Augustus có lẽ là đã đưa ra một quyết định không thể hiểu được về chuyện xây dựng một ngôi đền vĩ đại nhất, hùng hồn nhất, sang trọng nhất không thể chối cãi, tại một nơi không ai biết.

Tàn tích tại Baalbek hùng vĩ đến tuyệt đối, với một cái sân rộng lớn được xây cất trên một nền đất rộng mà ngày nay vẫn còn được ngăn đỡ bởi ba bức tường khổng lồ. Những bức tường ngăn này được hình thành từ 27 khối đá vôi, với kích thước lớn hơn bất kì khối đá vôi nào có thể được tìm thấy trên thế giới. Mỗi một khối đá nặng ít nhất là 300 tấn, và có ba khối đá nặng hơn 800 tấn. Ba khối đá này đã có được danh tiếng cho mình và thường được biết đến với tên gọi “Đại Tam Thạch” (Trilithon). Đại Tam Thạch trong những bức tường ngăn là ba trong bốn tảng đá lớn nhất từng được nhấc lên trong lịch sử.


Đền Jupiter thật sự là một trong những ngôi đền cổ ấn tượng nhất trên thế giới. Với kích thước 88×48 mét và đứng trên một nền tảng hay bục đài, để dẫn lên nó là một bậc thang mà diển tả nó thì chỉ có thể nói là thật sự hoành tráng. Bục đài này cao hơn 13 mét so với địa hình xung quanh.

Bây giờ nếu chúng ta thật sự nghĩ về tất cả những điều này và cân nhắc những sự kiện đã được chính thức chấp nhận trong một khung thời gian giới hàn lâm đã đưa ra về lịch sử, địa điểm được chọn cho Ngôi Đền Sao Mộc này là hoàn toàn vô lý, và chúng ta không thể tìm được lý do thích đáng nào tại sao Augustus lại chọn địa điểm tại Baalbek để xây một ngôi đền nguy nga đến thế.

Vào thời La Mã, Baalbek chỉ là một thành phố nhỏ nằm trên tuyến đường buôn bán tới Damascus. Nó không có một tầm quan trọng nào về tôn giáo hay văn hóa đối với La Mã ngoài việc là một khu vực chôn cất được yêu thích của những bộ tộc bản xứ. Dường như nó có vẻ hoàn toàn khó hiểu là tại sao một đế chế La Mã rất ích kỉ lại phải thật sự vất vả khó nhọc tạo ra một công trình kiến trúc tráng lệ và xa xỉ đến thế tại Li Băng – và tại một nơi như Baalbek cách rất xa La Mã. La Mã, nói cho cùng là một đế quốc cực kì tham lam, và họ đã từng cướp bóc rất nhiều kho tàng lịch sử của những nước khác, ví dụ như những cột tưởng niệm (obelisks) bên Ai Cập, và cũng ngay trong khoảng thời gian Đền Jupiter đang được xây dựng.


Sẽ hợp lý hơn rất nhiều khi phán đoán rằng Baalbek có thể đã từng có cái gì đó mà người La Mã ham muốn. Có thể là một cái gì đó mà không nơi nào, kể cả La Mã, có thể cho họ được. Nó có thể là lý do tại sao có rất nhiều người có ước nguyện muốn được chôn cất ở đó. Nhưng chúng ta lại được bảo rằng, bởi thế giới hàn lâm, không, ngôi đền chắc chắn là có nguồn gốc từ La Mã bất khả tranh luận.

Tuy nhiên, có nhiều vấn đề nghiêm trọng với tuyên bố này. Khi điều tra những khối đá trong những bức tường ngăn tại ngôi đền Baalbek này rõ ràng cho thấy chúng đã bị hao mòn hơn rất nhiều so với tàng tích của Đền Jupiter và hai ngôi đền La Mã khác cũng đã từng được xây lên tại nơi này. Vì đá xây lên những bức tường ngăn cũng cùng loại với ngôi đền, chúng ta có thể giả định hợp lý rằng những khối đá bị hao mòn hơn một cách tự nhiên lâu đời hơn.


Cũng hoàn toàn hợp lý để phán đoán rằng ngôi đền La Mã thật ra đã là một sự bổ sung vào một nền tảng đã từng tồn tại trước đó rất lâu, và điều này cũng giúp giải thích luôn tại sao một địa điểm hoang vu như vậy đã được chọn xây đền – bởi vì nó cung cấp cho Augustus một nền tảng có sẵn để trên đó ông có thể xây dựng được ngôi đền của ông.

Vấn đề thực sự rất đơn giản và rõ ràng. Điều khó hiểu là tại sao ý kiến về việc những bức tường và cái bục đài có thể đã được xây nên trước khi có ngôi đền lại bị giễu cợt bởi cộng đồng khảo cổ chính quy. Mức độ hao mòn đáng kể nhìn thấy được trên những tảng đá lớn của bức tường ngăn đã quá đủ đạt tiêu chuẩn là một bằng chứng về tuổi thọ lớn hơn nhiều Ngôi Đền Jupiter. Thật rõ ràng để hiểu được rằng nếu có một bằng chứng địa chất đáng kể đối nghịch lại với một lý thuyết vậy thì lý thuyết đó rõ ràng là không đúng.

Nhưng có đây chính là một vấn đề cho những học giả hàn lâm, bởi vì điều này tất nhiên có nghĩa là khi người La Mã xây dựng Đền Jupiter, nếu mà họ đã làm điều này dựa trên một nền móng đã được tạo ra trước đây bởi những ai đó xa xưa, những người mà cho tới giờ phút này vẫn còn chưa biết và tất nhiên là họ không muốn khơi dậy cái “Nền văn minh cổ xưa” đó lần nữa.


Một điểm đáng chú ý nữa là đế quốc La Mã khi xưa đã từng nổi tiếng về một chế độ độc tài kiêu ngạo, và chúng ta đã không tìm thấy một chứng cứ nào trong sổ sách La Mã về việc xây dựng những bức tường ngăn tuyệt kĩ này. Chỉ có những văn bản lưu lại về khả năng vận chuyển xuyên suốt triều đại của nhiều vị hoàng đế La Mã, tính luôn Augustus. Những hồ sơ này cho biết rõ ràng giới hạn về việc chuyên chở những khối đá lớn tại La Mã thời đó là chỉ hơn 300 tấn một chút, và chúng chỉ có thể thực hiện được với một mức độ khó khăn rất lớn. Ví dụ như cuộc vận chuyển Cột Tưởng Niệm Laterano (Laterano Obelisk) tới La Mã, từng được ăn mừng nhiệt liệt, đã là một phi vụ khó khăn và nguy hiểm không tả xiết, kế hoạch đã phải kéo dài qua 3 triều đại hoàng đế. Và hơn thế, chúng ta còn biết được rằng cuộc vận chuyển của những khối đá khủng 800 tấn tại Baalbek cho Ngôi Đền Jupiter không thấy được nhắc tới trong những sổ sách lưu trữ. Dữ kiện này ngay lập tức đã cho thấy nghi vấn.

Một điểm đáng ghi chú khác là trong triều đại của Augustus, người La Mã cũng đã biết về bê tông, và rất thường xử dụng nó. Đấu Trường La Mã Coliseum vẫn còn đứng vững tại Roma ngày nay là một ví dụ điển hình về kiến trúc bê tông La mã cổ điển. Chỉ đơn giản nó không phải là phong cách người La Mã xây dựng với những tảng đá khổng lồ. Thật sự thì không có một kiến trúc đá tảng nào từng xuất hiện trong suốt những triều đại La Mã. Một điều quan trọng khác nữa là Ptolemy sau này đã đặt tên cho Baalbek thành Thành Phố Mặt Trời (Heliopolis). Để một người như ông ta đặt một danh hiệu đặc biệt như vậy rõ ràng nói lên được tầm quan trọng của nơi này, nó phải là một nơi chốn thiêng liêng, và phải có một đặc điểm kiến trúc đặc thù hoặc một mối liên kết đáng kể với Thành Phố Mặt Trời Khác, cũng là một địa phận của Ptolemy tại Ai Cập.


Vẫn còn một chi tiết nữa: Năm 636, Đền Jupiter đã bị chiếm đóng bởi người Ả Rập và nó đã bị biến thành một pháo đài, đồng thời họ cũng đã sửa sang thêm vào nó. Nó có nghĩa là những khối đá được dùng bởi người Ả Rập được thêm vào 650 năm sau những tảng đá La Mã.

Theo truyền thuyết của dân bản địa, Baalbek có thể đã từng là một trung tâm tôn giáo thờ phượng Baal trong nền văn minh Phoenicia, và truyền thuyết Ả Rập bản xứ tương truyền rằng những tảng đá ngăn tường khổng lồ này đã có từ thời của Cain và Abel (2 anh em trong Thánh Kinh Cựu Ước). Những phiên bản khác nói rằng bục đài đã được xây dựng bởi các vị Thần thời xa xưa.

Gần lối vào phía nam của Baalbek là một mỏ đá, nơi đá đã được sử dụng cho các đền thờ và những bức tường được cắt ra. Không có bất kì dấu vết nào về một con đường hay lối vận chuyển có thể được tìm thấy giữa mỏ đá và ngôi đền. Điều này cũng nêu ra những câu hỏi về cách thức vận chuyển những khối đá tảng 800 tấn tới địa điểm xây dựng, nếu nó thật sự được vận chuyển.

Điều này chỉ có thể có hai nghĩa: Hoặc là những khối đá dựng tường đã từng được di chuyển vào một thời đại rất xa xôi đến nỗi mọi dấu vết về con đường đã biến mất. Hoặc là chẳng cần một con đường nào hết. Thật sự thì có một con đường cũng vô ích bởi chính cái sức nặng khủng khiếp của những khối đá. Nếu có một con đường cho một loại công trình như thế thì nền móng của nó phải cực kì vững chắc và chắc chắn là nó sẽ phải vẫn còn lưu lại dấu vết cho tới ngày nay. Vậy thì chúng được di chuyển thế nào?

Tại khu vực mỏ đá còn có một tảng đá nguyên vẹn đã được xử lý lớn nhất trái Đất. Nó có tên là “Tảng Đá Thai Phụ” (“Stone of the Pregnant Woman.”) Được ước lượng nặng khoảng 1000 tấn, với kích thước 21.5m x 4.8m x 4.2m. Với kĩ thuật ngày nay không gì có thể di chuyển nó được. Thực tế, phải cần 24 cần cẩu hạng nặng mới có thể chỉ nhấc nó lên được, nhưng di chuyển nó là điều không tưởng.